Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 79, 80: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 79, 80: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

NS:

NG: Tiết 79 + 80

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Hệ thống kiến thức cơ bản về cả 3 phần (đọc – hiểu VB; TV và TLV) trong SGK NV8 tập 1.

 - Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng NV đã học 1 cách tổng hợp, toàn diện theo ND và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.

 - Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt, ý thức làm bài kiểm tra,

 - Đánh giá được KQ học tập của bản thân.

B. CHUẨN BỊ:

 - G: giáo án; đề kiểm tra,.

 C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: Kiểm tra, đánh giá.

 - H: làm bài độc lập.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

III. NỘI DUNG BÀI MỚI:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 79, 80: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
Tiết 79 + 80
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Hệ thống kiến thức cơ bản về cả 3 phần (đọc – hiểu VB; TV và TLV) trong SGK NV8 tập 1.
 - Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng NV đã học 1 cách tổng hợp, toàn diện theo ND và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
 - Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt, ý thức làm bài kiểm tra,
 - Đánh giá được KQ học tập của bản thân.
B. chuẩn bị: 
 - G: giáo án; đề kiểm tra,...
 C. phương pháp: 
 - G: Kiểm tra, đánh giá.
 - H: làm bài độc lập...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
III. nội dung Bài mới: 
Đề bài
 Câu 1:
 a. Chép chính xác 2 khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận?
 - Em hiểu câu thơ: “Ta kéo xăn tay chùm cá nặng” ntn?
 b. Đặc sắc của truyện ngắn “Làng” thể hiện ở cách XD tình huống độc đáo. Đó là tình huống nào? Vì sao?
 c. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là ai? TG MT nhân vật này từ điểm nhìn nào?
 Câu 2:
 a. Từ “xuân” trong 2 câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩâ chuyển? Nêu nghĩa của mỗi từ “xuân” ấy?
 1. Làn thu thuỷ nét xuân sơn.
 2. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
 b. Trong đoạn câu sau “ Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?... Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái nước Việt gian bán nước..., TG SD HT ngôn ngữ nào để MT nội tâm nhân vật? TD của HT đó?
 Câu 3: 
 Tâm trạng của em sau khi để xảy ra 1 chuyện có lỗi đối với bạn.
Đáp án - biểu điểm
 Câu 1:
 HS trả lời đúng, mỗi ý cho 0,5 điểm: 4 ý x 0,5 = 2 điểm.
 a. Chép đúng hoàn toàn: 0,5 điểm (nếu chép sai từ 1 -> 3 lỗi: trừ 0,25 điểm).
 Câu thơ Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng đặc tả những cánh tay rắn chắc, đó là động tác kéo lưới căng, khoẻ, đẹp của ngư dân.
 b. Tình huống trong truyện ngắn Làng: ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. TG đặt nhân vật trước 1 tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc TC yêu làng, yêu nước của ông Hai.
 c. Anh thanh niên là nhân vật chính trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Nhân vật này hiện lên qua điểm nhìn, suy nghĩ, đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô gái.
 Câu 2:
 a. HS xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển và nghĩa của từ “xuân” trong 2 trường hợp đã cho:
 - Từ “xuân” (1): nghĩa gốc => chỉ mùa xuân.
 - Từ “xuân” (2): nghĩa chuyển => chỉ tuổi trẻ (tuổi xuân).
 2 ý x 0,5 điểm = 1 điểm.
 b. Đoạn câu trên TG SD HT ngôn ngữ độc thoại nội tâm, qua đó làm nổi bật nỗi tủi thân, cực nhục và đau khổ của ông Hai trước cái tin làng miình theo giặc.
 2 ý x 0,5 điểm = 1 điểm.
 Câu 3: 
 1. ND: HS biết vận dụng những kiến thức đã học để viết bài văn TS có SD các YT MT nội tâm và NL.
 ND chính kể lại việc mình gây ra chho bạn, khiến bạn buồn khổ (chú ý nói rõ thời gian, nơi chốn xảy ra, sự việc diễn ra ntn? Bản thân đã ân hận, dằn vặt băn khoăn ntn? Từ câu chuyện em rút ra bài học gì?...); những suy nghĩ, dằn vặt, cản trở và rút ra bài học cho mình.
 2. HT: Bài viết đảm bảo bố cục đầy đủ 3 phần theo đúng kiểu bài TS Lời kể tự nhiên, diễn đạt linh hoạt, cảm xúc chân thành.
 Trình bày rõ ràng, sạch, viết đúng chính tả.
 * Biểu điểm:
 - Điểm 5 – 6: Hiểu đề. Bài viết tốt, ND sâu sắc. Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả.
 - Diểm 3 – 4: Hiểu đề. Bài viết đã kể được câu chuyện có lỗi với bạn, song chưa sâu. Lời văn tự nhiên, chân thành. Đôi chỗ diễn đạt thiếu mạch lạc, dùng từ chưa chính xác. Trình bày rõ ràng, sai chính tả từ 3 -> 5 lỗi.
 - Điểm 1 – 2: Chưa nắm chắc về cách làm bài văn TS. Bài viết lan man, diễn đạt quá yếu. Không biết cách trình bày bài.
IV. Củng cố: 
 - GV thu bài và NX tiết học.
V. Hướng dẫn: 
 - Làm lại bài và xem toàn bộ kiến thức HKI.
 - Soạn bài: Xem lại bài kiểm tra TV.
E. Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • doc79+80-KIEM TRA TONG HOP HKI.doc