NS:
NG: Tiết 88
Tiếng Viêt
Trả bài kiểm tra văn
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.
- Nắm vững hơn các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15).
- Ôn tập, KT kiến thức và kĩ năng viết văn mà HS đã học ở HKI.
- Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt, ý thức làm bài kiểm tra,
- Đánh giá được KQ học tập của bản thân về tri thức, kĩ năng, thái độ, để có định hướng khắc phục những điểm còn yếu.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: giáo án; bài kiểm tra của HS,.
- HS:
C. PHƯƠNG PHÁP:
- GV: vấn đáp; thuyết trình,
- HS: hoạt động nhóm; .
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. ỔN ĐỊNH LỚP:
II. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
NS: NG: Tiết 88 Tiếng Viêt Trả bài kiểm tra văn A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS. - Nắm vững hơn các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15). - Ôn tập, KT kiến thức và kĩ năng viết văn mà HS đã học ở HKI. - Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt, ý thức làm bài kiểm tra, - Đánh giá được KQ học tập của bản thân về tri thức, kĩ năng, thái độ, để có định hướng khắc phục những điểm còn yếu. B. chuẩn bị: - GV: giáo án; bài kiểm tra của HS,... - HS: C. phương pháp: - GV: vấn đáp; thuyết trình, - HS: hoạt động nhóm;. D. Tiến trình giờ dạy: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. III. nội dung Bài mới: Đề bài Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm – mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án em cho là đúng. Văn bản “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu 1: Đoạn trích có mấy nhân vật chính? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 2: Người kể chuyện trong đoạn trích là ai? A. Ông Sáu. B. Mẹ bé Thu. C. Bé Thu. D. Bạn ông Sáu. Câu 3: Nhân vật bé Thu trong văn bản gặp cha sau khoảng thời gian xa cách là bao lâu? A. Hai năm. B. Bốn năm. C. Sáu năm. D. Tám năm. Câu 4: Văn bản được sáng tác trong thời kì nào? A. Kháng chiến chống pháp. B. Kháng chiến chống Mĩ. C. Chống quân xâm lược Nguyên Mông. Câu 5: Lí do chính để bé Thu không tin ông Sáu là ba của nó? A. Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất hình cha. B. Vì ông Sáu không hiền như trước. C. Vì mặt ông Sáu có thêm vết thẹo. D. Vì ông Sáu già hơn trước. Câu 6: Văn bản tập trung miêu tả tình người chủ yếu ở phương diện tình cảm nào? A. Tình mẫu tử (mẹ – con). B. Tình bà, cháu. C. Tình phụ tử (cha – con). D. Tình ông, cháu. Câu 7: Ngôn ngữ sáng tác trong truyện gần với khẩu ngữ và mang đậm mầu sắc vùng nào của nước ta? A. Bắc bộ. B. Trung bộ. C. Nam bộ. Câu 8: Người kể chuyện trong tác phẩm là bạn của ông Sáu. Điều đó có tác dụng? A. Vừa dẫn dắt câu chuyện được khách quan, vừa bày tỏ thái độ, tình cảm đối với các nhân vật trong truyện. B. Làm cho câu chuyện kể trở nên gần gũi, đáng tin cậy và xúc động. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 9: Nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện? A. Xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, có nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. B. Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tính cách và tâm lí. C. Xây dựng được nhân vật người kể chuyện thích hợp. D. Nghệ thuật tả cảnh và độc thoại nội tâm đặc sắc. Câu 10: Vì sao cây lược lại có một ý nghĩa quý giá, thiêng liêng đối với ông Sáu? A. Vì nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con trong xa cách. B. Vì ông đã mất bao nhiêu công sức và thời gian để làm ra chiếc lược. C. Vì lúc bấy giờ việc có được cây lược làm bằng ngà voi là vô cùng hiếm hoi. Câu 11: Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật này? A. Xúc động nghẹn ngào. B. Đau đớn đến tột cùng. C. Sung sướng đến khó tả. D. Giận giữ, phẫn uất. Câu 12: Truyện gợi cho chúng ta điều gì? A. Tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu. B. Nỗi đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Em hãy nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”? Câu 2 (5 điểm) Kể nội dung tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long bằng lời kể của cô gái từ lúc gặp anh thanh niên tới lúc chia tay. Đáp án – biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm – mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D D B C C C C D A A A; B Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) * TG: Cù Huy Cận (1919 – 2005). – (0,25 điểm). - Ông tham gia CM từ năm 1945 và sau CMT8 từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền CM, đồng thời là 1 trong những nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại VN. – (0,5 điểm). - Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về VHNT (năm 1996). – (0,25 điểm). * TP: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác tháng 11 năm 1958, (khi đất nước ta đã kết thúc cuộc KC chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào cuộc sống mới) trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ được in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. – (1 điểm). Câu 2 (5 điểm) - HS kể lại được câu chuyện với ngôi thứ nhất – cô kĩ sư trẻ. - YC: đảm bảo ND câu chuyện từ lúc cô kĩ sư gặp anh thanh niên đến lúc chia tay. + Không mắc lỗi chính tả; lỗi câu, từ; lỗi diễn đạt; - Biểu điểm: + HT: 0,5 điểm. + ND: 3 điểm. + Sáng tạo: 0,5 điểm. TRả bài I. Nhận xét: - Phần trắc nghiệm đa số các em làm đúng và biết cách làm. - Câu 2 của phần tự luận phần lớn các em không làm được. Bởi cá em không nắm chắc ND của VB. II. Chữa bài: - 1 bàn 1 nhóm thảo luận và sửa chữa. - YC: đọc kĩ bài làm của mình, xem NX của thầy giáo ở trong bài. Đối chiếu với YC về ND và HT của bài kiểm tra mà thầy giáo đã nêu, nhận ra những chỗ đã đúng và những điểm còn thiếu xót trong bài. IV. Củng cố: - G chốt lại những lỗi mà HS thường hay mắc trong bài kiểm tra này. - G thu bài và NX tiết học. V. Hướng dẫn: - Làm lại bài và xem phần thơ và truyện hiện đại (cả về TG và TP). - Soạn bài: Tập làm thơ 8 chữ. E. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: