Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 175 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 175 năm 2010

Tiết 91 – 92

 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 ( Chu Quang Tiềm )

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

 1. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

 2. Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài “Khởi ngữ” với tập làm 8 làm phép phân tích và tổng hợp.

 3. Rèn luyện kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 HĐ1. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh.

 HĐ2.Dạy học bài mới

Giới thiệu bài:

- Đối với mỗi người chúng ta sách là một người bạn lớn. Sách luôn là người bạn quý và hữu ích với tất cả mọi người. Sách cần thiết với mọi người như thế nào và cần phải đọc sách. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ.

 

doc 124 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 175 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Thứ 7 ngày 2 tháng 1 năm 2010
Tiết 91 – 92 
 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH 
 	 	 ( Chu Quang Tiềm )
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
	1. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
	2. Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài “Khởi ngữ” với tập làm 8 làm phép phân tích và tổng hợp.
	3. Rèn luyện kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
	HĐ1. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh.
 HĐ2.Dạy học bài mới
Giới thiệu bài:
- Đối với mỗi người chúng ta sách là một người bạn lớn. Sách luôn là người bạn quý và hữu ích với tất cả mọi người. Sách cần thiết với mọi người như thế nào và cần phải đọc sách. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ.
 I. Đọc tìm hiểu chung về văn bản
?Dựa vào chú thích, cho biết xuất xứ của văn bản?
? Bố cục văn bản như thế nào?
? Văn bản viết theo ptbđ chính nào? Vì sao em biết?
1. Xuất xứ
+ Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) , quê ở Đông Thành- An Huy,TQ
+ Là nhà sử học và lý luận văn học nổi tiếng 
+ Tác phẩm: Gồm có “Thi luận”(1945), “Đàm tu dưỡng”(1946)
+ Văn bản: Trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”.
2. Đọc, giải thích từ khó:
3. Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu -> "phát hiện thế giới mới": Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Phần 2: Tiếp đó -> “tiêu hao lực lượng”: Các khó khăn dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
+ Phần 3: Còn lại – Bàn về phương pháp đọc sách.
4. Phương thức biểu đạt: PT chính là nghị luận
	II. Tìm hiểu chi tiết
	 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
- Học sinh đọc lại đoạn văn
? Theo tg, sách có ý nghĩa như thế nào?
? Đọc sách có ý nghĩa như thế nào?
? Tác giả đã lí giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn trên? Tác dụng?
- Ý nghĩa của sách: sách đã ghi chép, cô đúc lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Những cuốn sách có giá trị có thể đem lại những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại. Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay.
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Coi thường sách, không đọc sách là xoá bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuẩn.
+ Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ.
+ Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa trên con đường học tập, phát triển thế giới.
- Cách lập luận chặt chẽ, thấu tình đạt lí, kín kẽ (Để lí giải vấn đề tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách, tác giả đã đặt nó trong mối quan hệ với học vấn của con người, trả lời các câu hỏi đọc sách để làm gì, vì sao phải đọc sách).
Tác dụng: Giúp người đọc thấm thía được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của việc đọc sách.
(Hết tiết 1)
Chuyển tiếp: Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng song tác giả không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách. Ông đã chỉ ra hạn chế trong sự phát triển, hay trở ngại trong nghiên cứu trau dồi học vấn, trong đọc sách. Điều đó sẽ được thể hiện trong phần thứ hai của bài văn.
 2. Những khó khăn của việc đọc sách
* Học sinh đọc đoạn văn.
? Tác giả đã chỉ ra hai cái hại trong việc đọc sách hiện nay là gì?
? Để thấy được cái hại đó tác giả dã so sánh với cách đọc sách của người xưa như thế nào?
? Tác giả đã chỉ ra cái hại của việc đọc sách nhiều mà không chọn lọc như thế nào?
?Tác giả đã chỉ ra cái hại thứ hai là gì?
?Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi rõ tầm quan của của đọc sách?
* Học sinh đọc đoạn văn
? Cách chọn sách mà tg đưa ra là gì? Theo em có đúng không?
? Theo tác giả cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào?
? Theo tác giả đọc hời hợt có tác hại như thế nào?
? Trong bài văn tác giả còn chỉ ra mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với việc đọc sách như thế nào?
( Liên hệ với bài " Bàn về phép học"- La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ).
? Em có nhận xét gì cách viết của tác giả trong đoạn văn trên?
- Hai cái hại của việc đọc sách trong tình hình hiện nay là:
+ Cái hại thứ nhất: Sách quá nhiều kiến người đọc không chuyên sâu nghĩa là ham đọc nhiều mà không thể đọc kĩ chỉ đọc qua, hời hợt nên liếc qua nhiều mà chẳng hiểu được bao nhiêu.
 So sánh người xưa: Đọc kỹ càng, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ. Đọc ít mà hiểu sâu, nhớ kỹ – lí do: sách ít, thời gian nhiều. 
-> Cái hại: vô bổ, lãng phí rhời gian và công sức. Cách đọc sách ấy cũng như việc ăn uống vội vã, ăn tươi nuốt sống các thứ không tiêu hoá được tích càng nhiều càng hay sinh bệnh. Thói xấu hư danh, nông cạn do đọc nhiều mà dối, đọc để khoe khoang. Đọc lấy được, ăn tươi nuốt sống cũng từ đó mà ra.
+ Cái hại thứ hai: Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng, chọn lầm, chọn sai phải những cuốn sách nhạt nhẽo tầm phào vô bổ, thậm chí những cuốn sách độc hại.
 Dùng biện pháp so sánh: Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận càng đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cả mặt trận xung yếu – cách so sánh xác thực, lí thú.
3. Cách chọn và cách đọc sách:
a. Cách chọn sách
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều tìm được những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân. Chọn lọc có mục đích, định hướng rõ ràng kiên định không tuỳ hứng nhất thời.
- Sách chọn nên hướng vào hai loại:
+ Loại phổ thông
+ Sách chuyên môn
b. Cách đọc:
- Cách đọc sách đúng đắn
+ Đọc kĩ, đọc đi đọc lại, đọc nhiều lần, đến thuộc lòng.
+ Đọc với sự say mê, nghẫm nghĩ suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ kiên định mục đích.
+ Nếu đọc hời hợt: Tác hại như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa, ý loạn, tay không mà về như trọc phú khoe của, lừa mình dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.
- Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với việc đọc sách.
+ Nếu chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng quên hoặc coi thường học vấn phổ thông để trở thành phiến diện, khép kín.
+ Nếu chỉ đào sâu học vấn chuyên môn thì càng sâu càng như đi vào sừng trâu, càng chui vào càng hẹp và cuối cùng tắc tị. Không hết rộng không thể chuyên sâu. Trước hết hãy biết rộng rồi sau mới đi sâu.
-> Nghệ thuật nghị luận: Dùng lối nói nhân hoá trong sách; Cách diễn đạt rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục
 III. Tổng kết:
- Học sinh đọc phần ghi nhớ
- Qua bài văn em thấm thía nhất điều gì?
- Nghệ thuật bài văn có gì nổi bật?
1- Nội dung: - Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn
+ Phải biết chọn sách mà đọc
+ Cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, giữa đọc sách thường với sách chuyên môn.
+ Việc đọc sách phải có kế hoạch có mục đích kiên định không thể tuỳ hứng phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
2- Nghệ thuật:
+ Luận điểm sáng rõ, lô gíc, lập luận chặt chẽ, kín kẽ, lối văn bình dị, xen hình ảnh thú vị
 IV. Luyện tập
- Hãy viết một đoạn văn nói lên điều em thấm thía nhất sau khi đọc bài văn trên.
 (Học sinh viết, giáo viên gọi hai em lên trình bày sau đó giáo viên nhận xét, sửa chữa.)
	HĐ3. Hướng đẫn học bài ở nhà:
- Đọc kĩ văn bản, học kiến thức đã học
- Soạn bài: Khởi ngữ
*****
Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010
Tiết 93: KHỞI NGỮ
 A. Mục đích cần đạt:
1. Giúp học sinh nắm được khái niệm khởi ngữ.
2. Tích hợp với văn qua văn bản “Bàn về đọc sách” với tập làm văn ở bài phép phân tích và tổng hợp.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện khởi ngữ và tận dụng khởi ngữ trong nói, viết.	
 B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 	HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu chương trình Tiếng Việt ở học kì I. 
- Hướng dẫn học sinh phương pháp học Tiếng Việt.
	HĐ2: Dạy học bài mới
	I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
? Đọc ví dụ và xác định chủ ngữ trong các câu?
? Trước các từ ngữ không phải là CN có thể thêm những từ ngữ nào?
? Những từ ngữ ấy người ta gọi là thành phần khởi ngữ. Vậy khởi ngữ là gì?
* Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa và làm bài tập nhanh.
? Thử đặt câu có thành phần khởi ngữ?
VD1( sgk) 
a. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. 
	 Kn- lặp lại y nguyên ở phần CN của câu
b. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
 Kn- lặp lại y nguyên ở phần VN
c. Về các thể văn trong trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiéu giàu và đẹp.
 Kn lặp lại bằng một từ thay thế(nó) ở nòng cốt câu.
VD2. Trước các từ ngữ nói trên có thể thêm các từ:
	a. (Còn) anh
	b. (Về) giàu.
=> Ghi nhớ (sgk):
- Là thành phần phụ của câu. Nêu lên đề tài được nói tới trong câu, có tác dụng nhấn mạnh
- Dễ dàng thêm các từ: còn, về ( phía trước), thì ( phía sau)
BT nhanh: Xác định câu có khởi ngữ và quan hệ giữa khởi ngữ với nòng cốt câu
a.Tôi đọc quyển sách này rồi.
b. Quyển sách này tôi đọc rồi.
c. Quyển sách này tôi đọc nó rồi.
d. Kiện ở huyện, bất quá mình tôt slễ, quan trên mới xử cho được.(Kiện ở huyện- quan xử kiện)
	II. Luyện tập:
 Bài 1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích:
	a. Điều này
	b. Đối với chúng mình
	c. Một mình
	d. Làm khí tượng
	e. Đối với cháu
 Bài 2. Chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ:
	a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm
	-> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
	b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được
	-> Hiểu thì tôi hiểu rồi. Nhưng giải thì tôi chưa giải được
	HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà: 
 - Học thuộc phần ghi nhớ
	- Làm bài tập thêm: Viết đoạn văn có sử dụng hai câu có khởi ngữ
	- Chuẩn bị bài: Phép phân tích và tổng hợp
*****
Thứ 4 ngày 6 tháng 1 năm 2010
Tiết 94 : PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
	A. Mục đích cần đạt:
1. Kiến thức: Nắm được khái niệm phân tích và tổng hợp.
2. Tích hợp với văn qua văn bản “Bàn về đọc sách” với tiếng việt ở bài “Khởi ngữ”.
3. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân phân tích và tổng hợp trong khi nói viết
	B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Dạy học bài mới
	I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp: 
* Học sinh đọc văn bản
? Thông qua một loạt dẫn chứng ở đoạn mở bài tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì?
- Để làm rõ hai luận điểm trên tác giả đã sử dụng phép lập luận như thế nào?
? Để chốt lại vấn đề tác giả dùng phép lập luận như thế nào?
? Theo em phép phân tích, tổng hợp trên có tác dụng gì?
VD: Văn bản: Trang phục
- Vấn đề: ăn mặc chỉnh tề. Cụ thể đó là sự đồng bộ hài hòa giữa quần áo với giày, tất trong trang phục của con người.
- Hai luận điểm chính:
+ Trang phục phải hợp với hoàn cảnh tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hoá xã hội.
+ Trang phục phải hợp với đạo đức tức là giản dị và hài hoà với môi trường sống xung quanh.
*Phép lập luận phân tích
a. Luận điểm 1: ăn cho mình mặc cho người
- C ... ể hiện những suy ngẫm, triết lí của một tác phẩm thơ đã học mà em thích, trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về những câu thơ đó.
II. Đáp án biểu điểm
Câu 1:
- Kể tên và sắp xếp xếp chính xác 11 tác phẩm thơ (có nêu tác giả) đã học vào những giai đoạn cụ thể. Sai 1 tác phẩm về tác giả hoặc giai đoạn đều trừ 0,1 điểm.
 + 1945 – 1954: Đồng chí( Chính Hữu)
	+ 1954 – 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.
	+ 1964 – 1975: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
	+ Sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.
Câu 2: 
* Nhận xét chung được thơ ca có nội dung phong phú(0,5 điểm)
* Nêu được các nội dung cơ bản sau ( mỗi ý nhỏ là 0,5 điểm)
- Phản ánh hiện thực:
+ Đất nước và con người Việt nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ với nhiều gian khổ hi sinh nhưng rất anh hùng.
+ Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người.
- Thể hiện những tình cảm:
+ Tình cảm yêu nước tình yêu quê hương
+ Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ.
+ Những tình cảm bền chặt của con người: Tình mẹ con, tình bà cháu trong sự thống nhất hoà đồng với những tình cảm chung rộng lớn.
Câu 3: 
- Học sinh chép chính xác những câu thơ trong “ Mùa xuân nho nhỏ”, hoặc “ Con cò”, “ánh trăng” và nêu tên tác giả, bài thơ (1,0 điểm)
- Viết được đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày những cảm nhận về nội dung nghệ thuật của những câu thơ đó, nhất là nhấn mạnh được chất suy tư, triết lí,bài học rút ra( 4,0 điểm). Giáo viên chấm điểm linh hoạt dựa trên cơ sở bài viết của HS.
III. Nhận xét bài làm và trả bài
- Câu 1: Cơ bản học sinh nắm được kiến thức về các tác phẩm thơ đã học và làm đúng yêu cầu. Bên cạnh đó có một số nhầm lẫn sang kiến thức thơ trung đại, truyện thơ trung đại ( Khánh Huyền, Vân Anh, Tiến Đức)
- Câu 2: Chỉ một số học sinh học lại bài ôn tập, biết hệ thống khái quát các nội dung cơ bản của thơ Việt Nam hiện đại. Còn lại chỉ mang tính liệt kê nội dung cảu từng tác phẩm.
- Câu 3: Một số hiểu đề chép đúng những câu thơ mang tính triết lí trong một bài thơ cụ thể và viết đoạn văn khá tốt cảm nhận về những câu thơ đó.
Một số hiểu sai đề, chép tất cả những câu thơ có tính triết lí ở mọi bài thơ đã học. Như vậy vừa sai đề, vừa mất thời gian.
Kết quả:
Lớp
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
9C
8
26
4
9D
12
26
3
Bài 2 ( Tiết 155- Kiểm tra Văn)
I. Đề ra:
Câu 1: Truyện ngắn nào viết về đề tài người nông dân Việt Nam trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp? Cho biết tác giả và năm ra đời của truyện ngắn đó?
Câu 2: Nêu điểm giống nhau về nghệ thuật của văn bản “ Chiếc lược ngà” ( Nguyễn Quang Sáng) và “ Làng” ( Kim Lân).
Câu 3: Nêu bài học rút ra từ văn bản “ Bến quê” ( Nguyễn Minh Châu)
Câu 4: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 đến 15 dòng nói về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam được thể hiện qua các văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã học.
II. Đáp án và biểu điểm
Câu 1 (1,5 đ)
- Truyện ngắn “ Làng” (0,5)
- Tác giả Kim Lân (0,5)
- Năm sáng tác 1948 ( 0,5)
Câu 2 (1,0)
- Nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ làm nổi bật diễn biến tâm lí và tính cách nhân vật (0,5)
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc (0,5).
Câu 3(1,5): Bài học rút ra từ văn bản “ Bến quê”:
- Yêu mến, trân trọng những vẻ đẹp bình dị,gần gũi quen thuộc và những giá trị bền vững của cuộc sống(0,75).
- Biết nhận ra những vòng vèo, cám dỗ của cuộc sống và có ý chí nghị lực để vượt qua những điều vòng vèo đó để hướng tới những gì tốt đẹp của cuộc sống (0,75)
Câu 4(6,0): 
- Viết đúng hình thức một đoạn văn, với độ dài quy định, có câu chủ đề đứng đầu đoạn (1,5)
- Trình bày được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến và lao động sản xuất (4,5).
+ Là những chàng trai cô gái có lí tưởng sống cao đẹp, yêu nước và cống hiến hết sức mình cho đất nước bằng sức trẻ và làng nhiệt huyết(1,0).
+ Có ý chí nghị lực phi thường, có quyết tâm cao để hoàn thành nhiệm vụ(1,0).
+ Luôn biết làm đẹp cho cuộc sống của mình bằng tâm hồn lạc quan, lãng mạn và tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ với mọi người(1,0)..
+ Hoàn cảnh công việc khác nhau nên họ có những nét riêng: Anh thanh niên thông minh sáng tạo, những nữ thanh niên xung phong dũng cảm gan dạ(1,0)
III. Nhận xét và trả bài
- Câu 1: 100% làm đúng yêu cầu
- Câu 2: 100% nêu đúng nghệ thuật tiêu biểu của hai tác phẩm, tuy nhiên một số nêu không thạt đầy đủ: Ví dụ, chỉ nêu là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng tình huống truyện mà không nhậ xét thành công như thế nào ( tinh tế, sâu sắc; tình huống thì bất ngờ)
- Câu 3: Nêu đúng những bài học rút ra. Một số nêu dài, lặp.
- Câu 4: Viết đúng hình thức một đoạn văn. Nhưng một số chưa biết hệ thống khái quát những vẻ đẹp chung của thế hệ trẻ mà chỉ mang tính liệt kê vẻ đẹp từng nhân vật.
Kết quả:
Lớp
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
9C
10
25
3
9D
15
24
2
Bài 3 ( Tiết 157- Kiểm tra Tiếng Việt)
I. Đề ra
Câu 1:Trong câu văn: “ Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước.”( Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)
a. Từ “im lặng” “nghỉ ngơi” vốn thuộc từ loại nào, và đã được tác giả sử dụng như những từ thuộc từ loại nào? Vì sao em biết?
b. Câu văn là thuộc kiểu câu gì xét về cấu tạo ngữ pháp? Vì sao?
c. Viết ra thành phần trạng ngữ, phụ chú có trong câu văn trên.
d. Viết ra hai cụm danh từ, hai cụm động từ có trong câu văn trên và gạch chân dưới phần trung tâm.
Câu 2: Viết một đoạn văn diễn dịch ngắn nói về lòng yêu nước của nhân dân ta thể hiện qua một số truyện ngắn hiện đại đã học có sử dụng câu cảm thán, câu cầu khiến (chỉ rõ)
II. Đáp án và biểu điểm
Câu 1(5 điểm)
a. Các từ đó vốn thuộc từ loại động từ (0,25), ở đây dược tác giả sử dụng như những từ thuộc từ loại danh từ(0,25), vì trước những từ đó có các danh từ “cái”, “chuyện”(0,5).
b. Câu văn thuộc kiểu câu đặc biệt(0,5), vì về nội nó dùng để chỉ sự tồn tại(0,25), về cấu tạo ngữ pháp thì ta không xác định được thành phần CN, VN(0,25).
c. Thành phần trạng ngữ gồm: Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa (0,5); Thành phần phụ chú là: Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi(0,5).
d. Các cụm danh từ và phần trung tâm của nó là: Cái im lặng của Sa Pa, những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa.( hoặc : Những con người)- (1,0)
Cụm động từ là: Nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người đã làm việc và lo nghĩ cho đất nước ( hoặc: đã làm việc và lo nghĩ cho đất nước)- (1,0)
Câu 2(5,0 đ): Viết đúng đoạn văn có nội dung nói về lòng yêu nước của nhân dân ta thể hiên qua một số truyện ngắn hiện đại đã học: ở tình cảm chân thành ủng hộ cách mạng, ủng hộ Bác Hồ; hay ở những cống hiến hi sinh cho đất nước trong chiến đấu và trong laô động sản xuất (qua các nhân vật như ông Hai, anh Sáu, những nữ thanh niên xung phong, anh thanh niên...)
- Có câu nêu nội dung đứng đầu đoạn (1,0)
- Có câu cảm thán và gạch chân (1,0): có thể bày tỏ thái độ, cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của họ.
- Có câu cầu khiến và gạch chân ( 1,0)- có thể là lời khuyên, là lời nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay hãy biết sống uống nước nhớ nguồn, có lí tưởng, biết cống hiến,
III. Nhận xét và trả bài
Câu 1:
a. Cả hai lớp đều làm đúng yêu cầu và đạt điểm tối đa
b. Cả hai lớp chỉ có bạn Nguyễn Đình Tài làm đúng, còn lại làm sai kiểu câu.
c. Nắm được các thành phần câu những xác định chưa thật đầy đủ, chính xác. Có em chép ra thiếu một vài từ, thiếu một thành phần phụ chú ( Ngời ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi)
d. Một số kiến thức về cụm danh từ và cụm động từ còn rất mơ hồ, xác định lẫn lộn, sai sót, thậm chí còn nhầm cả những từ ngữ đã coi như danh từ ở mục (a)
Câu 2: Nắm được nội dung và viết đúng theo yêu cầu. Có những HS đã biét vận dụng khéo léo cách viết của Bác Hồ trong bài “ Tinh thân yêu nước của nhân dân ta” nhìn chung khá thuyết phục. Còn một số vẫn nhầm lần kiến thức, chọn dẫn chứng phân tichs, chứng minh không tiêu biểu, sát hợp
Kết quả:
Lớp
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
9C
15
21
2
9D
18
21
2
 Thứ 3 ngày 18 tháng 5 năm 2010
Tiết 175 : TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP 
A. Mục tiêu cần đạt
- Qua trả bài giúp học sinh thấy dược những ưu nhược trong bài làm của mình, từ đó biết cách khắc phục sửa chữa
- Nắm vững hơn những kiến thức cơ bản
B. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
HĐ1: Chữa bài kiểm tra
Câu 1(2,0 điểm)
a. Phép lặp (0,25) : “nó” ở câu 2,3,4 (0,25) và “Cơm sôi” ở câu 1,3 (0,25)
b. Câu 2 là câu ghép (0,25), quan hệ giữa các vế câu “nó hơi sợ, nó nhìn xuống, nó lại nhìn lên” là quan hệ liệt kê nối tiếp (0,5)
c. Từ láy toàn bộ : sùng sục (0,5)
Câu 2(3,0điểm)
- Viết đúng hình thức một đoạn văn nghị luận trôi chảy, lập luận chặt chẽ, với nội dung bàn về bài học rút ra từ “Ánh trăng”: bài học về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân tình ân nghĩa với quá khứ, với mọi người trong cuộc sống; ý thức tự thức tỉnh để hoàn thiện bản thân
+ Đó là bài học đạo lí đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa lâu dài trong cuộc sống
+ Thực tế, có rất nhiều biểu hiện chứng tỏ nhân dân ta có thái đọ sống đúng đắn như vậy.
+ Một số ít, nhất là lớp trẻ còn sống quá hời hợt, lãng quên quá khứ, vô tình vô nghĩa với mọi người.
Câu 3(5,0 điểm)
- Viết đúng một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học, kiến thức chính xác, diễn đạt trôi chảy có cảm xúc, không sai lỗi diễn đạt.
- Về nội dung:
+ Nhận xét và phân tích ngắn gọn được những tính cách tiêu biểu của nhân vật bé Thu: Yêu thương ba chân thành sâu sắc, mãnh liệt; có cá tính, hơi bướng bỉnh, thông minh đáo để một cách dễ thương; hồn nhiên ngây thơ
+ Nhận xét và phân tích được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc qua từng tình huống khoảnh khắc thời gian cụ thể, với những biểu hiện của lời nói, thái độ cử chỉ, hành động nhân vậtTừ cách miêu tả tâm lí đó mà tác giả làm nổi bật được những tình cảm, tính cách nhân vật .Chứng tỏ sự am hiểu, lòng cảm thương, yêu mến của tác giả đối với nhân vật. 
HĐ2: Nhận xét và trả bài
Câu 1: Nhìn chung làm đúng yêu cầu đề ra. Một số trường hợp làm thiếu ở ý (a) là không xác định được cụ thể sự liên kết giữa câu nào với câu nào, bằng phương tiện gì, mà chỉ trả lời chung chung; một số làm sai ở ý (c), không xác định được từ láy toàn bộ nào.
Câu 2: Hiểu và viết đúng đoạn văn. Tuy nhiên nội dung chưa sâu sắc hoặc chưa đầy đủ, có bài còn mới chỉ nêu bài học mà chưa bình luận, nhận xét, chưa liên hệ cuộc sống
Câu 3: Nhìn chung nhớ được các đặc điểm tiêu biểu của nhân vật để trình bày phân tích, có nói tới nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật những còn qua loa, hời hợt. Một vài bài, cảm nhận về nhân vật nhiều, lấn át phần nghệ thuật, một số bài lại làm ngược lại
Kết quả:
Lớp
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
9C
8
25
5
9D
13
24
4
-----------------------* * * * *-----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 9 t2.doc