Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 97: Văn bản: Nước đại Việt ta

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 97: Văn bản: Nước đại Việt ta

A.Mục tiêu bài học:

 *KT:-Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như một tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV.

 -Thấy được sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi :Lập luận chặt chẽ ,sự kết hợp giữa lí ,tình và thực tiễn.

 *Kĩ năng :Rèn luyện kĩ năng đọc văn biền ngẫu,tìm và phân tích luận điểm ,luận cứ trong một bài cáo.

 *Thái độ:Tự hào về truyền thống dân tộc

B.Phương pháp:Quy nạp,thảo luận nhóm,nêu và giải quyết vấn đề

C.Cbị:-G:SGK,bản photo bài Bình Ngô đại cáo phát trước cho hs.

 -H:SGK,xem lại bài Nam quốc sơn hà

D.Tiến trình bài dạy:

 I.Ổn định:

 II.KTBC: ?Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn văn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn .Cho biết luận điểm chính trong đoạn văn đó là gì?

=>Trả lời: -Hs tự đọc một đoạn bất kì mà hs thích sau đó nêu luận điểm chính của đoạn văn mình vừa đọc.

 -Gv nhận xét và cho điểm.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 97: Văn bản: Nước đại Việt ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S:
G: Tiết 97 :Văn bản
Nước đại việt ta
(Trích “Bình Ngô đại cáo”)
Nguyễn Trãi
A.Mục tiêu bài học:
 *KT:-Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như một tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV.
	 -Thấy được sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi :Lập luận chặt chẽ ,sự kết hợp giữa lí ,tình và thực tiễn. 
 *Kĩ năng :Rèn luyện kĩ năng đọc văn biền ngẫu,tìm và phân tích luận điểm ,luận cứ trong một bài cáo.
 *Thái độ:Tự hào về truyền thống dân tộc 
B.Phương pháp:Quy nạp,thảo luận nhóm,nêu và giải quyết vấn đề
C.Cbị:-G:SGK,bản photo bài Bình Ngô đại cáo phát trước cho hs.
 -H:SGK,xem lại bài Nam quốc sơn hà
D.Tiến trình bài dạy:
 I.ổn định:
 II.KTBC: ?Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn văn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn .Cho biết luận điểm chính trong đoạn văn đó là gì?
=>Trả lời: -Hs tự đọc một đoạn bất kì mà hs thích sau đó nêu luận điểm chính của đoạn văn mình vừa đọc.
 -Gv nhận xét và cho điểm.
 III.Bài mới:
Dẫn vào bài mới:
 Mùa đông 1427 ,sau khi diệt viện ,chém Liễu Thăng ,đuổi Mộc Thạnh; Tổng binh Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan buộc phải xin hàng .Cuộc kháng chiến chống giặc Minh toàn thắng.
 Mùa xuân 1428,Lê Lợi lên ngôi vua ,lập ra triều đình hậu Lê. Thừa lệnh nhà vua ,Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo cho toàn dân biết chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta trong 10 năm gian khổ chiến đấu.Từ nay nước Đại Việt đã giành được độc lập,non sông thái bình
 Toàn bộ bài cáo khá dài ,chương trình Ngữ văn 8 chỉ giới thiệu đoạn đầu với nhan đề do tác giả soạn sách đặt –Nước Đại Việt ta.
Hoạt động của giáo viên-học sinh
Kết quả cần đạt
?Về Nguyễn Trãi ,chúng ta đã được tìm hiểu về ông qua Bài ca Côn Sơn, em nào có thể nhớ và giới thiệu vài nét về ông?
Hs trả lời
Gv nhận xét và chốt lại.
?Tác phẩm viết trong hoàn cảnh nào?
Hs đọc chú thích và trả lời
Yêu cầu hs nhìn vào toàn bộ Bình Ngô đại cáo đã phát trước.
?Nhìn vào bài cáo và cho biết đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?
?Theo em với đoạn trích này chúng ta phải đọc như thế nào?
Hs tự phát biểu theo ý mình
Gv nhận xét và đưa ra cách đọc: 
-2 câu đầu:giọng chậm rãi,trang trọng
-8câu tiếp: đọc nhanh hơn
-6câu tiếp:giọng thể hiện niềm tự hào
Chú ý nhịp điệu.
Gv đọc mẫu một đoạn-gọi 2học sinh đọc-nhận xét cách đọc của hs.
Phần từ khó yêu cầu hs tự cắt nghĩa ở nhà và sẽ được giải thích kết hợp khi phân tích.
?Cho biết kiểu loại ?em hiểu gì về kiểu loại đó?
Hs trả lời
Gv n/x
?Em hãy cho biết phương thức biểu đạt?
Giáo viên yêu cầu hs mở toàn bộ bài cáo và giới thiệu bố cục một bài cáo:
-Bài cáo gồm 4đoạn lớn, mỗi đoạn đều có trọng tâm ,nhưng đều hướng đế tư tưởng chủ đạo :tư tưởng nhân nghĩa gắn liền yêu nước,độc lập dân tộc.Tương ứng với sự phân đoạn trong bản photo:
 +Đoạn 1:Nêu luận đề chính nghĩa
 +Đoạn 2:Vạch rõ tội ác của kẻ thù
 +Đoạn 3:Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
 +Đoạn 4: Tuyên bố chiến quả ,khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
?Đoạn trích có thể chia mấy đoạn?khái quát ý mỗi đoạn?
Hs trả lời-gv n/x và chốt lại:
-2 câu đầu:Nguyên lí nhân nghĩa
-8câu tiếp:Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
-6câu cuối:Sức mạnh của nguyên lí nhân nghĩa ,của chân lí độc lập dân tộc.
Hs đọc đoạn 1 và đọc các chú thích (1),(2).
?Em hiểu Nhân nghĩa theo quan điểm của Nho giáo là gì?
Hs trả lời
Gv n/x:
-Nhân nghĩa: Một khái niệm của đạo Nho –Trung Quốc có từ lâu đời ,được truyền bá vào Việt Nam ,được phổ biến và mặc nhiên thừa nhận.
Nhân nghĩa chủ yếu chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí:
 +Nhân :thương người
 +Nghĩa: điều phải
 +Nhân :yêu người
 +Nghĩa: lí
->Người có lòng nhân thì yêu người,người có nghĩa thì làm theo điều phải.
?Em hiểu Yên dân là như thế nào?Muốn yên dân thì phải làm như thế nào?
Hs dựa vào chú thích và trả lời
Gv n/x và kết luận:
-Dân: Là dân nước Đại Việt
-Yên dân: Đem lại cuộc sống yên ổn cho dân
-Muốn dân được yên ổn thì trước hết phải trừ bạo-tứclà đánh đuổi giặc Minh xâm lược ,bảo vệ độc lập dân tộc.
?Như vậy, qua 2 câu đầu em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?Tư tưởng ấy có chỗ nào mới so với quan điểm của Nho giáo?
Gv bình: 
-Nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi là sự chắt lọc tinh hoa và phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo .
Nhân nghĩa trong phạm trù Nho giáo chủ yếu là mối quan hệ giữa người với người. Đến Nguyễn Trãi tư tưởg này vừa cụ thể hoá vừa mở rộng trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc chứ không chỉ chung chung giữa người với người.
-Sơ đồ: 
Nguyên lí nhân nghĩa
Yên dân
(Bảo vệ thái bình cho dân)
Trừ bạo
(Đánh đuổi giặc Minh)
->Nhân nghĩa,yên dân ,trừ bạo là chân lí khách quan,là nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn và linh hồn của Bình Ngô đại cáo.
-Đến đây ta có thể thấy một đặc điểm trong văn Nguyễn Trãi là có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
Chuyển đoạn:
 Trong tư tưởng Nguyễn Trãi, khi nhân nghĩa gắn với yêu nước, chống xâm lược thì bảo vệ độc lập dân tộc cũng là việc làm có nhân nghĩa.
 Vì vậy sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa,Nguyễn Trãi khẳng định chân lí về sự tồn tại có độc lập chủ quyền của dân tộc Việt.
Hs đọc đoạn 2
?Trong đoạn này ,tác giả đưa ra những yếu tố nào để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc?
Hs trả lời
Gv n/x và chốt lại.
?Nhiều ý kiến cho rằng:ý thức dân tộc ở đoạn trích này là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài Sông núi nước Nam.Em có đồng ý không ?Tại sao?
Hs thảo luận nhóm-các nhóm cử đại diện trình bày-nhóm khác nhận xét.
Gv kết nhận xét và kết luận:
-Gv đọc bài Sông núi nước Nam
-Trong bài Sông núi nước Nam,ý thức dân tộc được xác định chủ yếu trên 2yếu tố:+Lãnh thổ
 +Chủ quyền
-Trong Bình Ngô đại cáo ý thức dân tộc không chỉ có:+Lãnh thổ
 +Chủ quyền
Mà còn có: +Văn hiến
 +Ptục tập quán
 +Lịch sử
Trong đó quan trọng là Nguyễn Trãi đã rất sâu sắc khi đặt văn hiến lên hàng đầu.
?Văn hiến là gì?Tại sao yếu tố này lại được Nguyễn Trãi đặt lên hàng đầu?
Hs dựa vào chú thích ,suy nghĩ trả lời.
Gv n/x và chốt lại
Bình:
-Văn: văn chương, chữ nghĩa, văn hoá; Hiến: người hiền tài->Truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp.
-Đưa yếu tố văn hiến lên hàng đầu và nhấn mạnh nền văn hiến nước ta ở sự có mặt luôn luôn của những người tài.
?Nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn 2?
-Bằng các biện pháp nghệ thuật: liệt kê,các câu văn dài ngắn khác nhau, tác giả so sánh các triều đại của ta ngang hàng với các triều đại lớn của Trung Quốc.
Giọng văn hào sảng ,thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
Gv nói thêm: Có điều Nguyễn Trãi đã lầm khi đặt triều đại Triệu (Triệu Đà) đứng hàng đầu trong lịch sử Việt Nam.Triệu Đà là người Hán ,xâm lược Âu Lạc, lập nên nước Nam Việt,định đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông) không chịu thần phục nhà Hán nên bị tiêu diệt.
=>Tóm lại:
Chủ quyền,lãnh thổ riêng
Chân lí về sự tồn tại có độc lập có chủ quyền của dân tộc.
Văn hiến riêng
Phong tục riêng
Lãnh thổ riêng
Lịch sử riêng
Hs đọc đoạn 3
?6 câu cuối nói về sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập dân tộc.Để chứng minh cho sức mạnh đó, tác giả lấy những dẫn chứng nào?
Hs trả lời
Gv n/x và chốt:
Gv giảng:
-Đó là những chứng cứ còn ghi trong lịch sử:
 +Lưu Cung thất bại
 +Triệu Tiết tiêu vong
 +Toa Đô,Ô Mã kẻ bị giết,người bị bắt.
Tóm lại:
 Sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập dân tộc (chứng cứ lịch sử còn ghi)
Lưu Cung
Ô Mã
Toa Đô
Triệu Tiết
KL:
 Hai câu thơ cuối kết thúc đoạn:Việc xưa xem xét; Chứng cứ còn ghi. Có tính chất khẳng định sự thật oai hùng và vang lên niềm kiêu hãnh tự hào của dân tộc Đại Việt.
?Bình Ngô đại cáo được coi như tuyên ngôn thứ 2trong lịch sử.Có thể coi nội dung và lời văn của tuyên ngôn gói gọn trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.Tại sao?
Hs suy nghĩ –trả lời
Gv nhận xét và chốt lại.
Yêu cầu 1hs đọc ghi nhớ
Gv đưa ra sơ đồ bảng phụ:
Điền vào ô trống trình tự lập luận của Nước Đại Việt ta 
Hs lên bảng điền vào bảng phụ-lớp n/x-gv chốt lại.
Nguyên lí nhân nghĩa
(4)
(5)
Chân lí về sự tồn tại độc lập có độc lập chủ quyền của dân tộc.
(1)
(3)
Sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập dân tộc
(9)
(8)
(10)
Đáp án:
Yên dân (bảo vệ thái bình cho dân)
Trừ bạo (giặc Minh xâm lược)
Văn hiến
Lãnh thổ
Phong tục
lịch sử
Chủ quyền ,chế độ
Lưu Cung
Triệu Tiết
 10) Toa Đô
 11) Ô Mã.
I.Tìm hiểu tác giả-tác phẩm:
1.Tác giả:
Nguyễn Trãi:1380-1442.
-Tự là Ưc Trai
-Quê:Thường Tín –Hà Tây (Hà Nội)
-Sống vào giai đoạn lịch sử sôi động của nước nhà.
-Có công lớn giúp Lê Lợi làm nên chiến thắng vẻ vang và cũng là người phải gánh chịu oan khiên thảm khốc đến mức hiếm có trong lịch sử dân tộc.
-1980 được Unessco công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
2.Tác phẩm:
-Viết sau chiến thắng quân Minh.
-Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm.
3.Đọc,chú thích
 a)Đọc:
b)Giải thích từ khó:
II.Phân tích văn bản:
1.Kết cấu,bố cục:
 a)Kiểu loại:Cáo
 +Là một thể văn cổ có tính hùng biện,lối văn biền ngẫu.
Vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp.
 +Lời lẽ đanh thép,lí luận sắc bén, kết cấu mạch lạc.
 b)Phương thức biểu đạt: Nghị luận
 c)Bố cục:
-3đoạn
2.Phân tích:
a)Nguyên lí nhân nghĩa:
-Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có sự kế thừa và phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo ở mức cao hơn: Diệt trừ mọi thế lực bạo tàn để nhân dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc.
->Như vậy tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược.
b)Chân lí về sự tồn tại có độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt:
-Đưa ra những yếu tố cơ bản để xác định độc lập,chủ quyền dân tộc: Văn hiến-lãnh thổ-phong tục-lịch sử-chủ quyền,chế độ.
->Đây là quan niệm về Tổ quốc và ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi.
-Quan niệm của Nguyễn Trãi thể hiện sự tiếp nối ý thức dân tộc của Sông núi nước Nam nhưng mang tính toàn diện ,hoàn chỉnh ,sâu sắc.
-Văn hiến được đặt lên hàng đầu,đó là yếu tố cơ bản để xác định tư cách tồn tại độc lập của một dân tộc.
c)Sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập dân tộc:
-Nguyễn Trãi đưa ra những minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh của chính nghĩa,đó là những chứng cứ mà lịch sử còn ghi mãi.-->Thể hiện niềm tự hào dân tộc.
III.Tổng kết:
1.Nội dung:
-Có ý nghĩa như một tuyên ngôn: Khẳng định nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ ,phong tục riêng, có truyền thống lịch sử .Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa,nhất định sẽ thất bại.
 2.Nghệ thuật:
-Sử dụng các biện pháp nghệ thuật liệt kê,các câu văn biền ngẫu,các biện pháp tu từ.
-Lời lẽ ,giọng điệu ,cách lập luận giống như một bản tuyên ngôn.
 3.Ghi nhớ:
III.Luyện tập:
(2)
(6)
(7)
(11)
(11)
(10)
IV.Củng cố :Nhấn mạnh trọng tâm bài
V.Hướng dẫn về nhà:Học bài và xem bài :Hành động nói (tiếp)
E.Rút kinh nghiệm: Nói sâu hơn hai câu thơ cuối bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docBinh Ngo dai cao.doc