Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 93: Khởi ngữ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 93: Khởi ngữ

Tiết 93

Khởi ngữ

I- Mục tiêu bài học

- Giúp học sinh: Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.

+ Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.

+ Biết đặt câu có khởi ngữ.

- Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng trong nói và viết.

II. Chuẩn bị.

- Giáo viên:

- Học sinh:

III- Tổ chức các hoạt động dạy học.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 93: Khởi ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93
Khởi ngữ
I- Mục tiêu bài học
- Giúp học sinh: Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
+ Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
+ Biết đặt câu có khởi ngữ.
- Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng trong nói và viết.
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên: 
- Học sinh:
III- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: khởi động: 5'
I- Kiểm tra bài cũ.
? Hãy xác định CN - VN trong câu sau:
a) Tôi đọc quyển sách này rồi.
b) Quyển sách này tôi đọc rồi.
II- Giáo viên dẫn vào bài.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức về khởi ngữ (15').
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong SGK.
- Giáo viên đọc rõ và giải thích nhiệm vụ nêu ở SGK.
- Giáo viên hỏi: Xác định CN trong những câu chứa từ ngữ in đậm?
Học sinh: Thực hiện nhiệm vụ.
- Giáo viên hỏi: Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ?
- Học sinh: Trả lời.
- Giáo viên hỏi: Tác dụng của những từ in đậm trong các câu?
- Học sinh: Báo trước nội dung thông tin trong câu (b).
thông báo về đề tài được nói đến trong câu (c).
- Giáo viên hỏi: Trước các từ ngữ in đậm nói trên, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?
- Học sinh: a - còn (đối với).
 b - về.
- Học sinh đọc ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập (20')
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 và thực hiện yêu cầu bài tập.
? Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau?
- Học sinh làm bài tập.
- Yêu cầu: Hãy viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ?
- Học sinh thực hiện yêu cầu.
- Giáo viên đưa bài tập nâng cao: Viết một đoạn văn có sử dụng khởi ngữ.
- Học sinh làm bài - đọc bài
I- Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Ví dụ (SGK).
2. Nhận xét.
a) Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
c) CN: Chúng ta.
* Phân biệt:
- Về vị trí: Các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.
- Về quan hệ với vị ngữ: Các từ ngữ in đậm không có quan hệ C - V với vị ngữ.
3. Kết luận
- Phân in đậm là khởi ngữ (đề ngữ).
* Ghi nhớ
II- Luyện tập.
Bài 1: 
a- Điều này.
b- Đối với chúng mình.
c- Một mình.
d- Làm khí tượng.
e- Đối với cháu.
Bài 2: 
a- Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b- Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Bài 3:
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (5')
- Giáo viên củng cố cho học sinh nhận biết khởi ngữ và đặt câu có khởi ngữ
- Học sinh về nhà: đặt 5 câu có khởi ngữ - chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tiet 93(1).doc