Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết số 151: Bố của xi - Mông

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết số 151: Bố của xi - Mông

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 - Học sinh hiểu được Mô- Pa Xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản.

 - Giáo dục học sinh lòng thương yêu con người.

 B. CHUẨN BỊ:

 - GV: Đọc phần cuối của truyện trong SGV Trang 146 để tham khảo; chân dung nhà văn; máy chiếu.

 - HS: Đọc và soạn bài (SGK Tr/140)

 C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

Hoạt động 1: Khởi động

1. ổn định lớp:

2. Bài cũ:

H. Cuộc sống của Rô-Bin- Xơn được thể hiện như thế nào trong văn bản Rô- Bin- Xơn ngoài đảo hoang?

H. Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của tác giả qua đoạn trích Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang?

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 915Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết số 151: Bố của xi - Mông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS 11/4/10 ND 13/4/10
 Tiết 151
 Bố của xi- mông
 (trích)
 - G.Đơ Mô- Pa- xăng-
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 - Học sinh hiểu được Mô- Pa Xăng đã miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản.
 - Giáo dục học sinh lòng thương yêu con người.
 B. Chuẩn bị:
 - GV: Đọc phần cuối của truyện trong SGV Trang 146 để tham khảo; chân dung nhà văn; máy chiếu...
 - HS: Đọc và soạn bài (SGK Tr/140)
 C. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định lớp:
2. Bài cũ:
H. Cuộc sống của Rô-Bin- Xơn được thể hiện như thế nào trong văn bản Rô- Bin- Xơn ngoài đảo hoang?
H. Nhận xét về nghệ thuật viết truyện của tác giả qua đoạn trích Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
 GV trình chiếu ảnh chân dung những nhà văn Pháp đã học lớp 6,7,8-> cho học sinh nhận diện. Sau đó GV giới thiệu như vậy chúng ta đã bắt gặp những nhà văn Pháp Mô -li-e, .......... ; bài học hôm nay cô cùng các em lại được học một tác phẩm của nước Pháp đó là: Bố của Xi- Mông (Mô-Pa-Xăng)
 Hoạt động GV- HS
 Kiến thức cơ bản
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tiếp xúc văn bản
GV hướng dẫn HS đọc, có thể GV đọc mẫu một đoạn sau đó HS đọc tiếp (yêu cầu lớp theo dõi bạn đọc)
-> GV cho HS nhận xét bạn đọc-> GV tổng hợp.
H. Trình bày một vài nét nhà văn Mô- Pa-Xăng?
GV bổ sung thêm về cuộc đời của Mô-Pa-xăng.
H. Văn bản “Bố của Xi-mông” trích từ tác phẩm nào?
H. Xác định vị trí đoạn trích “Bố của Xi-mông”
GVyêu cầu HS tóm tắt nội dung của phần truyện này.
GV hướng dẫn HS chú ý từ khó SGK
- (1) Đóng đinh chữ chi: đóng đinh theo hình hết chéo lên lại chéo xuống.
(3) kinh cầu nguyện: bài kinh của những người theo đạo Thiên Chúa
(6) Lầm lỡ: Vì vô ý hoặc nhẹ dạ cả tin mà sai lầm; ở đây nío chị Blăng –sốt sinh ra Xi-mông đến trường lần đầu tiên...
H. Nêu trình tự các sự việc chính trong đoạn trích? Dựa vào trình tự trên xác định từng phần?
GV chia 4 nhóm thảo luận thi đua trả lời bằng khăn trải bàn-> các nhóm nhận xét-> GV trình chiếu máy
H. Trong văn bản có mấy nhân vật được đặt tên? Cho biết nhân vật trung tâm?
GV hướng dẫn HS chú ý đoạn đầu SGK/Tr 140.
H. Phần đầu văn bản trích kể và tả về nhân vật nào?
GV: Trong bài này không có chi tiết nào nói về tuổi, dáng dấp của Xi-mông nhưng đoạn khác cho ta biết về Xi-mông: “Một bé trai độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. (GV trình chiếu đoạn văn)
H. Qua cách giới thiệu dáng dấp trên giúp em hiểu gì về hoàn cảnh của Xi-mông? (HS tự bộc lộ)
H. Với hoàn cảnh đó tâm trạng chính của Xi-mông là tâm trạng gì?
H. Vì sao Xi-mông lại có tâm trạng như vậy?
H. Tác giả khắc họa nỗi đau Xi-mông qua những biểu hiện nào?
(ý nghĩ, hành động, cử chỉ,lời nói, tâm trạng...)
H. Xi-mông có những ý nghĩ gì trước nỗi đau đó?
H. Trong lúc đó, cảnh tượng gì hiện ra trước mắt em?
(GV cho HS tìm đoạn văn miêu tả cảnh tượng => đoạn văn: “Trời ấm áp...gương”-> trình chiếu bức tranh)
H. Cảnh tượng đó tác động đến tâm trạng của em như thế nào?
(GV trình chiếu bức tranh em đang nằm bờ sông trên thảm cỏ)
H. Qua đó, gợi cho em về số phận em bé như thế nào?
? Chi tiết đó gợi cảm xúc gì ở em?
-> thương cảm
H. Sự xuất hiện chú nhái đã cuốn hút Xi-mông vào trò chơi như thế nào?
(HS tìm đọc đoạn văn: “Em đuổi theo nó... hai bàn tay” Tr/140)=> say mê, yêu thích, trò chơi phù hợp lứa tuổi
H. Trò chơi ấy tác động gì đến tâm trạng em?
GV: Em đang say mê, yêu thích trò chơi vậy tại sao em lại có vẻ buồn, bật khóc...(HS tự bộc lộ)
H. Tâm trạng của em lúc này có thay đổi không?
H. Khi khóc em đã quỳ gối cầu nguyện điều gì?
H. Việc Xi-mông không đọc hết bài kinh cầu nguyện vì cơn nức nở lại kéo đến cho thấy cậu bé phải chịu đựng một nỗi khổ như thến nào?
H. Sau khi khóc em thường có cảm giác gì?
GV giảng đặc biệt chú ý nỗi đau của em ở đoạn văn khắc họa lời nói, nét mặt...
H. Nếu như em có người bạn như Xi-mông thì em sẽ đối xử như thế nào? 
(HS tự bộc lộ)
H. Theo em có cách nào giải thoát cho Xi-mông khỏi nỗi đau tuyệt vọng này?
(Xi-mông gặp bác Phi-líp)
H. Sau khi gặp bác Phi-líp tâm trạng Xi-mông có thay đổi không?
GV yêu cầu HS tìm đọc đoạn văn thể hiện sự thay đổi tâm trạng Xi-mông (đoạn văn cuối/SGK)
H. Cảm nhận của em về nhân vật Xi-mông lúc này như thế nào?
H. Thái độ của nhà văn như thế nào đối với Xi-mông?
(HS tự bộc lộ)
H. Em hãy nêu giá trị nghệ thuật, nội dung của tiết học hôm nay?
* Bài tập:
1. Trong câu chuyện này ai là người có lỗi?
- Đám bạn học
- Những người lớn đã xa lánh mẹ con Xi-mông.
- Người đàn ông đã lừa dối mẹ Xi-mông.
GV cho HS chọn ý đúng nhất trong ba đáp án trên.
2. GV trình chiếu hình ảnh những đứa trẻ có cùng hoàn cảnh như Xi-mông yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về bức tranh đó.
- GV nhận xét và tổng hợp lại nội dung bài học.
D. Dặn dò:
- Về nhà đọc và soạn tiếp phần còn lại bài học.
- Mỗi nhóm làm một bảng phụ và phiếu học tập tiết sau học.
 I.Tiếp xúc văn bản:
 1, Đọc và hiểu chú thích:
 a, Đọc:
 b, Chú thích:
* Tác giả:
- Guy-đơ Mô-Pa-Xăng (1850-1893)
- Là nhà văn hiện thực Pháp
- Nổi tiếng ở lĩnh vực truyện ngắn.
* Tác phẩm:
- Văn bản “Bố của Xi-mông” trích từ truyện ngắn cùng tên
- Là truyện ngắn đặc sắc trong “Tuyển tập truyện ngắn Pháp”
+ Vị trí: Văn bản “Bố của Xi-mông” trích phần đầu của một truyện ngắn cùng tên.
* Từ khó:
 2. Diễn biến sự việc: 4 sự việc
- Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông (Từ đầu->... “mà chỉ khóc hoài”)
- Xi-mông gặp bác Phi-líp, bác Phi-líp nói sẽ cho em một ông bố (Từ “bỗng một bàn tay”->... “một ông bố”)
- Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em (Tiếp “hai bác cháu lên đường”->... “bỏ đi rất nhanh”)
- Ngày hôm sau ở trường, Xi-mồng nói với các bạn là có bố và bố tên là Phi-líp (phần còn lại).
 3. Nhân vật:
- Blăng-sốt
- Bác Phi-líp
- Xi-mông (nhân vật trung tâm)
 II. Đọc-hiểu văn bản:
 1, Nhân vật Xi-mông:
a. Đau đớn, buồn bã, tuyệt vọng.
-> không có bố=> các bạn trêu chọc, giễu cợt, hành hạ...
* ý nghĩ, hành động: Bỏ nhà ra bờ sông định tự tử
=> Cảnh tượng: cao, rộng, trong sáng...-> khoan khoái, thèm ngủ ở đây.
=> cô đơn, đau khổ, đáng thương...
=> Hình ảnh chú nhái: vui, bật cười
* Cử chỉ, hành động: Hay khóc
-> Cầu nguyện: Có bố, thoát khỏi nõi đau khổ, được lên thiên đường...
-> nỗi đau tuyệt vọng
* Tâm trạng: uể oải, buồn, cô đơn...
b, Kiêu hãnh, tự tin:
Hết buồn, thách thức lũ bạn
Đứa trẻ có nghị lực, cá tính...
c, Sơ kết:
* Nghệ thuật:
- Bút pháp tinh tế: mượn cảnh tả tâm trạng
- Miêu tả tâm lí nhân vật thông qua cử chỉ, lời nói...
- Đối thoại sinh động, chân thực...
* Nội dung:
Đứa trẻ sống nghèo, bất hạnh, không có bố; sống thiếu tình thương, thiếu sự chăm sóc của bố, khao khát có người bố-> tâm trạng đau khổ tuyệt vọng

Tài liệu đính kèm:

  • docBo cua Ximong(2).doc