Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Triệu Độ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Triệu Độ

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: - Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại , vĩ đại và bình dị .

 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM .

- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận .

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.

3. Giáo dục: T ừ lòng kính yêu, tự hào về Bác , có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.

B/ CHUẨN BỊ :

 1. GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẫu chuyện về cuộc đời của Bác.

 2. HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK.

C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 II. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs

 III. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh là nhà yêu nước,nhà cách mạng vĩ đại, vị lãnh tụ tài ba, danh nhân văn hoá thế giới. Ở Người có sự kết hợp hài hoà giữa cái vĩ nhân mà gần gũi, giản dị, cái hiện đại và truyền thống. Đó chính là biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.

 

doc 299 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Triệu Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS:16/8/09
 Tiêt 1: VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (t1)
 - Lê Anh Trà -
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại , vĩ đại và bình dị .
 - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách HCM .
Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận .
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận.
3. Giáo dục: T ừ lòng kính yêu, tự hào về Bác , có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác. 
B/ CHUẨN BỊ :
 1. GV: Soạn giáo án,tranh ảnh, mẫu chuyện về cuộc đời của Bác.
 2. HS: Trả lời các câu hỏi ở SGK.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 II. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
 III. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh là nhà yêu nước,nhà cách mạng vĩ đại, vị lãnh tụ tài ba, danh nhân văn hoá thế giới. Ở Người có sự kết hợp hài hoà giữa cái vĩ nhân mà gần gũi, giản dị, cái hiện đại và truyền thống. Đó chính là biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung (20phút)
- GV hướng dẫn cách đọc cho hs : rõ ràng 
mach lạc . Sau đó gọi hs đọc.
- HS: đọc
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ Hán Việt trong VB.
- HS: Dựa vào SGK
? Hãy cho biết văn bản này là văn bản gì? Phương thức biểu đạt chính?
- HS: Văn bản nhật dụng,kiểu bài nghị luận.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng ,kể tên các Vb nhật dụng ở lớp 8 .
- HS nhắc lại khái niệm: là những VB đề cập đến những vấn đề hàng ngày , gần gũi trong đời sống: Ôn dịch thuốc lá,Bài toán dân số
? Văn bản chia làm mấy phần? nội dung từng 
phần ?
HS: 2 phần.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết (17 phút)
? Hoàn cảnh nào đã đưa HCM đến với tinh hoa văn hoá nhân loại ?
HS: Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu 
 nước năm 1911
- GV cho HS thảo luận nhóm: Bác đã làm cách nào để nắm và hiểu được tri thức văn hoá nhân loại ?
- HS thảo luận 6 nhóm trong 5 phút, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý.
- GV nêu một vài dẫn chứng chứng minh. 
? Việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại tạo cho HCM trở thành người như thế nào?
- HS: Có kiến thức uyên thâm,trở thành một nhân cách rất Việt Nam.
? Sự kì lạ để tạo nên phong cách HCM ở đây 
là gì ?
- HS: Tự bộc lộ
? Điều gì khiến Bác trở thành một nhân cách rất VN?
-HS: Sự tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc.
- GV: Đó là điều đáng quý nhất ở HCM.
I/ Tìm hiểu chung:
1.Đọc :
2.Chú thích :(SGK)
3.Thể loại:
- Văn bản nhật dụng - kiểu bài nghị luận.
4. Bố cục : Gồm 2 phần.
- P1: Từ đầu- rất hiện đại.
ND: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- P2: Phần còn lại.
ND: Nét đẹp trong lối sống của Bác
II/ TÌM HIỂU CHI TIẾT:
1.HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn 
hoá nhân loại:
a. Hoàn cảnh : 
- Cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, gian nan ,vất vả .
- Khát vọng tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc : đi nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá.
b. Cách tiếp thu :
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp
là ngôn ngữ
 + Học hỏi thông qua lao động, làm việc.
 + Tìm hiểu đến mức uyên thâm.
 + Tiếp thu chủ động, có chọn lọc.
 + Tiếp thu cái hay cái đẹp, đồng thời phê phán cái xấu, cái tiêu cực.
 + Tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc.
Kết quả : 
 - Vốn tri thức rộng, uyên thâm .
 - HCM trở thành một nhân cách rất Việt Nam, rất phương đông, đồng thời rất mới, rất hiện đại.
 IV. CỦNG CỐ: 
 ? Tại sao nói “ Phong cách HCM rất Việt Nam, rất Phương Đông ” ?
 V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 Học phần 1, chuẩn bị phần 2.
Sưu tầm tranh ảnh , tài liệu nói lên sự giản dị của Bác trong đời sống, công việc
Chỉ ra những câu văn có tính thuyết minh và lập luận
 NS:18/8/09
 Tiết 2 VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T2)
 -Lê Anh Trà-
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: -Giúp hs thấy được vẻ đẹp trong sáng giản dị, thanh cao của Bác . 
 - Nắm được một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn thuyết minh 
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích văn bản, kể chuyện.
 3. Giáo dục: GD học sinh lòng kính yêu Bác, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người .
B/ CHUẨN BỊ :
GV: Soạn giáo án, tranh về nhà sàn, bảng phụ.
HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên ở tiết 1
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức: 
II.Kiểm tra bài cũ: Vẻ đẹp trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM thể hiện như thế nào? 
 III. Bài mới:
Giới thiệu bài: HCM là một vị lãnh tụ, một bậc vĩ nhân.Vậy cuộc sống hàng ngày của Người như thế nào?Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu.
Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lối sông giản dị của Bác (20p)
- GV cho Hs thảo luận theo bàn(10p)
?Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện ở những khía cạnh nào ? Tìm chi tiết biểu hiện ?
Hs : Đại diện các nhóm trình bày
Gv : Nhận xét , bổ sung
? Em hình dung như thế nào cuộc sống các nguyên thủ quốc gia trên thế giới cùng thời với Bác và đương đại ?
- Hs: Họ sống trong giàu sang phú quý, có kẽ hầu người hạ, ăn các món sơn hào hải vị .
? Em cảm nhận được gì qua lối sống của Bác ?
-Hs: Lối sống thanh cao ,giản dị.
? Hãy giải thích vì sao tác giả so sánh lối sống của Bác với các vị hiền triết ?
Hs : Đó là sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của các nhà văn hoá dân tộc.
? Tác giả giải thích như thế nào về sự giản dị mà thanh cao đó?
- Hs: Không phải lối sống khắc khổ,cũng không phải là tự thần thánh hoá mà là một cách di dưỡng tinh thần
? Giữa Bác và các vị hiền triết có gì giống , khác nhau ?
Hs : Tự bộc lộ
- GV mở rộng về quan niệm thẩm mĩ đó.
? Hãy kể những mẩu chuyện về sự giản dị của Bác?
- HS kể.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật văn bản (10p).
? Tìm những đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
- HS nêu,GV chốt ý bằng bảng phụ.
? Hãy chỉ ra những nguy cơ ,thuận lợi trong thời kì văn hoá hội nhập này ?
- Hs: Thuận lợi là giao lưu và tiếp thu với nhiều nền văn hoá hiện đại nhưng có nguy cơ dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại.
?Thông qua tấm gương của Bác, chúng ta cần phải có suy nghĩ và hành động gì ?
- Hs tự bộc lộ.
?Hãy nêu vài biểu hiện về lối sống phi văn hoá ?
- Hs: - Ăn mặc nói năng , ứng xử
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết (5p)
? Qua văn bản,em hiểu thêm gì về HCM?
- Hs:Giản dị, thanh cao.
- GV gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK ?
2. Nét đẹp trong lối sống của Bác:
a. Nơi ở và nơi làm việc:
- Chiếc nhà sàn nhỏ bên cạnh ao cá.
- Chỉ vài phòng nhỏ
- Đồ đạc đơn sơ mộc mạc 
b. Trang phục:
- Hết sức giản dị :Quần áo bà ba nâu, dép lốp thô sơ, chiếc áo trấn thủ, tư trang ít ỏi.
c. Ăn uống : 
- Đạm bạc với món ăn dân dã, bình dị : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
→Tự nguyện chọn lối sống bình dị nhưng thanh cao sang trọng.
- Kế thừa và phát huy những nét đẹp của các nhà văn hoá dân tộc.
 - Không phải lối sống khắc khổ,cũng không phải là tự thần thánh hoá mà là một cách di dưỡng tinh thần, một cách sống có văn hoá trở thành một quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị và tự nhiên.
3.Nghệ thuật tiêu biểu:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Sử dụng từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
- Nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức Việt Nam.
4.Ý nghĩa bài học:
- Thuận lợi :Giao lưu và tiếp thu với nhiều nền văn hoá hiện đại .
- Nguy cơ dễ bị văn hoá tiêu cực xâm hại.
III. Tổng kết:(Ghi nhớ sgk)
 IV/ CỦNG CỐ :
 - GV hệ thống toàn bài
 ? Qua VB em thấy mình cần học những gì ở HCM?
 -Hs: Ham học hỏi, giản dị
 V/ DĂN DÒ:
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Sưu tầm một số chuyện về cuộc đời của Bác
 - Soạn “ phương châm hội thoại ”
 NS: 20/8/09
 Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 1. Kiến thức: Giúp hs nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
 3. Giáo dục: Giáo dục HS tính trung thực, thật thà.
B/ CHUẨN BỊ :
GV: Soạn giáo án , bảng phụ các đoạn hội thoại 
HS : Trả lời các câu hỏi ở SGK
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 I . Ổn định tổ chức :
 II. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
Bài mới :
Đặt vấn đề: Phương châm hội thoại là một nội dung quan trọng trong giao tiếp. Có những phương châm hội thoại nào?Trong giao tiếp cần sử dụng ra sao? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu hai phương châm đầu tiên.
Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về lượng (15p)
Cho hs đọc ví dụ ở SGK.
? Cho biết “Bơi” có nghĩa là gì ?
- Hs: Bơi là hoạt động di chuyển dưới nước.
? Từ khái niệm đó theo em câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn hỏi không ? 
- Hs: Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng yêu cầu của An .
? Theo em , An muốn hỏi về điều gì ?
Hs : Địa điểm.
? Vậy với câu hỏi ấy đáng ra Ba phải trả lời như thế nào ?
Hs: Một địa điểm cụ thể nào đó.
? Từ đây rút ra bài học gì về nội dung giao tiếp ?
Hs: Cần nói đúng nội dung, yêu cầu giao tiếp.
- Gọi hs đọc ví dụ “ Lợn cưới áo mới ”
?Vì sao truyện lại gây cười ? Hãy chỉ ra các chi tiết gây cười ?
 - Hs : - Con lợn cưới của tôi.
 - Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này
 ?Vậy cần nói như thế nào để người nghe đủ hiểu điều cần hỏi và trả lời ?
- Hs : Bỏ đi những nội dung không cần thiết.
? Khi giao tiếp cần tuân thủ yêu cầu gì?
Hs: Nói đủ, không thừa không thiếu.
? Như thế nào là tuân thủ phương châm về lượng ?
- Hs: Dựa vào ghi nhớ 
- GV cho hs đặt tình huống vi phạm phương châm về lượng 
-Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về chất.(10p)
- GV gọi Hs đọc văn bản “ Quả bí khổng lồ ”.
? Những thông tin trong văn bản có thật không ?
- Hs : Không có thật 
? Truyện phê phán điều gì ?
Hs : Phê phán tính nói khoác.
? Khi không biết vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời thầy cô bạn ấy đi chơi không ?
Hs : Không.
? Vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì ?
- Hs:
- GV gọi Hs đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập(10p).
? Yêu cầu của bài tập 1 là gì ?
-Hs : Xác định phương châm về lượng
-GV cho cả lớp làm trong 5p . Sau đó gọi 1 em lên bảng làm, chấm điểm.
- GV yêu cầu hs làm vào vở. Sau 5p gọi hs đứng tại chổ trả lời.
-Hs:
? Các cách nói trên có vi phạm phương châm hội thoại không ? Đó là phương châm nào ?
-Hs : Vi phạm phương châm về chất
- GV gọi Hs đọc bt3.
? Phương châm nào không được tuân thủ ? Hãy chỉ ra chỗ vi phạm ?
- Hs : Thừa câu hỏi cuối truyện.
I. PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG 
1. Ví dụ 1:
- An: Cậu học bơi ở đâu vậy ? 
- Ba: Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
 → Câu trả lời của Ba chưa đáp ứng yêu cầu của An (địa điểm).
→ Cần nói đúng nội dung yêu cầu giao tiếp.
2. Ví dụ 2:
- Truyện gây cười vì các nhân vật nói thừa nội dung
+ Khoe lợn cưới khi tìm lợn.
+Khoe áo mới khi trả lời.
→Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói
 ... rên đảo hoang . Nâng cao kỉ năng tả nhân vật qua văn bản tự sự
 - Rèn kỉ năng đọc phân tích ,cảm nhận văn học
 - Giáo dục hs tinh than lạc quan, yêu đời , biết vượt lên hoàn cảnh
II/ PHƯƠNG PHÁP : Phân tích , vấn đáp
III/ CHUẨN BỊ : 
 1. GV : Soạn giáo án , chân dung tác giả
 2. HS : soạn , trả lời câu hỏi ở GK
IV/ TIẾN TTRÌNH LÊN LỚP : 
 1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 Cảm nhận của em về 3 cô gái TNXP trong “Những ngôi sao xa xôi”
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
Gọi hs đọc chú thích * ở SGK. Nêu vài nét về tác giả ?
Hs : 
Tác giả ra đời khi nào ?
Hs : 
Hoạt động 2
Gv hướng dẫn cách đọc : Giọng trầm tĩnh , vui , pha chút giễu cợt , hóm hỉnh 
Hs đọc , gv nhận xét
Hãy tìm bố cục cho văn bản, đặt tiêu đề cho từng phần ?
Hs : 
 Gv chốt ý bằng bảng phụ
Hoạt động 3
Phần mở đầu Rôbinsơn đã tự giới thiệu về mình như thê nào? 
Hs : 
Lời giới thiệu đó có tác dụng gì ?
Hs : 
Trang phục của Rôbinsơn gồm những gì ?
Hs : 
Anh ta tự nhận xét như thế nào về trang phục của mình ?
Hs : hết sức kì cục
GV : Một mình sống trên đảo hoang đã 15 năm thì trang phục kì cục bằng da dê ấy quả không có gì đáng ngạc nhiên. Điều này thể hiện cuộc sống vô cùng khó khăn thiếu thốn của anh
Sống một mình trên đảo hoang , Rôbisơn trang bị cho mình những thứ gì ?
Hs :
Với những trang bị ấy , em có hình dung về cuộc sống của Rôbinsơn ?
Hs : Sống bằng thực phẩm kiếm được
GV : Cuộc sống của Rôbin giống cuộc sống của người nguyên thuỷ . Nhưng người nguyên thuỷ có bầy đàn, còn Rôbin chỉ có một mình. Điều này càng chứng tỏ nghị lực phi thường của Rôbin
Diện mạo của Rônbin có gì đặc biệt ?
Hs : 
Rôbin tự hoạ nên bức chân dung của mình với giọng văn như thế nào ?
Hs : Hài hước , dí dỏm
Chúng ta thấy gì đằng sau bức chân dung ấy ?
Hs : C/s vất vả , tinh thần lạc quan
GV : và nghị lực đó đã được đền đáp, sau 28 năm 2 tháng 29 ngày, Rô đã được trở về nước Anh
Hoạt động 4
Qua văn bản , em học được tính cách gì của Rôbin ? 
Hs : 
Gọi hs đọc ghi nhớ ở SGK.
Hs : đọc
I/ Tác giả , tác phẩm : 
1. Tác giả : 
- Đen niơn- Điphô(1660-1731) 
- Sinh ở Luân đôn , trong một gia đình thanh giáo
- Tham gia tích cực các hoạt động chính trị của thời đại , dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu
- Tài năng văn học thực sự nở rộ vaog những năm 60 tuổi
2. Tác phẩm : 
Rôbinxơn Cru- xô : 1719
II/ Đọc , bố cục : 
Đọc : 
Bố cục :
- Đầu – “dưới đây”: Cảm nhận về chân dung của mình
- “Khẩu súng của tôi” : Trang phục , trang bị của Rôbin
- Còn lại : Diện mạo của Rôbinsơn 
III/ Phân tích : 
1. Cảm nhận của Rôbinsơn 
- Hình dạng kì lạ , quái đản và tức cười → Khơi gợi sự tò mò , thích thú cho người đọc
2. Trang phục , trang bị của Rôbisơn 
a. Trang phục : 
- Áo : bằng da dê dài tới 2 bắp đùi
- Quần : bằng da dê loe tới đầu gối
- Đôi ủng tự tạo , mủ bằng da dê
 → Trang phục hết sức kì cục , cuộc sống vô cùng khó khăn thiếu thốn
b. Trang bị : 
 - Thắt lưng , 2 cái túi, dù : đều bằng da dê
 - Cưa nhỏ , rìu con , thuốc súng , đạn , gùi..
→ Lỉnh kỉnh , cồng kềnh tương xứng với bộ trang phục .Là những trang bị tối thiểu dành cho cuộc sống săn bắt hái lượm
3. Diện mạo của Rôbinsơn : 
- Không đến nổi đen cháy
- Râu ria cắt tỉa theo kiểu Hồi giáo
- Ria mép dài , kì quái
 → Khiến mọi ngườu phải khiếp sợ
* Giọng văn hài hước dí dỏm thể hiện cuộc sống vô cùng khó khăn nhưng Rôbin vẫn lạc quan yêu đời vượt qua tất cả bằng ý chí nghị lực của mình
 * Tổng kết : ghi nhớ (sgk)
Củng cố : Nếu em là Rôbin , em sẽ làm gì ?
 Hs : Trả lời
 Qua văn bản , em học được những đức tính gì từ Rôbin ?
 Hs ; lạc quan , yêu đời có niềm tin vượt lên mọi khó khăn
Dặn dò : Nắm nội dung , nghệ thuật văn bản
 Nắm bức chân dung tự hoạ của Rôbin ?
 Soạn : Tổng kết ngữ pháp (t1)
Tiết 147
NS : TỔNG KẾT NGỮ PHÁP (T1)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 - Giúp hs củng cố khắc sâu kiến thức về từ loại : Danh , Động , Tính từ và các từ loại khác
 - Rèn kỉ năng nhận diện , phân biệt các từ loại đã học
 - Giáo dục hs ý thức học tập tốt
II/ PHƯƠNG PHÁP : Câu hỏi gợi mở , thảo luận
III/ CHUẨN BỊ : 
 1. GV : Soạn giáo án
 2. HS : Học các khái niệm , làm bài tập
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
Ổn định tổ chức : 
Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm Danh , Động , Tính từ?
Hs :
Gọi hs đọc BT1. Bài tập này yêu cầu điều gì ?
Hs : 
Hs lên bảng làm . Hs khác nhận xét , gv bổ sung , chữa lỗi
Hs thảo luận nhóm BT2,3 trong 5p. Sau 5p đại diện các nhóm lên bảng làm , thi nhóm nào làm nhanh
Gv gọi hs đọc BT5 ở SGK. Các từ in đậm thuộc từ loại nào ? Trong các câu trên nó được dùng như từ loại nào ?
Hs : 
GV : Đây là hiện tượng chuyển loại của từ. Vì vây khi xem xét một từ thuộc từ loại nào , cần đặt nó vào ngữ cảnh câu văn
Hoạt động 2
Ngoài 3 từ loại chính nói trên , chúng ta đã học những từ loại nào ? 
Hs : số , lượng , phó , chỉ từ..
GV yêu cầu hs nhắc lại khái niệm các từ loại trên 
Hs :
 Gọi hs lên bảng làm BT1 vào bảng phụ 
GV chữa bài tập
Tìm những từ chuyên dùng để tạo câu nghi vấn ?
Hs : 
Các từ trên thuộc từ loại nào ?
Hs : Tình thái từ
A. Từ loại : 
I/ Danh từ , Động từ , Tính từ 
Lí thuyết : 
- Danh từ 
- Động từ 
- Tính từ .
Bài tập : 
BT1 : 
a. Hay : Tính từ
 - Đọc : Động từ
 - Lần : danh từ
b. Nghĩ ngợi : Động từ
c. Lăng , làng : Danh từ
 - Phục dịch , đập : Động từ
d. Đột ngột : Tính từ 
e. Phải , sung sướng : Tính từ
BT2 ,3 : 
- Rất , hơi , quá : đi kèm với tính từ
- Hãy , đã , vừa : đi kèm với động từ
- Những ,các ,một :đi kèm với danh từ
BT 5: 
a. Tròn : TT → ĐT
b. Lí tưởng : DT → TT
c. Băn khoăn : TT → DT 
II/ Các từ loại khác : 
Lí thuyết : 
BT 
BT1: bảng phụ 
Từ loại 
 Các từ có trong câu văn
Số từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
QH từ
Trợ từ
TT từ
 Thán từ 
Ba, năm
Những
Ấy , đâu
Đã , mới , đang
Nhưng , như , ở , của
Chỉ , cả , ngay
hả
trời ơi
BT2 : 
- Từ chuyên dùng cuối câu để tạo câu nghi vấn : à, ư , hử , hả , hớ
→ Thuộc tình thái từ
Củng cố : GV yêu cầu hs nhắc lại khái niệm các từ loại
Dặn dò : Nắm chắc các khái niệm từ loại đã học
 Làm BT4 - phần I ở SGK
 Chuẩn bị tiếp tiết 2 : Phần B, C và làm các bài tập ở phần này
Tiết 148
NS : TỔNG KẾT TỪ VỰNG (T2)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
- giúp hs củng cố khắc sâu kiến thức ngữ pháp đã học về cụm từ , các thành phần của câu
- Rèn kỉ năng nhận biết các cụm từ , các phần của cụm từ , các thành phần của câu
- Giáo dục hs tính tự giác trong học tập
II/ PHƯƠNG PHÁP: thảo luận nhom , câu hỏi gợi mở
III/ CHUẨN BỊ : 
 1. GV : Soạn giáo án ,giấy rôki , bút xạ
 2. HS : làm bài tập ở nhà
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
Ổn định tổ chức : 
Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CẢU THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
Chúng ta đã học những loại cụm từ nào ?
Hs : 
Thế nào là cụm danh từ , động từ ,tính từ ?
Hs : 
Gv chia lớp làm 6 nhóm thảo luận 
N1 , 2: BT1 
N3,4 : BT2
N5, 6 : BT3
Sau 5’ đại diện các nhóm trình bày Bt , nhóm 2,4,6 nhận xét bổ sung.Gv hoàn chỉnh bài tập
Qua 3 BT trên hãy rút ra nhận xét ?
Hs : DT đi kèm với Số từ , lượng từ
 ĐT -> Phó từ thời gian
 TT - > Phó từ chỉ mức độ
Hoạt động 2
Kể tên các thành phần chính , thành phần phụ của câu ? Dấu hiệu ?
Hs : 
GV gọi hs lên bảng làm BT2
Cả lớp chữa bài
Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập ?
Hs : Trả lời , bổ sung
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận BT2 vào giấy rôki
Hs thảo luận 5’dán kết quả lên bảng
Gv nhận xét kết quả mỗi nhóm , chữa bài tập
C.Cụm từ :
BT1 : 
a. Những ảnh hưởng quốc tế
 Một nhân cách
 Một lối sống
b. Những ngày khởi nghĩa
c.Tiếng cười nói..
BT2: 
a. Đã đến 
 Sẽ chạy xô đến
b. Vừa lên
BT3 : Cụm tính từ 
a. Rất Việt nam 
 rất bình dị 
 rất Phương Đông
 rất mới 
 rất hiện đại
b. Sẽ không êm ả
c. Phức tạp hơn
 Phong phú hơn
 Sâu sắc hơn
D. Thành phần câu
BT2 : 
a. Đôi càng tôi / mẫm bóng
 CN VN
b. Sau một hồitôi / mấy người học trò cũ/ đến sắp hàng CN
 VN
c. Còn tấm gương/ nó / vẫn là người.. CN
VN
II/ Thành phần biệt lập : 
BT2 
- TThái : có lẽ , ngẫm ra , có khi..
- Gọi đáp : bẩm , ơi 
- Phụ chú : Dừa xiêm
Củng cố : Gv nhắc lại các khái niệm vừa ôn
Dặn dò : Nắm chắc các khái niệm , các thành phần câu
 Soạn : Luyện tập viết biên bản
Tiết 149
NS : LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 - Giúp hs củng cố khăc sâu kiến thức lí thuyết về biên bản
 - Rèn kỉ năng viết biên bản hoàn chỉnh
 - Giáo dục hs tích cực tự giác học tập
II/ PHƯƠNG PHÁP : vấn đáp
III/ CHUẨN BỊ : 
 1. GV : Soạn giáo án , một số biên bản mẫu
 2. HS : Nghiên cứu bài ở nhà
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. Ổn định tổ chức : 
 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
 3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NỘI DUNG KIẾN THỨC 
Hoạt động 1
Gv yêu cầu hs nhắc lại mục đích , nội dung , hình thức bố cục của biên bản ?
Hs nhắc lại , gv bổ sung
Hoạt động 2
Gv cho hs thảo luận 4 nhóm trong 5’
Sắp xếp các tình tiết trong BT1 theo trình tự hợp lí
Hs thảo luận vào phiếu học tập , sau đó lên bảng ghi thứ tự
Gv nhận xét kết quả từng nhóm , chữa bài tập
GV : trên cơ sở trình tự này , về nhà hoàn chỉnh biên bản này
Theo em để viết biên bản trên cần có những ý chính nào ?
Hs : 
+ Thời gian , địa điểm 
+ Kết qủa công việc đã làm
+ Nội dung công việc
+ Các dụng cụ bàn giao
Hãy viết hoàn thiện biên bản trên ?
Hs viết biên bản vào vở 
GV gọi 2-3 hs đọc biên bản , cả lớp nhận xét , bổ sung
I/ Nhắc lại lý thuyết 
1. Mục đích : 
2. Yêu cầu về nội dung và hình thức
3. Bố cục biên bản
II/ Luyện tập : 
BT1 : Trình tự hợp lí
b. Hội nghi bắt đầu vào lúc ..
a.Tầnh phần 
d.Cô lan khai mạc
c. Lớp truởng báo cáo 
e. Kinh nghiệm của Thu nga , Thuý Hà
g. Cô Lan tổng kết..
BT3 : Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần
- Thời gian địa điểm , thành phần 
- Nội dung bàn giao
+ Kết quả công việc đã làm trong tuần
+ Nội dung công việc tuần tới
+ Các dụng cụ trực tuần
- Thời gian kết thúc, chữ kí đại diện 2 lớp
4. Củng cố : Gv yêu cầu hs nhắc lại
5. Dặn dò : Hoàn thiện biên bản BT3
 Làm BT2 , 4 ở SGK
 Soạn : Hợp đồng
Tiết 150 
NS : HỢP ĐỒNG
I/ MỤC TIỀU CẦN ĐẠT : 
 - Giúp hs nắm được mục đích , yêu cầu , đặc điểm và cách viết hợp đồng
 - Rèn kỉ năng nhận biết các tình huống viết hợp đồng , tập viết một hợp đồng
 - Giáo dục hs ý thức học tập
II/ PHƯƠNG PHÁP : câu hỏi gợi mở
III/ CHUẨN BỊ : 
 1. GV : Soạn giáo án
 2. HS : Nghiên cứu bài ở nhà
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 
 1. Ổn định tổ chức : 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY , TRÒ
 NÔỊ DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
Gv gọi hs đọc văn bản SGK.
HS : đọc
Theo em hợp đồng trên dùng để làm gì ? 
Hs : 
Theo em hợp đồng có tính pháp lí không? 
Hs : có 
Căn cứ vào văn bản trên , hãy cho biết hợp đồng cần đạt những yêu cầu nào?
Hs :

Tài liệu đính kèm:

  • docga van 9(6).doc