Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Trung Hưng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Trung Hưng

A. Mục tiêu: giúp HS

 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác.

 B. Chuẩn bị

 GV: Soạn + TLTK

 HS: Đọc kỹ + Soạn bài

 C. Tiến trình dạy học

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

 * KT vở soạn của HS.

 III. Các hoạt động

 *Hoạt động 1- Giới thiệu: HCM không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM.

Hoạt động 2 I. Tìm hiểu chung

HS đọc chú thích ( SGK-7 ) 1. Tác phẩm

- Căn cứ vào phần chữ in nhỏ cuối VB, em cho biết VB này trích từ đâu? In trong tập nào? Của tác giả nào?

- Xác định kiểu loại VB?

+ Kiểu VB: Nhật dụng

+ Trong chương trình có những VB nhật dụng về các chủ đề: Quyền sống của con người, BVHB, chống chiến tranh, vấn đề sinh thái,.VB này thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc VHDT. Bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn mang ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là một việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN nhất là lớp trẻ.

- VB chia mấy phần? ND từng phần? + Bố cục: 3 đoạn

+ Từ đầu.rất hiện đại: Quá trình hình thành của phong cách văn hoá HCM.

+ Tiếp.hạ tắm ao: Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.

+ Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM.

 

doc 197 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Trung Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1,2 văn bản phong cách hồ chí minh 
 (Lê Anh Trà)
Ngày tháng năm 
A. Mục tiêu: giúp HS	
 - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác.
 B. Chuẩn bị	
	GV: Soạn + TLTK
	HS: Đọc kỹ + Soạn bài
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ:
 * KT vở soạn của HS.
 III. Các hoạt động
	*Hoạt động 1- Giới thiệu: HCM không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách HCM.
Hoạt động 2
I. Tìm hiểu chung
HS đọc chú thích ( SGK-7 )
1. Tác phẩm
- Căn cứ vào phần chữ in nhỏ cuối VB, em cho biết VB này trích từ đâu? In trong tập nào? Của tác giả nào?
- Xác định kiểu loại VB? 
+ Kiểu VB: Nhật dụng
+ Trong chương trình có những VB nhật dụng về các chủ đề: Quyền sống của con người, BVHB, chống chiến tranh, vấn đề sinh thái,...VB này thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc VHDT. Bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn mang ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là một việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN nhất là lớp trẻ.
- VB chia mấy phần? ND từng phần?
+ Bố cục: 3 đoạn
+ Từ đầu...rất hiện đại: Quá trình hình thành của phong cách văn hoá HCM.
+ Tiếp...hạ tắm ao: Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.
+ Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM.
Hoạt động 3
II. Đọc- Hiểu VB
* Giọng: Chậm, rõ ràng, khúc triết.
HS đọc đoạn 1
1. Quá trình hình thành phong cách văn hoá HCM.
- ĐV đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác ntn?
- Vốn tri thức văn hoá: sâu rộng.
+ ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các DT, NDTG và VHTG sâu sắc như Bác. Cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định.
- Bằng những con đường nào Người có được vốn văn hoá ấy?
+ Học tập, rèn luyện
+ Đi nhiều, có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với VH nhiều nước, DT, Từ dông sang tây, khắp các châu lục.
+ Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng. Vì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá với các DT trên thế giới.
+ Có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc đến mức uyên thâm.
+ Học trong công việc, LĐ.
- Nhưng điều quan trọng và kì lạ nhất trong phong cách HCM là gì?
+ Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
* Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
* Tiếp thu mọi cái đẹp, hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
* Trên nền tảng VHDT mà tiếp thu những ảnh hưởng Quốc tế.
+ Những ảnh hưởng QT đó đã nhào nặn với cái gốc VHDT không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất VN, một lối sống rất bình dị, rất VN, rất phương Đông, nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
+ Điều kỳ lạ trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất khác nhau nhưng thống nhất trong con người HCM. Đó là truyền thống và hiện đại; phương đông và phương tây; xưa và nay; DT và QT; vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hoà bậc nhất trong LSDTVN từ xưa đến nay. Một mặt, tinh hoa Hồng lạc đúc nên Người nhưng mặt khác tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách HCM.
HS đọc đoạn 2
2. Vẻ đẹp của phong cách HCM
- Được thể hiện ở những mặt nào?
- Lối sống vô cùng giản dị:
 + Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ.
 + Trang phục giản dị.
 + ăn uống đạm bạc.
- Cách sống giản dị, đạm bạc nhưng lại vô cùng thanh cao, sang trọng
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
- Gợi nhớ đến cuộc sống của các vị hiền triết trong LS: đạm bạc mà thanh cao.
HS đọc đoạn 3
3. ý nghĩa phong cách HCM
+ Giống các vị danh nho: không phải tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, lập dị, mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về lối sống.
+ Khác các vị danh nho ở chỗ nào?
- Đây là lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị chủ tịch nước- linh hồn của DT trong hai cuộc kháng chiến và công cuộc XDCNXH.
- Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phảm chất cao quý của phong cách HCM, người viết đã dùng những biện pháp NT nào?
4. Nghệ thuật
- Kết hợp giữa kể và bình
+ Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên: “ Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các DT và NDTG, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch HCM”; “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”,...
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa HCM với các bậc hiền triết của DT.
- Sử dụng NT đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức DT, VN.
HS đọc
* Ghi nhớ (SGK-8)
 IV. Củng cố: Đọc những đoạn thơ nói về phong cách HCM:
	Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị,
	Màu quê hương bền bỉ, đậm đà...
	Bác Hồ đó ung dung châm lửa hút,
	Trán mênh mông , thanh thản một vùng trời,
	Không gì vui bằng đôi mắt Bác Hồ cười,
	Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi...
	Giọng của Người không phải sấm trên cao
	Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước,
	Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước
	Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...
ảảả
	Anh dắt em vào cõi Bác xưa,
	Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa,
	Có hồ nước lặng sôi tăm cá,
	Có bưởi, cam thơm, mát bóng dừa...
 ( Tố Hữu)
ảảả
	Người chưa năm chục kêu già đấy,
	Mà ta sáu ba còn khoẻ thay,
	ở ăn thanh đạm, tinh thần nhẹ,
	Làm việc ung dung với tháng ngày.
	ảảả
	ăn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ,
	Trần mà như thế kém gì tiên,...
	( Hồ Chí Minh )
 V. HDHB:
	- Học phân tích + Ghi nhớ.
	- Soạn : Đấu tranh cho một TG hoà bình.
 Ngày tháng năm 
Tiết 3 các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu: giúp HS
 - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
 - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
 B. Chuẩn bị	GV: Soạn.
	HS: Xem trước bài.
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. KIểm tra bài cũ:
 III. Các hoạt động
	*Hoạt dộng 1- Giới thiệu: Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp vẫn phải tuân thủ. Những qui định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại.
Hoạt động 1
I. Phương châm về lượng
HS đọc
1. VD ( SGK- 8)
- Câu trả lời của Ba có làm cho An thoả mãn không, tại sao?
* Đọc
* NX:
- Câu trả lời của Ba không thoả mãn điều An cần biết. điều An muốn biét là địa điểm học bơi.
+ Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Vậy nói mà không có nội dung dĩ nhiên là một hiện tượng không bình thường trong giao tiếp, vì câu nói ra trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải một nội dung nào đó. 
- Muốn giúp người nghe hiểu thì người nói cần chú ý điểm gì?
=> Muốn giúp người nghe hiểu, người nói cần chú ý xem người nghe hỏi về cái gi? Ntn? ậ đâu?
HS đọc
2. VD (SGK- 9)
* Đọc
* NX:
- Vì sao truyện này lại gây cười? Lẽ ra anh có lợn cưới và anh có áo mới phải hỏi và trả lời ntn để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời?
- Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói;
+ Câu hỏi thừa từ “ cưới”.
+ Câu đáp thừa ngữ: “ từ lúc... này”
- Vậy muốn hỏi đáp cho chuẩn mực cần chú ý điều gì?
=> Không hỏi thừa và trả lời thừa.
=> Vậy khi giao tiếp cần nói có ND ( đúng, đủ) không thừa, không thiếu [ phương châm về lượng.
* Ghi nhớ (SGK- 9)
Hoạt động 2
II. Phương châm về chất.
HS đọc
* Đọc
* NX:
- Truyện cười này phê phán thói xấu nào?
- Truyện cười phê phán tính nói khoác ( nói những điều mà chính mình cũng không tin là thật)
- Từ sự phê phán trên, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
+ Không nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.
- Vậy trong giao tiếp có đièu gì cần tránh?
=> Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
HS đọc
* Ghi nhớ (SGK-10).
Hoạt động 3
III. Luyện tập (SGK- 10,11)
 BT 1: 	a. Thừa cụm từ “ nuôi ở nhà”. Vì từ gia súc đã bao hàm chứa nghĩa: thú nuôi trong nhà.
	b. Thừa cụm từ “ có hai cánh”. Vì các loài chim đều có hai cánh.
 BT 2: Điền từ vào chỗ trống:
	a. Nói có sách mách có chứng.	 b. Nói dối.	 c. Nói mò.
	d. Nói nhăng nói cuội.	 e . Nói trạng.
 [ Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến một phương châm về chất trong hội thoại.
 BT 3: - Truyện thừa câu: Rồi có nuôi được không?
	=> Người nói đã vi phạm phương châm về lượng.
 BT 4: 
	a. Các từ ngữ : Như tôi được biết, tôi tin rằng,...được sử dụng trong trườg hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về chất. Người nói tin rằng những điều mình nói là đúng, muốn đưa ra bằng chứng xác thực để thuyết phục người nghe nhưng chưa có hoặc chưa kiểm tra được nên phải dùng những từ ngữ trên.
	b. Các từ ngữ: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết được sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về lượng. Nghĩa là không nhắc lại những điều đã được trình bày.
 BT 5:
	* ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
	* ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ.
	* ăn không nói có: Vu khống, bịa đặt.
	* Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ gì cả.
	* Khua môi múa mép; nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
	* Nói dơi nói chuột; Nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
	* Hứa hươu hứa vượn: Hứa để được lòng nhưng không thực hiện.
=> Tất cả những thành ngữ trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất. Các thành ngữ này chỉ những điều tối kị trong giao tiếp " nên tránh.
 IV. Củng cố. 
 V. HDHB;
	+ Học ghi nhớ, làm BT. 
	+ Xem bài mới.
 Ngày tháng năm 
Tiết 4 sử dụng một số biện pháp 
 nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 A. Mục tiêu: giúp HS
 - Hiểu việc sử dụng một số biện pháp NT trong VB thuyết minh làm cho VB thuyêt minh thêm sinh động, hấp dẫn.
 - Biết cách sử dụng một sô biện pháp NT vào VB thuyết minh.
 B. Chuẩn bị	GV: Soạn
	HS: Đọc kĩ và trả lời câu hỏi.
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 I. Kiểm tra bài cũ
 II. Các hoạt động
Hoạt động 1
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp NT trong VB thuyết minh.
1. Ôn tập VB thuyết minh
- VB thuyết minh là gì? VB thuyết minh được viết ra nhằm mục đích gì?
- VB thuyết minh: Là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa,... của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, XH bằng các phươgn thức: trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng?
* Phương pháp thuyết minh: 6 p. ...  lòng ông cũng vơi đi được đôi phần.
	(Theo Ngữ Văn 9, tập một, tr.170)
 Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
	A. Lặng lẽ Sa Pa.	B. Chuyện người con gái Nam Xương
	C. Làng	D. Chiếc lược ngà.
 Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì?
	A. Miêu tả gia đình ông lão (ông Hai)
	B. Miêu tả bố con ông lão
	C. Bộc lộ những suy nghĩ của ông lão về đứa con.
	D. Ghi lại tâm trạng, tình cảm của ông lão.
 Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?
	A. Tác giả (người kể giấu mình)
	B. Ông lão.
	C. Con ông lão.
	D. Anh em đồng chí của lão.
 Câu 4: Câu nào sau đây là lời đối thoại?
	A. Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
	B. ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.
	C. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai
	D. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi xoi bố con ông.
 Câu 5: Vì sao ông lão Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà?
	A. Vì sợ người chủ nhà không cho ở nhờ
	B. Vì sợ bọn Tây và Việt gian bắn giết.
	C. Để trông coi con trai và giữ tài sản
	D. Buồn khổ, xấu hổ, đâu đớn khi nghe tin làng Dầu theo giặc.
 Câu 6: Dòng nào sau đây nói đúng nghĩa của từ đơn sai?
	A. Không giữ đúng như lời, thiếu trung thực, thay lòng đổi dạ
	B. Sai lầm nhỏ mà tác hại lớn không thể lường hết được
	C. Không phù hợp với phép tắc hoặc những điều quy định
	D. Sai chỉ một ít, rất nhỏ không đáng kể.
 Câu 7: Đoạn trích trên cho thấy ông lão là người như thế nào?
	A. Hèn nhát, không có bản lĩnh
	B. Đề cao danh dự cá nhân
	C. Yêu làng, gắn bó với kháng chiến và Cụ Hồ
	D. Yếu đuối, đa sầu đa cảm.
 Câu 8: Tại sao Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má?
	A. Vì thương thân trách phận
	B. Vì gia cảnh nghèo đói
	C. Bế tắc vì bà chủ nhà không cho ở nhờ
	D. Vì xúc động khi nghe con trai nói đúng được nỗi lòng ông.
 II. Phần tự luận (6 điểm)
 Câu 1 (1,5 điểm): Đoạn thơ kết thúc một bài thơ có câu:
	 Trăng cứ tròn vành vạnh
 a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ. Đoạn thơ vừa chép được trích trong tác phẩm nào? Tác giả?
 b. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?
* Gợi ý trả lời:
 a.	Trăng cứ tròn vành vạnh
	kể chi người vô tình
	ánh trăng im phăng phắc
	đủ cho ta giật mình.	(ánh trăng- Nguyễn Duy)
 b. Giải thích được vầng trăng mang nhiều ý nghĩa tượng trưng:
	+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, là người bạn thời thuổi nhỏ, rồi chiến tranh ở rừng.
	+ Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình. Hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.
	+ ở khổ thơ cuối, trăng còn tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, là người bạn- nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và mỗi chúng ta: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
	- Chủ đề của bài thơ: Là tiếng lòng, là những suy nghĩ thấm thía, nhắc nhở chúng ta về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, nghĩa tình đối với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu.
	Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở người đọc cề thái độ sống: Uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ.
 Câu 2 (4,5 điểm): Em hãy đóng vai ông Sáu hoặc bé Thu ( nhân vật trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng) để kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa hai cha con sau tám xa cách.
	* Yêu cầu trả lời: 
	- HS tự chọn vai kể là một trong hai nhân vật trên.
	- Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
	- ND: Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa hai cha con sau tám năm xa các 
	* Khi kể cần lưu ý bám sát vào ND của đoạn trích đã học, nhân vật cần phải bộc lộ những suy nghĩ riêng 
	+ Nhân vật ông Sáu: Tâm trạng buồn, đau khổ khi con không nhận cha, ân hận khi đã đánh con, tâm trạng khi ông ở chiến trường làm chiếc lược để tặng con.....
	+ Nhân vật bé Thu: Tâm trạng khi có người nhận mình là con xưng ba ntn?
	Những ngày ba ở nhà thì thái độ và tình cảm với ba ra sao?
	Khi ba đi? ( day dứt, ân hận, thương ba.......) 
 IV. Củng cố
 V. HBHB: 
 Ngày tháng năm 
 Tiết 87	tập làm thơ tám chữ (tiếp tiết 54)
 A. Mục tiêu: 
 - Tiếp tục hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu những bài thơ tám chữ của các nhà thơ.
 - Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
 - Rèn kỹ năng làm bài thơ tám chữ đúng vần điệu.
 B. Chuẩn bị	GV: Soạn + TLTK.
	HS: Soạn + Sưu tầm.
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 1. Thơ 8 chữ thường có cách gieo vần ntn?
	 - Vần chân theo từng cặp khuân âm.
	 - Vần chân gieo cách theo từng cặp.
 2. Nêu cách ngắt nhịp trong thơ tám chữ?
 III. Các hoạt động 
I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
1. Tác giả Thế Lữ:
 Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy
Thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo động
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê
 (cây đàn muôn điệu)
2. Tác giả Xuân Diệu:
 Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời (Tiếng gió)
3. Tác giả Hàn Mạc Tử.
 Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Bao lời thơ đều dính não cân ta
Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọt
Cho mê man tê điếng cả làn da (Trăng)
HS lựa chọn đề tài viết theo thể thơ 8 chữ.
- Nhận xét:
+ Những bài thơ, đoạn thơ tám chữ trên sử dụng vần chân 1 cách rất linh hoạt có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau. Có vần giãn cách
+ Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt
II. Viết thêm 1 câu thơ để hoàn thiện khổ thơ
1. Yêu cầu:
- Câu mới viết phải đủ tám chữ.
- Phải đảm bảo sự lôgic về ý nghĩa với những câu đã cho
- Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho
 IV. Củng cố
 V. HBHB: 
 Ngày tháng năm
 Tiết 88, 89	 hướng dẫn đọc thêm
	 Văn bản: Những đứa trẻ
 M. Go-rơ-ki
 A. Mục tiêu: 
 - Tình bạn trong sáng, ấm áp của những đữa trẻ sống thiếu tình thương
 - Tấm lòng yêu thương, bền chặt những con người đồng khổ của nhà văn M. Gorơki
 - Cách kể chuyện đan xen các yếu tố đời thường với các yếu tố cổ tích, sự kết hợp hài hoà tự sự (chủ yếu bằng đối thoại của nhân vật) với miêu tả là những nét nghệ thuật nổi bật của văn bản.
 B. Chuẩn bị	GV: Soạn + TLTK.
	HS: Đọc kĩ + Soạn bài.
 C. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Các hoạt động 
	* Giới thiệu bài: M.Go-rơ-ki là đại văn hào Nga, người mở đầu cho VHCM Nga đầu thế kỷ XX, là 1 trong những nhà văn có ảnh hưởng sâu rộng cách mạng Việt Nam là tác giả của nhiều truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút kí, kịch nói"Thời thơ ấu" (1913) là tập 1 của tiểu thuyết tự thuật.
I. Đọc- Tìm hiểu chung
HS đọc *
1. Tác giả (1868- 1936)
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Bút danh của A-lếch-xây Pê-scốp
- Là nhà văn lớn của Nga và thế giới thế kỷ XX
- Cuộc đời cay đắng, đau khổ.
- Có nhiểu tác phẩm nổi tiếng.
2. Tác phẩm :
Những đứa trẻ" trích chương 9 tác phẩm "Thời thơ ấu" (năm 1913-1914)
+ Đây là tiểu thuyết tự thuật, người kể là tác giả xưng tôi, kể chuyện đời mình ở ngôi thứ 1. Nhà văn viết tác phẩm này những năm 1913- 1914 (ông ngoài 40 tuổi). Ông kể lại quãng đời của cuộc đời mình mấy chục năm về trước (từ năm lên 3 đến năm lên 10).
+ Nhân vật chính : Tôi- người kể.
- NX về đặc điểm kể chuyện trong VB trên các yếu tố:
* Phương thức biểu đạt?
* Kiểu ngôn ngữ nhân vật?
* Sử dụng chi tiết?
 * Phương thức biểu đạt : TS + MT.
 * Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
 * Đan xen chi tiết thật ngoài đời thường với chi tiết hư ảo của truyện cổ tích.
- Bố cục?
+ Từ đầu....cúi xuống: Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
+ Tiếp .....nhà tao: Tình bạn bị cấm đoán.
+ Còn lại: Tình bạn vẫn tiếp diễn.
 + Bố cục : 3 phần
II. Đọc- Hiểu VB
+ Tóm tắt: Sau gần 1 tuần không thấy sau đó 3 anh em con nhà đại tá lại ra chơi với Aliôsa chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻ. Alsôsa kể cho lũ trẻ nghe những truyện cổ tích mà bà ngoại đã kể. Viên đại tá cấm các con chơi với Aliôsa đuổi em ra khỏi sân. Nhưng Aliôsa vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ và cả bọn cảm thấy vui thích
1. Những đứa trẻ gặp nhau
- Hoàn cảnh của Aliôsa?
Aliôsa
Ba đứa con đại tá
- Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng, ở với ông bà ngoại.
- Cuộc sống của gia đình Aliôsa?
- Gia đình : thường dân
- Còn 3 đứa trẻ nhà đại tá?
- Mẹ mất, ở với dì ghẻ.
- Bị Bố cấm đoán và đánh đòn.
- Gia đình quan chức, giàu sang.
+ Ông bà ngoại của Aliôsa là hàng xóm với lão đại tá
Ôpxiannicốp nhưng hai gia đình thuộc những thành phàn XH khác nhau nên ông ta không cho những đứa con của mình chơi với Ali. 
- Lý do nào khiến tình bạn gữa chúng nảy nở?
- Do tình cờ đã góp sức và cứu đứa nhỏ rơi xuống giếng.
- Hiểu được tấm lòng của Ali.
] Chúng chơi với nhau và trở nên thân thiết.
- Vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến hơn 30 năm sau ông vẫn còn nhớ như in?
+ Do hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khién Ali thân thiết với bọn trẻ và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ông.
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của Ali.
- Tìm, PT và bình luận 1 số hình ảnh của 3 đứa trẻ nhà hàng xóm?
- trước khi quen, thân ; bọn trẻ ăn mặc như nhau, khuôn mặt tròn, mắt xám chỉ có thể phân biệt chúng theo tầm vóc.
- Tâm trạng của Ali biểu lộ ntn khi nghe chúng gọi dì ghẻ là mẹ khác?
- Khi nghe chúng kể chuyện mẹ mất, còn dì ghẻ là mẹ khác thì lặng đi.
+ Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con. Cách so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu.
] thông cảm với những bất hạnh của các bạn nhỏ.
- Khi lão đại tá xuất hiện, mắng ă Ali rất hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh sống thiếu tình thương.
+ “Đứa nào gọi nó sang?”- Tác giả viết: “Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà,khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn”. Đấy là lần thứ hai nhà văn dùng hình tượng so sánh. Cách so sánh chính xác vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của 3 đứa trẻ, vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng. Chúng bị bố áp chế, lẳng lặng vào nhà, chẳng dám hé răng.
- Bọn trẻ không bao giờ nói 1 lời về bố và dì ghẻ.
3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích
- Được lồng vao qua các chi tiết :
+ Dì ghẻ
+ Mấy đứa trẻ nhà hàng xóm nhắc đến dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác thì Ali đã liên tưởng đến những nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong các câu chuyện cổ tích.
+ Người mẹ thật
- Ali như lạc vào trong thế giới truyện cổ tích, nói với chính mình “ Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vảy cho ít cho ít nước phép là sống lại; có biết bao nhiêu người chết mà không pahỉ là chết thật mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thủy”.
+ Hình ảnh người bà hiền hậu
* Ghi nhớ (SGK- 234)
 IV. Củng cố
 V. HBHB: 
 Ngày tháng năm
Tiết 90	trả bài kiểm tra tổng hợp học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 Ki 1(1).doc