Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 13

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 13

Tiết 61: LÀNG

 (Kim Lân)

I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, HS sẽ:

- Hiểu biết sơ lược về tác giả và tác phẩm.

- Tóm tắt được nội dung truyện.

- Bước đầu cảm nhận được tình yêu làng thắm thiết, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Rèn luyện năng lực đọc hiểu, năng lực tóm tắt văn bản.

- Có tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.

II. Chuẩn bị

-GV: Nghiờn cứu, soạn bài.

-HS: Đọc , soạn bài

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 14/11/2009 
Tiết 61: Làng
 (Kim Lân)
I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, HS sẽ:
- Hiểu biết sơ lược về tác giả và tác phẩm.
- Tóm tắt được nội dung truyện.
- Bước đầu cảm nhận được tình yêu làng thắm thiết, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 
- Rèn luyện năng lực đọc hiểu, năng lực tóm tắt văn bản.
- Có tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. 
II. Chuẩn bị
-GV: Nghiờn cứu, soạn bài.
-HS: Đọc , soạn bài
III. Hoạt động dạy và học
Ổn định tổ chức:
9a
ND:16/11/2009
9b
ND:16/11/2009
9c
ND:16/11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ "ánh trăng". Nêu ý nghĩa của bài thơ.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: GV khái quát về những biểu hiện về tình yêu quê hương đất nước của mỗi người ( Có thể là sự hi sinh anh dũng, là công sức khai hoang, vun trồng những thửa ruộng, là những khúc ca hùng tráng ca ngợi đất nước... ) - > Tình yêu, sự gắn bó thuỷ chung với cái làng của mình ...=> bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
 HĐ1
- GV hướng dẫn cách đọc: Thể hiện giọng kể. Chú ý các mẩu đối thoại, ngôn ngữ thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật. 
- GV đọc mẫu một đoạn.
- HS đọc.
- Nhận xét cách đọc.
- HS tóm tắt truyện
(Trong kháng chiến, ông Hai- người làng Chợ Dầu, buộc phải rời làng. ở nơi tản cư, nghe tin đồn làng theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn.)
? Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Kim Lân?
( Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, ông am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.)
? Truyện ngắn "Làng" được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
( Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp )
- GV lưu ý HS một số chú thích trong bài.
? Truyện nói về ai, về điều gì và trong hoàn cảnh nào? 
( Tình yêu làng quê của ông Hai - Một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kháng chiến chống Pháp)
? Hãy liệt kê các sự việc chính?
-Ông Hai-người làng Chợ Dầu, trong k/c buộc phải dời làng đi tản cư.
-ở nơi tản cư ông nghe tin làng CD theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ.
-Cái tin làng CD không theo Việt gian làm ông vui vẻ phấn chấn trở lại.
? Dựa vào các sự việc em hãy tìm bố cục của truyện ?
- 3 phần:
 -P1:Từ đầu->”ruột gan ông cứ như múa cả lên”:C/s của ông Hai nơi tản cư.
 -P2:Tiếp theo->”Vơi đi đôi phần” 
- P3 : Cũn lại
? Những biện pháp chủ yếu nào được dùng để miêu tả nhân vật chính?
( Miêu tả nội tâm, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại) 
?Truyện được kết hợp những phương thức biểu đạt nào ? Phương thức nào được sử dụng chủ yếu?
(Tự sự là chính- câu chuyện được triển khai theo các sự việc )
? Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
( Ngôi thứ ba )
? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể này?
( Đảm bảo tính khách quan, gợi cảm giác chân thực cho người đọc )
?Tác giả xây dựng tình huống truyện như thế nào? 
(Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, độc đáo)
? Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào tình huống gay cấn đó nhằm mục đích gì?
( Bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai)
HĐ2
?Trong cuộc sống ở nơi tản cư mối quan tâm lớn nhất của ông Hai là gì?
? Tìm chi tiết thể hiện mối quan tâm đó?
GV nhắc lại một số chi tiết thể hịên tình yêu làng quê của ông Hai. ( phần SGK đã lược bỏ).
(Ông khoe và tự hào về làng mình: Nhà ngúi san sỏt sầm uất như tỉnh; khoe sinh phần cụ thượng; cái loa phóng thanh, cái sân lát gạch...)
Khi kể say sưa, 2 con mắt sỏng, cỏi mặt biến chuyển
GV:Qua những chi tiết vừa tỡm hiểu em thấy ông Hai là người như thế nào?
HĐ3. Luyện tập 
-Đọc diễn cảm một đoạn mà em cho là hay nhất.
I. Đọc . Tiếp xỳc văn bản:
1. Đọc.
Chỳ thớch
Tỏc giả, tỏc phẩm
Từ khú
Bố cục: 3 phần
PTBĐ
- Những biện pháp chủ yếu dùng để miêu tả nhân vật chính: miêu tả nội tâm, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. 
- Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Tình huống truyện: đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, độc đáo để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai 
II,Tỡm hiểu văn bản
 1,Cuộc sống ông Hai nơi tản cư.
 - ở nơi tản cư ông Hai luụn nhớ và tự hào về làng CD; quan tâm đến cuộc k/c của đất nước.
=>Là người nông dân chất phác, cần cù, có tấm lòng gắn bó với làng quê và k/c.
4. Củng cố, dặn dũ:
? Cảm nhận đầu tiờn của em về nhõn vật ụng Hai?
- Đọc và tóm tắt truyện 
- Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.
Ngày soạn: 15/11/2009
Tiết 62 : Làng ( Kim Lõn)
( Tiếp theo )
I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, HS sẽ:
	- Cảm nhận được tình yêu làng thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 
- Thấy được nét nghệ thuật đặc sắc trong truyện: xây dựng tình huống, tâm lí nhân vật, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật. 
-Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Có tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn bài
- Học sinh: Tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK 
III. Hoạt động dạy và học
Ổn định tổ chức:
9a
ND:17/11/2009
9b
ND:17/11/2009
9c
ND:17/11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện "Làng"( Kim Lân )
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
 *Gọi HS tóm tắt cốt truyện,nhắc lại tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
? Trước khi nghe tin dữ, ụng Hai đang ở đõu? Tõm trạng ụng như thế nào?
Hoạt động1. 
- Đang ở phũng thụng tin, tõm trạng vui vẻ, phấn chấn “ ruột gan ụng cứ mỳa cả lờn” 
* HS chỳ ý từ: “ Cổ ụng lóo nghẹn ắngthụi lại chuyện ấy rồi”
? Tỡm những chi tiết thể hiện thỏi độ của ụng Hai khi nghe tin làng CD theo giặc?
Cổ ụng lóo nghẹn ắng lại, da mặt tờ rõn rõn, lặng đi, tưởng như khụng thở được, một lỳc sau ụng mới rặn ố ố, nuốt một cỏi gỡ vướng ở cổ, giọng lạc hẳn đi.
Cỳi gằm mặt, về nằm vật ra giường, nước mắt trào ra, ụng rớt lờn rồi ngờ ngợ, một loạt cỏc cõu hỏi đặt ra, trằn trọc khụng ngủ.
Lỳc nào cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, đang bàn tỏncứ nghe tiếng Tõy, Việt gian, Cam-nhụng là ụng lủi ra một gúc nhà, nớn thớt “ thụi lại chuyện ấy rồi.
? Những chi tiết ấy thể hiện tõm trạng gỡ của ụng Hai?
*Chỳ ý phần chữ nhỏ.
? Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ông Hai đó cú sự lựa chọn như thế nào ? Câu văn nào thể hiện điều đó ? 
-ông đã dứt khoát lựa chọn“Làng thì yêu yêu thật nhưng làng theo giặc thì phải thù”
? Qua cách lựa chon ấy giúp em hiểu gì về tình yêu nước của ông Hai ? 
-> Tình yêu nước rộng lớn hơn bao trùm lên tình cảm làng quê.
? Cho dù đã lựa chọn như vậy nhưng trong ông vẫn day dứt điều gì ?
Khụng thể dứt bỏ tỡnh cảm với làng quờ. Vỡ thế ụng càng đau xút, tủi hổ.
? Tiếp đó ông Hai đã bị đẩy vào tình thế nào ? mối mâu thuấn trong nội tâm của ông ra sao ?
- Ông bị đẩy vào tình thế bế tắc tuyệt vọng khi bị mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi.
ễng cũng khụng thể quay về làng . Bởi vỡ về làng tức là chịu làm nụ lệ cho thằng Tõy.
*HS chỳ ý đoạn "Ông lão ôm thằng con út.."
.-> "cũng vơi đi được đôi phần"
? Cảm xúc của ông Hai khi nói chuyện với con?
Nước mắt giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má 
? Qua lời tâm sự với con, em hiểu gì về thái độ, tình cảm của ông Hai?
- Thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng.
? Theo em, lời tâm sự với con của ông Hai thực chất là gì?
( Lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình)
? Qua lời tâm sự với đứa con nhỏ em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước với cuộc kháng chiến?
? Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông Hai có tâm trạng như thế nào?
- Cái mặt buồn thỉu mọi ngày vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy...
?Tại sao nghe tin nhà bị đốt ông Hai lại khoe với mọi người: "Tây nó đốt nhà tôi rồi"?
- Bằng chứng cho việc làng ông không theo tây, gia đình ông là gia đình kháng chiến
? Hình ảnh ông Hai '' lật đật đi thẳng sang bên gian bác Thứ, lật đật bỏ lên nhà trên, lật đật bỏ đi nơi khác; múa tay lên mà khoe; vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông" cho thấy tâm trạng gì của ông?
- vui sướng, hả hê đến cực điểm 
? Qua đó em hiểu ông Hai là người như thế nào?
- coi trọng danh dự, yêu làng, yêu nước...
? Tìm hiểu truyện "Làng", em hiểu thêm điều gì?
- Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt nam
 Hoạt động2
? Tõm lớ nhõn vật được thể hiện qua những phương diện nào? Diễn biến tõm lớ nhõn vật cú hợp lớ khụng?
- Tạo tình huống thử thỏch để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
-Hành động,ngôn ngữ độc thoại, đối thoại. 
- Miêu tả cụ thể, gợi cảm diễn biến biến nội tâm. Đặc biệt diễn tả đỳng và gõy ấn tượng mạnh mẽ về sự ỏm ảnh, day dứt trong tõm trạng nv. Qua đú thể hiện Kim Lõn là người hiểu sõu sắc người nụng dõn và thế giới tnh thần của họ.
? Qua câu chuyện, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ của truyện?
( Ngôn ngữ độc thoại mang tính quần chúng; kết hợp miêu tả ngoại hình với nội tâm qua độc thoại nội tâm...)
Hoạt động 3 
?Hãy cho biết nội dungcủa truyện ngắn Làng 
 ? Cho biết những nét nghệ thuật đặc sắc ?
* HS đọc ghi nhớ
II. Tìm hiểu văn bản (tiếp)
Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai.
*Tõm trạng khi nghe tin làng theo giặc: Đau đớn, tủi nhục,trăn trở, giằng xộ.
*Tỡnh cảm của ụng Hai:
Tỡnh yêu sâu nặng với làng chợ Dầu.
Tình yêu nước rộng lớn.
- Thuỷ chung với kháng chiến .
- Coi trọng danh dự, yêu làng, yêu nước.
2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả.
- Tạo tình huống thử thỏch để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại mang đậm tớnh khẩu ngữ
- Miêu tả cụ thể, gợi cảm diễn biến biến nội tâm NV.
III.Tổng kết
1.Nội dung
2.Nghệ thuật
* Ghi nhớ ( SGK-174 )
4.Củng cố, dặn dũ
? Em cú cảm nhận gỡ về nhõn vật ụng Hai trong truyện.
- Nắm vững nội dung, nét đặc sắc nghệ thuật của truyện.
- Chuẩn bị bài: chương trình địa phương (phần tiếng việt) 
Ngày soạn:15/11/2009
Tiết 63 : Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
I,Mục tiêu bài dạy: Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
 - Hiểu được sự phong phú các ngôn ngữ trên đất nước.
 - Cú kĩ năng thực hành tìm từ địa phương.
II,Chuẩn bị:
GV:Yêu cầu HS thực hành theo bài tập sgk
 HS: Làm theo y/cầu của GV
III. Hoạt động dạy và học
Ổn định tổ chức:
9a
ND:17/11/2009
9b
ND:17/11/2009
9c
ND:17/11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Giáo viên giao nhiệm vụ
- các nhóm thảo luận( thời gian (5)’
+ Nhóm 1-2: tìm phương ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân
+ Nhóm 3-4: tìm phương ngữ đồng nghĩa nhưng khác âm với các từ ngữ trong phương ngữ khác hoặc từ ngữ toàn dân
+ Nhóm 5-6: tìm phương ngữ đồng õm nhưng khác nghĩa với các từ ngữ trong phương ngữ khác hoặc từ ngữ toàn dân
* Đại diện các nhóm trình bày.bảng phụ.
- HS nhận xét,bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận bằng bảng phụ.
Hoạt động 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS thảo luận: cho biết tại sao từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương tương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân? 
- Vì nhóm sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở địa phương khác)
? Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện điều gì?
( Việt Nam là một nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục, tập quán...) 
Hoạt động 3
? Quan sát hai bảng mẫu bài tập (b) và (c) bài tập 1 
? Những từ ngữ nào(b) và cách hiểu nào (c) đựơc coi là ngôn ngữ toàn dân?
Hoạt động4 
- HS đọc đoạn trích ở bài tập 4
- Trong đoạn trích bài thơ mẹ suốt của Tố Hữu có một số từ ngữ địa phương đó là từ ngữ nào ?
? Tìm từ ngữ địa phương?
? Nhóm từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? 
( Dùng phổ biến ở Quảng Bình,Quảng trị,Thừa Thiên Huế.)
? Tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong đoạn thơ ? 
Bài tập 1
a. Phương thức chỉ sự vật,hiện tượng.
VD: - nhút:là một món ăn (Dùng ở một sốo vùng nghệ tĩnh )
 - bồn bồn: là một loại cây( Dùng ở vùng Tây Nam Bộ )
 - mèn mén...
b. Từ ngữ địa phương đồng nghĩa nhưng khác âm:
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ
Nam
lợn
ngã
bố
Cá qủa
heo
bổ
bọ
Cá tràu
heo
té
tía
Cá lóc
c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa:
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
ốm: bị bệnh
hòm: thứ đồ đựng hình hộp bằng gỗ hoặc bằng kim loại có lắp đậy.
nón: Vật dùng che mưa nắng hình chóp.
ốm: bị bệnh
hòm: áo quan
nón: vật dùng che mưa nắng hình chóp.
ốm: Gầy
hòm: áo quan
nón: mũ
(ngôn ngữ toàn dân)
Bài tập 2
- Việt Nam là một nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục, tập quán...
Bài tập 3
b. cá quả, lợn, ngã , bố.
c. ốm, hòm, nón.
- Phương ngữ bắc được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
Bài tập 4.
Từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ ... 
-> Phương ngữ dùng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ( Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế)
- Tác dụng: góp phần thể hiện chân thực hình ảnh một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy-> tăng sự gợi cảm cho tác phẩm.
4. Củng cố, dặn dũ:
? Phân biệt từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân?
? Sử dụng từ ngữ địa phương như thế nào cho hợp tình huống giao tiếp?
- Sưu tầm các phương ngữ - xác định nghĩa toàn dân.
- Phân tích cái hay trong việc sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm đã học.
- Chuẩn bị bài: đối thoại, độc thoạinội tâm trong văn bản tự sự.
Ngày soạn: 16/11/2009
Tiết 64
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
I,Mục tiêu bài dạy : Sau khi học bài này, HS sẽ:
 -Hiểu được thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong VB tự sự.
 - Rèn kỹ năng vận dụng: Nhận biết và kết hợp các yếu tố này khi đọc cũng như viết VBTS
II, Chuẩn bị: 
- GV:Soạn bài 
- HS: Xem trước bài
III, Hoạt động dạy và học
III. Hoạt động dạy và học
Ổn định tổ chức:
9a
ND:18/11/2009
9b
ND:18/11/2009
9c
ND:18/11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
 2. Kiểm tra bài cũ: Trong “Làng” KL đẫ sử dụng kiểu ng2 nào để m/tả n/v ông Hai?
 3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Để hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và biết kết hợp các yếu tố này khi viết văn tự sự -> bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động1
Trong các văn bản em đã tìm hiểu ở lớp 9, văn bản nào có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
- HS đọc đoạn trích SGK (T.176)
? Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai?
( Hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau)
? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
(Hai người phụ nữ tản cư )
? Dấu hiệu nào cho biết đó là cuộc chuyện trò qua lại? 
- căn cứ vào lượt lời qua lại trong văn bản,nội dung của lời nói đều hướng tới người tiếp chuyện ; hình thức thể hiện là hai gạch đầu dòng -> Lời đối thoại
? Câu "Hà, nắng gớm, về nào..." ông Hai nói với ai?
( Nói với chính mình)
? Vậy đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao?
( Không phải là câu đối thoại vì ông nói không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào, cũng không liên quan gì đến chủ đề mà hai người phụ nữ đang nói ) 
?Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu câu này không?
( Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:
"Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!")
- HS đọc câu: "Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu..." 
? Là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu ở điểm a,b?
? Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng gì?
( Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng Chợ Dầu; khắc hoạ tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc)
? Qua tìm hiểu đoạn trích, em hiểu thế nào là đối thoại?
? Thế nào là độc thoại ?
? Thế nào là độc thoại nội tâm?
? Khi viết sử dụng các hình thức diễn đạt này sẽ có tác dụng gì ?
- Gọi một HS đọc ghi nhớ (SGK)
Hoạt động2
* HS đọc đoạn trích ở bài tập 1
- Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thảo luận nhóm: phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích. 
- Các nhóm cử đại diện nhóm trình bày, nhận xét
- GV: Nhận xét, kết luận.
( Cuộc đối thoại không bình thường-> nổi bật tâm trạng của ông Hai, chán chường, buồn bã , đau khổ...)
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
? HS viết đoạn văn có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Gọi hai HS trình bày bài viết
- HS khác nhận xét bài viết.
- Giáo viên nhận xét theo các mặt: 
 + Về hình thức
 + về nội dung
 + Việc sử dụng các hình thức diễn đạt đối thoại,độc thoại,độc thoại nội tâm.
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Đoạn trích ( SGK )
- Hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau-> đối thoại
- Có hai lượt lời qua lại
- Câu "Hà, nắng gớm, về nào..."-> độc thoại
"Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu..." 
ông Hai hỏi chính mình ->độc thoại nội tâm
=> các hình thức diễn đạt trên tạo không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng Chợ Dầu
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
Bài tập1
*Đây là cuộc đối thoại không bình thường.
- Có ba lượt lời trao ( lời bà Hai) nhưng chỉ có hai lượt lời đáp.
-> Tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai trong đêm nghe tin làng mình theo giặc.
Bài tập 2
4. Củng cố, dặn dũ
* Giáo viên hệ thống nội dung toàn bài.
- Nắm chắc thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
.- Sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự để đạt hiệu quả.
- Chuẩn bị bài: luyện nói : + Lập đề cương cho các bài tập
	 + Đọc lại "Chuyện người con gái Nam Xương"
Ngày soạn: 16/11/2009
Tiết 65 : Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận
và miêu tả nội tâm
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
- Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. trong khi kể có kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
- Rèn kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Có ý thức kết hợp tự sự với nghị luận và miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại trong khi tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị :
- GV: Soạn bài
- HS: Lập đề cương cho các đề bài trong SGK 
III. Hoạt động dạy và học
1.Ổn định tổ chức:
9a
ND:18/11/2009
9b
ND:18/11/2009
9c
ND:18/11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
2. kiểm tra bài cũ: (Kết hợp khi học bài mới)
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể đụng người.
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
Hoạt động1.(15)’
* Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
- Các nhóm trình bày đề cương đã chuẩn bị ở nhà.
+ Nhóm 1-2: đề bài 1
+ Nhóm 3-4: đề bài 2
- các nhóm tự nhận xét,góp ý cho các bài đã được trình bày.
- Mỗi nhóm sẽ lựa chon một bài hay nhất để trình bày trước tập thể lớp.
Hoạt động2.(25 )’ 
- HS luyện nói theo nhóm 
- Gọi đại diện các nhóm nói trước lớp
* Nhóm 1- 2: trình bày bài tập1
Nhóm khác nhận xét:
+ bài đã đảm bảo về nội dung ,hình thức chưa ?
+ Việc kết hợp các yếu tố đó ra sao ?
+ cách trình bày như thế nào ?
Giáo viên tổng hợp ý kiến,nhận xét.
* Các nhóm 3-4: trình bày bài tập 2 Cử đại diện nhóm trình bày bài nói trước lớp.
Nhóm khác nhận xét:
+ Em có nhận xét gì về phần trình bày của các bạn?
+ Bài nói đó đã sử dụng các yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm chưa ?
+ có sử dụng hình thức đối thoại,độc thoại không ?
+ Để thuyết phục bài nói đã đưa các lí lẽ, dẫn chứng nào ?
- Giáo viên tổng hợp ý kiến và kết luận.
- Gọi một học sinh lên kể lại câu chuyện theo yêu cầu của bài tập 3 (SGK).
- Học sinh khác nhận xét,bổ sung.
+ bài kể chuyện đã đảm bảo nội dung cơ bản của đoạn truyện chưa ?
+ Cách kể chuyện thế nào ?
*Giáo viên tổng hợp ý kiến, kết luận.
I. Trình bày theo nhóm –tổ
* Đề1: 
- Đó là việc gì? Xảy ra khi nào?
- Diễn biến tâm trạng sau khi để xảy ra chuyện không hay đó. 
* Đề 2: 
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm, người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp?)
- Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao phải phát biểu về điều đó?
- Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào?
- Cảm xúc, suy nghĩ sau khi đã thuyết phục mọi người?
* Đề 3: 
- Giới thiệu về bản thân và hoàn cảnh gia đình.
- Tâm trạng khi ra trận trở về.
- Tâm trạng khi nghe lời con trẻ.
- Suy nghĩ khi hành động đuổi vũ Nương.
- Niềm ân hận khi tỉnh ngộ.
II. Luyện nói.
1.Bài 1(SGK T179)
Tâm trạng của em sau khi đã xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
2.Bài tập 2( SGK)
 Kể lại buổi sinh hoạt lớp,ở đó em phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt.
3.Bài tập 3 (SGK)
Đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện” Chuyện người con gái nam Xương” Từ đầu đến bây giờ.....qua rồi “ và bày tỏ niềm ân hận.
4.Củng cố, dặn dũ
- Nắm vững kiến thức đã học về văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm .
- Luyện nói các đề còn lại; chuẩn bị bài: Lặng lẽ Sa Pa.
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13.doc