Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 30

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 30

. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, nguyên nhân của việc đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị- xã hội khác nhau.

 - Nhiệm vụ của CM miền Bắc và miền Nam trong giai đoạn từ 1954 1965; miền Bắc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ còn lại của CM dân tộc dân chủ nhân dân, vừa bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ của cuộc CMXHCN; miền Nam thực hiện những nhiệm vụ của CM dân tộc dân chủ nhân dân, tiến hành đấu tranhchống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Sài Gòn.

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30, Tiết: 39
Ngày soạn: 18/3/10	
Ngày dạy: 22/3/ 10	
CHƯƠNG VI: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Bài28 
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ 
VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM
 (1954 – 1965). 
I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ VỀ ĐD VÀ MIỀN BẮC HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, KHÔI PHỤC KINH TẾ, CẢI TẠO QUAN HỆ SẢN XUẤT (1954 -1960).
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Cung cấp cho HS những hiểu biết về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, nguyên nhân của việc đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị- xã hội khác nhau.
 - Nhiệm vụ của CM miền Bắc và miền Nam trong giai đoạn từ 1954 " 1965; miền Bắc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ còn lại của CM dân tộc dân chủ nhân dân, vừa bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ của cuộc CMXHCN; miền Nam thực hiện những nhiệm vụ của CM dân tộc dân chủ nhân dân, tiến hành đấu tranhchống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Sài Gòn.
2. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH , tình cảm ruột thịt Bắc Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.
3. Kỹ năêng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ CM 2 miền, âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn miền Nam ; kỉ năng sử dụng bản đồ chiến sự.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sử dụng tranh ảnh trong sgk phóng to. 
 - Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Thông qua
3 Giới thiệu bài mới: Sau chiến thắng ĐBP, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH, miền Nam phải sống dưới ách thống trị của bọn Mĩ – Diệm tiếp tục hoàn thành CM dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc thời kì đầu xây dựng CNXH (1954 -1960) là hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải XHCN.
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
?
 Em hãy trình bày tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne- vơ (1954)
?
 Chúng ta đã hoàn thành cải cách ruộng đất như thế nào ?
- Tuy nhiên, trong cải cách ruộng đất chúng ta còn mắc một số sai lầm đã kịp thời sửa sai.
- Thắng lợi này góp phần tích cực cho chúng ta khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
 ?
 Em hãy trình bày những thành tựu khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh của miền Bắc (1954-1957)
?
 Em hãy nêu những thành tựu mà miền Bắc đã đạt được trong thời kì cải tạo XHCN (1958-1960)
?
 Trong cải cải tạo XHCN chúng ta còn mắc những sai lầm gì ? và những nguuyên nhân dẫn đến sai lầm đó ?
H
 Đất nước ta bị chia cắt thành 2 miền .
Hai bên tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
- Thủ đô Hà Nội giải phóng 10/10/1954.
- Pháp rút khỏi miền Bắc giữa tháng 5/1955.
- Miền Nam : Mĩ nhảy vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, hòng chia cắt đất nước ta, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
H
 Miền Bắc đã tiến hành 5 cuộc cải cách ruộng đất (cuối 1953-1956).
- Ta đã thu được 81 ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ, chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân.
- “Người cày có ruộng” được thực hiện.
- Giai cấp địa chủ bị đánh bại.
* ý nghĩa :
- Bộ mặt nông thôn miền Bắc đổi mới.
- Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh bại.
- Khối công nông liên minh được củng cố.
H
* Nông nghiệp:
- Nông dân hăng hái khai hoang, sắm thêm trâu bò, nông cụ.
- Hệ thống đê đập được khôi phục.
- Tổng sản lượng lương thực vượt 1939, nạn đói kinh niên bị đẩy lùi.
* Công nghiệp:
- Khôi phục và mở rộng hầu hết các cơ sở công nghiệp lớn: Mỏ than Hòn Gai, xi măng Hải Phòng
- Xây dựng thêm: nhà máy cơ khí Hà Nội
- Cuối 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lí.
* Thủ công nghiệp :
- Nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất , đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho người lao động.
- Cuối 1957, số thợ thủ công gấp 2 lần trước chiến tranh (1939).
* Thương nghiệp :
- Hệ thống mậu dịch và hợp tác xã mở rộng để phục vụ nhân dân.
- Trao đổi hàng hoá giữa các địa phương phát triển.
- Ngoại thương dần dần tập trung vào nhà nước.
- Cuối 1957 , miền Bắc có quan hệ ngoại giao vơi 27 nước.
* Giao thông vận tải :
- Khôi phục gần 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng ngàn km đường ôtô.
- Xây dựng lại và mở rộng nhiều bến cảng.
* ý nghĩa:
- Giảm bớt khó khăn và cải thiện đời sống của nhân dân.
- Tạo tiền đề để chúng ta cải tạo CNXH.
- An ninh quốc phòng được giữ vững và củng cố.
H
 Cải tạo trên tất cả các lĩnh vực nhằm đưa người dân vào làm ăn tập thể:
Đạt kết quả: Xoá bỏ chế độ người bóc lột người, sản xuất phát triển.
* Văn hoá, giáo dục:
- Cuối 1960, thanh toán xong nạn mù chữ cho người dưới 50 tuổi.
- Giáo dục phổ thông hoàn chỉnh , tăng nhanh.
- Y tế tăng 11 lần so với 1955.
H
 Sai lầm:
- Xoá bỏ các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể.
- Vi phạm nguyên tắc “tự nguyện, công bằng, dân chủ cùng có lợi” của hợp tác xã.
- Không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người lao động.
* Nguyên nhân sai lầm :
Chủ quan, nóng vội, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn.
I . Tình hình đất nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về ĐD.
- Đất nước tạm thời chia cắt thành 2 miền.
- Miền Bắc:
 + Thủ đô Hà Nội giải phóng 10/10/1954.
 + 5/1955 Pháp rút khỏi miền Bắc 
- Miền Nam: Mĩ vào thay Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 -1960).
1.Hoàn thành cải cách ruộng đất:
Qua 5 đợt cải cách ruộng đất (cuối 1953 – 1956).
 Kết quả: thu được 81 ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ, chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu“Người cày có ruộng” được thực hiện. Giai cấp địa chủ bị đánh đổ. Giai cấp nông dân được gỉai phóng.
Ý nghĩa: Bộ mặt nông thôn miền Bắc đổi mới. Khối công nông liên minh được củng cố. Thắng lợi này đã góp phần tích cực cho chúng ta khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
2.Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh:
 + Nông nghiệp:
- Khai hoang, sắm thêm trâu bò, nông cụ. Hệ thống đê điều được hồi phục.
- Cuối 1957 nạn đói kinh niên bị đẩy lùi.
+ Công nghiệp:
- Khôi phục và xây dựng thêm các nhà máy, xí nghiệp mới. 
- Cuối 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lí.
+ Thủ công nghiệp:
- Nhiều mặt hàng tiêu dùng được sản xuất.
+ Thương nghiệp:
- Trao đổi hàng hóa giữa các địa phương phát triển.
- Cuối 1957, miền Bắc có quan hệ ngoại giao với 27 nước.
+ Giao thông vận tải:
- Khôi phục gần 700km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng ngàn km đường ô....
* . Ý nghĩa:
- Cải thiện đời sống của nhân dân.
- An ninh quốc phòng được giữ vững và củng cố.
3. Cải tạo quan hệ sản xuất bước đầu phát triển kinh tế – văn hóa (1958 – 1960)
- Cải tạo XHCN nhằm vận động nhân dân vào làm ăn tập thể. ¨ khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp
- Đạt kết quả: Chế độ người bóc lột người xóa bỏ, sản xuất phát triển.
* Sai lầm:
+ Xóa bỏ các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể.
+ Không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người lao động.
+ Nguyên nhân: chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn.
 3. Củng cố: 
a. Tình hình nước ta sau CM tháng 8 1945?
b. Nêu những thành tựu của ta trong cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế (1954 -1957).
c. Mục đính của cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN ở miền Bắc là:
Tăng năng suất lao động làm ra nhiều của cải vật chất cho XH.
Phá bỏ bộ máy sản xuất cũ, xây dựng bộ máy sản xuất mới.
Vận động những nông dân cá thể, những hộ thủ công, thương nhân tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã, quốc doanh hoậc công tư hợp doanh
4. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 28 (tiếp theo)tìm hiểu : Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965). (Phần II)
Em hãy trình bày về ptrào đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà của nhân dân miền Nam (1954 -1959).
Trình bày về ptrào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam (1959-1960).Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử.
Tuần: 30, Tiết: 40
Ngày soạn:18/3/10	
Ngày dạy: 24/3/ 10	
Bài28 
 XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,
 ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ 
VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM
 (1954 – 1965). (tt)
II. MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GIỮ GÌN VÀ
 PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI” ĐỒNG KHỞI” (1954 -1960)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Miền Nam thực hiện những nhiệm vụ của CM dân tộc dân chủ nhân dân, tiến hành đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Sài Gòn.
 - Trong việc thực hiện những nhiệm vụ đó, nhân dân ở 2 miền đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều ưu điểm, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm, nhất là trong lĩnh vực quản lí kinh tế – xã hội ở miền Bắc.
2. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn với CNXH , tình cảm ruột thịt Bắc Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.
3. Kỹ năêng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước, nhiệm vụ CM 2 miền, âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn miền Nam ; kỉ năng sử dụng bản đồ chiến sự.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sử dụng tranh ảnh, lược đồ SGK, bản đồ treo tường” Phong trào Đồng Khởi” (1959 -1960), Cho HS sưu tầm tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
a. Tình hình nước ta sau CM tháng 8 1945?
b. Nêu những thành tựu của ta trong cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế (1954 -1957).
c. Nêu những thành tựu cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN ở miền Bắc.
3 Giới thiệu bài mới: Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại ĐD, nhưng đất nước ta vẫn bị chia cắt thành 2 miền: miền Bắc đi lên XHCN, miền Nam vẫn phải sống ách thống trị của bọn Mĩ –Diệm. Nhân dân miền Nam tiếp tục đấu tranh để hoàn thành CM dân tộc DC nhân dân. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
GV yêu cầu HS đọc SGK mục I và đặt câu hỏi.
?
 Trong hoàn cảnh nào Đảng ta chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị ở Miền Nam ?
?
 Em hãy trình bày diễn biến của phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam chống Mĩ – Diệm (1954-1959)
GV yêu cầu HS đọc SGK mục 2.
?
 Phong trào “Đồng Khởi” của nhân dân miền Nam bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
- Đảng ta đã cho ra đời Nghị quyết 15, chỉ rõ con đường phát triển của cách mạng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực , kết hợp bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang giành chính quyền.
?
 Em hãy trình bày diến biến của phong trào “Đồng Khởi” ở miền Nam .
?
 Em hãy nêu kết quả to lớn nhất về chính trị mà phong trào “Đồng Khởi” đã đạt được.
?
 Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) ?
H
 Sau hiệp định Giơ - ne- vơ, Mĩ nhảy vào miền Nam thay chân Pháp, Mĩ trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân ta.
- Trong hoàn cảnh đó Đảng ta chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.
H
 * Diễn biến :
- Mở đầu là “phong trào hoà bình” của trí thức và nhân dân Sài Gòn- Chợ lớn, đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.
- Tháng 11/1954, Mĩ- Diệm tiến hành khủng bố, nhưng phong trào vẫn tiếp tục dâng cao, thu hút hàng triệu người tham gia gồm tất cả các giai cấp, đảng phái, dân tộc.
- Từ 1958 đến 1959 Mĩ- Diệm thẳng tay khủng bố cách mạng cho nên mục tiêu và hình thức đấu tranh thay đổi.
- Phong trào chống “tố cộng”, “diệt cộng” đòi các quyền lợi nhân sinh dân chủ phát triển, ngày càng quyết liệt hơn.
- Phong trào bắt đầu chuyển từ đấu tranh chính trị sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
H
 * Hoàn cảnh:
- Từ 1957 đến 1959 Mĩ- Diệm mở rộng chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” đàn áp cách mạng miền Nam.
- Đặc biệt là tháng 5/1959, chúng cho ra bộ luật “phát xít 10-59”, chính thức đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật.
- Mâu thuẫn trong lòng xã hội miền Nam rất gay gắt.
H
 phong trào đấu tranh của quần chúng lúc đầu lẻ tẻ: Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác ái (Ninh Thuận).
- Ngày 17/1/1960 , dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ Bến Tre, nhân dân 3 xã Định Thuỷ, Phưcớc Hiệp, Bình khánh, thuộc huyện Mỏ Cày đã nổi dậy phá tề(chính quyền tay sai), diệt ác ôn, giành quyền làm chủ, chính quyền nhân dân tự quản thành lập mhiều nơi.
- Phong trào lan nhanh khắp huyện Mỏ Cày, khắp tỉnh Bến Tre và lan nhanh như nước vỡ bờ khắp miền Nam.
H
 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960) là đại diện chân chính nhất của nhân dân miền Nam .
H
 Phong trào “Đồng Khởi” giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam .
- Tác động mạnh làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam .
- Từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công liên tục , đều khắp vào kẻ thù.
- Chuyển từ đấu tranh chính trị sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
III . Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ –Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng CM, tiến tới Đồng Khởi (1954 -1960).
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ –Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng CM (1954 -1959).
- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mĩ nhảy vào miền Nam, trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân ta.
- Đảng chủ trương chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị.
b. Diễn biến:
- 8-1954: “phong trào hòa bình” của trí thức và nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn, 
- 11/1954, Mĩ –Diệm tiến hành khủng bố, nhưng phong trào vẫn tiếp tục dâng cao.
- Từ 1958 "1959 Mĩ Diệm thẳng tay khủng bố CM.
2. Phong trào “Đồng Khởi” (1959 -1960)
a. Hoàn cảnh:
- Từ 1957 "1959 Mĩ - Diệm mở rộng chính sách “tố cộng” ,“diệt cộng” đàn áp CM miền Nam.
- Đạo luật 10 -59, chính thức đặt CS ngoài vòng pháp luật." CM bị tổn thất.
b. Diễn biến:
- P trào đấu tranh của quần chúng lúc đầu lẻ tẻ: Bác Ái (2/1959), Trà Bồng ( 8/1959)
- 17/1/1960, dười sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh, (Mỏ Cày) đã nổi dậy diệt ác ôn, giành quyền làm chủ, chính quyền nhân dân tự quản thành lập nhiều nơi.
- P trào lan nhanh khắp tỉnh BếnTre và lan khắp Nam Bộ, TN, Nam Trung Bộ.
c. Kết quả: 20/12/1960 MTDTGP miền Nam VN ra đời.
d. Ý nghĩa:
- Ptrào “Đồng Khởi” giáng 1 đòn nặng nề vào Mĩ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước nhảy vọt của CM miền Nam. 
- Chuyển từ đấu tranh chính trị sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
 4. Củng cố: 
a. Em hãy trình bày về ptrào đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà của nhân dân miền Nam (1954 -1959).
b. Em trình bày về ptrào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam (1959-1960).Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử.
c. Nối cột A và B sau cho đúng các mốc thời gian và sự kiện..
 (A ) Thời gian
( B ) Địa điểm nổ ra
2/1959
Bác Ái
8/1959
Bến Tre
17/1/1960
Trà Bồng
5. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 28 (tiếp theo)tìm hiểu : Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, 
đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965). (Phần III)
Nhóm 1 và 2: Em hãy trình bày về Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (Hoàn cảnh,nội dung, ý nghĩa).
Nhóm 3 và 4: Trình bày những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ I (1961 – 1965). Tác dụng của kế hoạch này đối với 2 miền.
TỔ TRƯỞNG
Phùng Thành Được

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 9 tiet 39+40.doc