Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 29 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 29 năm 2010

 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 (Lê Minh Khuê)

A. Mục tiêu bài dạy :

- Bài học gồm hai tiết tiết học này học sinh nắm được :

 + Sơ lược về tác giả , tác phẩm , tóm tắt cốt truyện hệ thống nhân vật,ngôi kể

 + Thấy được hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái TNXP

- Tích hợp với các tác phẩm khác cùng đề tài

- Luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện.

B. Chuẩn bị:

1. Thầy : Soạn bài Toàn , và chân dung nhà văn.

2. Trò : Chuẩn bị bài

 C.Tiến trình tổ chức bài học

 1. Tổ chức lớp: (1')

2. Kiểm tra bài cũ :(4')

- Nêu nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn Bến quê?

- Nêu cảm nhận về nhân vật Nhĩ trong truyện?

3. Bài mới(35)

GV : Trong những năm đánh Mĩ ác liệt có những cô gái đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mì cho đất nước . Đặng Thuỳ Trâm .

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 29 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Soạn: 31/3/2010
Tiết 141 .Văn bản Dạy :
 Những ngôI sao xa xôi
 (Lê Minh Khuê) 
A. Mục tiêu bài dạy :
- Bài học gồm hai tiết tiết học này học sinh nắm được :
 + Sơ lược về tác giả , tác phẩm , tóm tắt cốt truyện hệ thống nhân vật,ngôi kể 
 + Thấy được hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái TNXP
- Tích hợp với các tác phẩm khác cùng đề tài 
- Luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy : Soạn bài Toàn , và chân dung nhà văn.
2. Trò : Chuẩn bị bài 
 C.Tiến trình tổ chức bài học
 1. Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ :(4') 
- Nêu nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn Bến quê?
- Nêu cảm nhận về nhân vật Nhĩ trong truyện?
3. Bài mới(35’)
GV : Trong những năm đánh Mĩ ác liệt có những cô gái đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mì cho đất nước ... Đặng Thuỳ Trâm ...
 Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
?Nêu những hiểu biết về tác giả truyện ngắn này ?
*GV cho HS phát biểu, sau đó bổ sung, nhấn mạnh những nội dung cần thiết. 
*GV giới thiệu chân dung nhà văn.
?Nêu xuất xứ văn bản?
-HS phát biểu( Đây là tác phẩm đầu tay- lược một số đoạn
+ Trần thuật theo ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật chính=> phù hợp với nội dung tác phẩm, tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
* GV hướng dẫn đọc, chú ý đọc diễn cảm, gấp, hồi hộp với những đoạn dùng câu ngắn.
*GV cho HS đọc phần đầu văn bản sau đó tóm tắt tiếp.
*GV kiểm tra việc đọc từ khó của HS.
? Tóm tắt nội dung chính. 
?Truyện có mấy nhân vật ? Nhân vật nào là nhân vật chính ?
?Truyện được trần thuật từ nhân vật nào ? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì ?
? Dựa vào nội dung văn bản trình bày bố cục.
GV : Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. ở họ có nét gì chung dẫ gắn bó họ thành một khối thống nhất ?( hoàn cảnh sống, chiến đấu, tuổi đời, phẩm chất)
? Nhận xét hoàn cảnh sống, chiến đấu của họ?
* Họ sống nơi khó khăn, nguy hiểm, ác liệt, công việc luôn phải mạo hiểm với cái chết, luôn lôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh hết sức( với ba cô gái đó là công việc hằng ngày)
? Nhận xét về NT?
? Nhận xét về hoàn cnảh sống và chiến đấu của các cô gái TNXP?
I.Sơ lược về tác giả, tác phẩm
1.Tác giả : 
 - Lê Minh Khuê(1949) quê Tĩnh Gia - Thanh Hoá , là cây bút chuyên viết truyện ngắn, sáng tác từ thời kháng chiến chống Mĩ ,từng là TNXP 
2.Tác phẩm(1971) - đầu tay 
+Tác phẩm viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trêntuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975 Lê Minh Khuê viêt nhiều về cuộc sống xã hội- con người với tinh thần đổi mới.
+Thành công: truyện ngắn(miêu tả tâm lí nhân vật phụ nữ)
+ Trần thuật theo ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật chính . 
II.Đọc – Hiểu văn bản
1.Đọc, tìm hiểu chú thích
2. Tóm tắt.
+ Ba cô gái TNXP : Nho, Thao, Phương Định làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến lửa Trường Sơn 
- Công việc : Khi có bom nổ thì chạy lên ,đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom ,đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.
- Tâm lí của Phương Định sau một lần phá bom ,lần ấy Nho bị thương.
- Trận mưa đá la, làm thay đổi ngột ngạt của chiến trường. 
3. Bố cục
- Đầu -> "có ngôi sao trên mũ" Hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái TNXP
- Tiếp -> " lời tôi bịa ra nữa"
- Còn lại : ý nghĩa trận mưa đá.
4. Phân tích.
a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong
Họ là : Nho, Thao, Phương Định 
- " ở một cái hang dưới chân cao điểm - giữa một vùng trọng điểm ... toìan những thân cây bị khô cháy .."
 = > là nơi tập trung nhiều bom đạn.
- Công việc : " Khi có bom nổ thì chạy lên ,đo khối lượng đất lấp vào hố bom,đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom..." ..... " Bị bom vùi luôn ... Thần chết là một tay không thích đùa " 
 " chạy cả ngày trên cao điểm ... thần kinh căng như chão ,tim đập bắt chấp cả nhịp điệu,chân chạy mà vẫn biết có nhiều quả bom chưa nổ "
=> NT : Tự sự , miêu tả ,câu văn ngắn
=> Hoàn cảnh sống và chiến đấu ,khó khăn gian khổ ,công việc nguy hiểm cận kề với cái chết
4. Củng cố:(4')
 -Tóm tắt truyện và nêu điểm giống nhau của ba nhân vật trong truyện?
 5. Hướng dẫn tiết sau:(1')
- Viết đoan văn nêu cảm nhận của em về cuộc sống và chiến đấu của các cô gái TNXP trong k/c chống Mĩ
 - Tiếp tục tìm hiểu phân tích truyện( chú ý nhân vật chính: Phương Định). 
Tuần 29 Soạn: 31/3/2010
Tiết 141 .Văn bản Dạy :
 Những ngôI sao xa xôi
 (Lê Minh Khuê) 
A. Mục tiêu bài dạy :
- Bài học gồm hai tiết tiết học này học sinh nắm được :
- Học sinh cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng lạc quan của những nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện. 
- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là cách miêu tả tâm lí, sử dụng ngôn ngữ) và nghệ thuật kể truyện của tác giả,
- Luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Toàn truyện Những ngôi sao xa xôi và chân dung nhà văn.
- Học sinh: soạn bài.
 C.Tiến trình tổ chức bài học
 1. Tổ chức lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ 
 - Tóm tắt văn bản " Những ngôi sao xa xôi "
 - Cho biết hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái TNXP
 3. Bài mới(39’)
Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
?Hãy chỉ ra nét riêng ở mỗi nhân vật?
*GV khái quát , chỉ rõ điểm riệng ở mỗi nhân vật, sau đó phân tích nhân vật chính: Phương Định.
? Thao được giới thiệu qua những chi tiết nào? Sở thích và tính cách của chị?
 ? Nho xuất hiện ít hơn cả nhưng qua những thông tin đó ta biết gì về cô gái này?
? Phương Định là nhân vật chính,tự gới thiệu về mình như thế nào?
? Sở thích của PĐ?
? Qua đây ta có nhận xét gì về nhân vật?
+Phương Định là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng .
GV Phương Định là cô gái thủ đô từng có thơì học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ : một căn phòng nhỏ ở thành phố yên tĩnh, kỉ niệm đẹp luôn sống trong cô, nâng đỡ tâm hồn.
+ Vào chiến trường đã ba năm quen khó khăn, nguy hiểm nhưng vẫn hồn nhiên, trong sáng
-HS chú ý đoạn : vắng lặngruột quả bom.
? Tâm lí của PĐ sau một lần phá bom nổ chậm?
gv Khung cảnh thiên nhiên : căng thẳng- cảm giác “ các anh cao xạ” đang dõi theo động tác cử chỉ của mình => dũng cảm, đi không khom lưng( tự trọng)=> sống- chết=> cảm giác sắc nhọn=> cảm giác căng thẳng, chờ đợi bom nổ
- Tình cảm của Phương Định đối với đồng đội mhư thế nào?
?Hãy chứng minh nhà văn am hiểu và miêu tả sinh động tâm lí của các cô gái thanh niên xung phong mà tiêu biểu là Phương Định?
GV Tác giả miêu tả sinh động tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú nhưng trong sáng, không phức tạp, cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái tốt đẹp trong sáng, cao thượng.
? Từ PT rút ra những KL chung về họ?
* GV liên hệ thực tế ( Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm , mười cô gái trên ngã ba Đồng Lập)
?Vậy, qua truyện em hình dung và cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ?
? Trận mưa đá có tác động như thế nào tới tâm lí mỗi nhân vật?
? ý nghĩa ?
*GV hướng dẫn tổng kết nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
-HS đọc phần ghi nhớ
*GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 SGK.
2.b.Ba nữ thanh niên xung phong (tiếp)
 b1 : Thao và Nho
 * Thao: - Lớn tuổi hơn cả - Tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường
- bình tĩnh đến phát bực ,sợ máu , vắt 
- Thích làm đẹp : áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu ,tỉa lông mày nhỏ như cái tăm, chép bài hát.
- Trong công việc : cương qyuết bình tĩnh,táo bạo nhưng cũng đầy vẻ nữ tính.
* Nho: Thích thêu thùa , nhỏ tuổi nhất " mát mẻ như một que kem trắng "
- Bị thương " không chết đâu ....việc gì khiến cho nhiều người lo lắng " 
=> dũng cảm ,nữ tính 
=> NT câu văn ngắn , khẩu ngữ .
b2 : Nhân vật Phương Định
- Quê ở HN " một cô gái khá có hai bím tóc dày và tương đối mềm ... cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn"
- Thích hát ,bịa lời bài hát, bó gói mơ màng ,nghĩ vẩn vơ
=> Phương Định là cô gái nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng.
+ Nhạy cảm, quan tâm đến hình thức của mình : Tôi là con gái Hà Nộixa xăm .
Cô biết mình được nhiều người thích, có thiện cảm=> cô vui và tự hào=> chưa dành tình cảm cho một ai ; Nhạy cảm nhưng không biểu lộ tình cảm mà kín đáo giữa đám đông, tưởng như kiêu kì.
+ Tâm lí PĐ sau một lần phá bom nổ chậm. 
- "Tôi ngĩ đến cái chết , nhưng một cái chết mời nhạt không cụ thể."... " cái chính là bom có nổ không ,mìn có nổ không"
=> Hồi hộp lo lắng ,căng thảng => nhà văn từng trải
+Phương Định yêu mến đồng đội và dành niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đường vào mặt trận.
KL : Điểm chung các cô gái TNXP :
 - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc 
 - Dũng cảm không sợ hi sinh
 - Tình đồng chí đồng đội gắn bó ,hay mơ mộng,dễ vui và cúng dễ trầm tư.
 => Hình ảnh tiêu biểu thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ
c. Trận mưa đá ?
- PĐ nghĩ nhiều đến quê hương
- Thao,Nho thíc thú vô cùng
 + Làm dịu đi cái khốc liệt của chiến trường.
 + phút bình yên hiếm có
*Ghi nhớ( SGK)
 IV.Luyện tập
1. Giải thích nhan đề văn bản
 - Nhan đề ca ngợi những cô gái TNXP như những ví sao xa trên bàu trời
 - Anh dũng kiên cường ...
2. BT 2 SGK T121
* Củng cố:(4')
 -Tóm tắt truyện và nêu điểm giống nhau, khác nhau của ba nhân vật trong truyện?
- Tại sao tác giả lại đặt tên cho tác phẩm như vậy?
 * Hướng dẫn tiết sau:(1')
 - Tóm tắt văn bản, nêu chủ đề tác phẩm.
 - Soạn bài: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.
 Soạn: 31/3/2010
Tiết 143. Tập làm văn Dạy :
Chương trình địa phương
( TLV tiếp bài 19) 
A. Mục tiêu bài dạy :
- Học sinh tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương, trình bày quan điểm của mình về vấn đề đó.
- Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
 1. Thầy : Hướng dẫn HS chuẩn bị sưu tầm tư liệu ở nhà.
 2 . Trò : Tìm hiểu, viết bài hoàn chỉnh theo yêu cầu bài học. 
C.Tiến trình bài học
 1. Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới(39’)
Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
*Gv nhắc lại yêu cầu tiết học
+ Về nội dung : Nội dung sự việc, hiện tượng địa phương ; Tình hình, ý kiến, nhận định của cá nhân HS phải rõ ràng, trong sáng, cụ thể, có lập luận, thuyết minh, thuyết phục.
+Không nêu tên người, cơ quan, đơn vị cụ thể, có thật.
GV : tổng hợp nội dung mà học sinh đã chuẩn bị.
* GV cho HS trình bày bài nghị luận, hướng dẫn sửa lỗi, rút kinh nghiệm.
 * GV có thể chọn một bài viết trích từ báo .
I.Yêu cầu
*Gv nhắc lại yêu cầu tiết học
+ Về nội dung : Nội dung sự việc, hiện tượng địa phương ; Tình hình, ý kiến, nhận định của cá nhân HS phải rõ ràng, trong sáng, cụ thể, có lập luận, thuyết minh, thuyết phục.
+Không nêu tên người, cơ quan, đơn vị cụ thể, có thật.
II. Trình bày nội dung
- Phân nhóm báo cáo :
Nhóm 1: Vệ sinh môi trường
Nhóm 2 : Nạn đánh điện tử ở trường em 
Nhóm 3 : Vấn đề nước sạch hiện nay ở địa phương em
 4. Củng cố( 3’)
- Theo em, viết về vấn đề, hiện tượng ở địa phương gặp những thuận lợi, khó khăn gì?
- Bài văn em viết sử dụng phương thức biểu đạt nào chính ?
5. Hướng dẫn về nhà(2’)
 - Chuẩn bị bổ sung nội dung mới về tình hình địa phương em.
 -Tìm hiểu Văn bản hành chính.
Tiết 144. Tập làm văn 
 Soạn : 31/3/2010
 Dạy  :
trả bài tập làm văn số 7
 A. Mục tiêu :
- Học sinh nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
- Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
- Ôn tập lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một tác thơ .
B. Chuẩn bị:
 1 . Thầy : chấm, đánh giá bài của học sinh.
- Học sinh: xem lại cách viết bài nghị luận một tác phẩm thơ .
C.Tiến trình tổ chức bài học:
* Tổ chức lớp: (1')
* Kiểm tra bài cũ( 4’) 
 - Nhắc lại cách làm bài nghị luận một tác phẩm thơ (hoặc đoạn trích)?
 *Bài mới(37’)
Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung
- Yêu cầu học sinh phân tích đề, tìm hiểu yêu cầu của đề, phơng pháp làm bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý, dựa vào dàn ý tự đối chiếu, so sánh và rút ra nhận xét cho bài của mình.
? khổ 1 cần đạt những nội dung nào?
? khổ 2 cần đạt những nội dung nào?? khổ 3 cần đạt những nội dung nào?
3. Nhận xét chung cho hai bài :
a. Ưu điểm:
- Biết cách trình bày bài nghị luận một tác phẩm thơ (đánh giá cả hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm)
- Xác định phơng pháp làm bài tốt: Cảm nhận về bài thơ Sang thu, biết trình bày những suy nghĩ, cảm xúc về một tác phẩm thơ, phân tích theo từng khổ thơ.
b. Nhược điểm:
- Một số HS trình bày cảm nhận còn sơ sài, thiếu liên hệ.
- Một số 9B không trích dẫn dẫn chứng, hoặc đa dẫn chứng cha phù hợp, cha đúng lúc .
- Chưa nêu vấn đề chung yêu cầu phân tích ở mở bài.
- Có bài cha đánh giá về nghệ thuật.
- Kĩ năng viết bài của HS còn yếu
GV Sửa bài cho HS
- Nội dung: Thiếu luận điểm- > Xem dàn ý 
- Hình thức: Chính tả : Lấn áp, thực gia...
- Ai đã từng yêu thơ ca ...
*Kết quả 
 Sĩ số
 Giỏi
 Khá 
 TB
 Yếu
9A ( 35 )
9B (32 )
I . Lớp 9B 
1. Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. 9B
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề khái quát: Bức tranh thu lúc giao mùa và tâm trạng của tác giả. 
b. Thân bài:
Khổ 1:
- Khung cảnh thiên nhiên lúc giao mùa hiện lên trong cảm nhận tinh tế của tác giả thật là sống động. Các hình ảnh bình dị, gần gũi, quen thuộc ở miền quê Bắc Bộ.
- Tâm trạng: ngỡ ngàng, bất ngờ, cảm xúc bâng khuâng.
- Biện pháp tu từ: nhân hoá; cách dùng từ đặc sắc( diễn tả tâm trạng); nghệ thuật miêu tả
Khổ 2:
- Câu thơ giàu chất tạo hình, từ ngữ gợi cảm, diễn tả những rung cảm tinh tế 
- Mùa thu như tràn ra hoà vào cảnh vật xung quanh. Cả đất trời như đang rùng mình thay áo mới.
Khổ 3:
- Hình ảnh, sự vật, hiện tợng đều chân thực, sống động; bp ẩn dụ
- ý nghĩa triết lí: khi con người ta đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
c. Kết bài:
 Cảm nhận chung về tác phẩm.
 3. Nhận xét chung:
II. Lớp 9A: 
Đề 1 : ( 9A ) - Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt
 Học sinh cảm nhận hình ảnh bếp lửa trong bài thơ dựa trên những luận điểm sau: + bếp lửa là khơi nguồn của mạch cảm xúc của cháu nhớ về bà ( K1)
 + Những kỉ niệm của cháu với bà gắn với bếp lửa
 - Nạn đói ghê rợn năm 1945
 - Tiếng chim tu hú khắc khoải,da diết
 - Nỗi sợ hãi của chiến tranh với bao đau thương vất vả
 + Suy nghĩ của cháu về cuộc đời bà
 + Lời hứa của cháu với bà - gợi tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ tình cảm gia đình.
4 .. Sửa lỗi trong bài
- Nội dung: Thiếu luận điểm- > Xem dàn ý - Hình thức: Chính tả : Lấn áp, thực gia...
- Diến đạt : ai đã từng đi qua lớp chín
5. . Đọc và bình những bài văn hay
 4. Củng cố:(2')
 - Nhắc lại cách làm bài nghị luận văn chương.
 5. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Ôn lại cách làm bài nghị luận văn học.
 - Tìm hiểu về văn bản hành chính: Biên bản.
 Soạn: 31/3/2010
Tiết 145. Tập làm văn Dạy :
 Biên bản
A. Mục tiêu :
- Học sinh phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực ế cuộc sống.
- Viết một biên bnả sự vụ hoặc hội nghị.
B. Chuẩn bị: 
1. Thầy : Một số biên bản mẫu.
 2. Trò : Chuẩn bị bài 
C.Tiến trình bài học
 1. Tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới(39’)
 Hoạt động của Thầy và trò
 Nội dung 
 *GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu 2 VB sgk.
?Biên bản viết để làm gì ?
?Biên bản ghi lại sự việc gì ?
? Yêu cầu của một biên bản là gì?
?Điểm khác nhau của hai biên bản trên ?
?Qua tìm hiểu, em thấy biên bản là gì, có mấy loại biên bản thông dụng ?
+ Biên bản là văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra.
*GV liên hệ trường hợp sử dụng biên bản.
*GV nêu một số vấn đề cho HS trao đổi, thảo luận.
*GV yêu cầu HS quan sát 2VB sgk
- Biên bản gồm những mục nào ?
- Chúng được sắp xếp ra sao ?
- Chỉ rõ điểm giống nhau và khác nhau của hai loại biên bản trên( trình bày- nội dung)
?Những mục nào không thể thiếu trong một biên bản?
+ Tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần, diễn biến và kết quả sự việc, họ tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
-HS rút ra nhận xét về cách thức viết biên bản.
*GV chốt kiến thức
+ Lưu ý: Cách viết quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản
+ Cách trình bày các mục trong biên bản( khoảng cách giữa các mục, lề trên, dưới.)
+ Cách trình bày kết quả, số liệu.
+ Cách trình bày họ tên, chữ kí của người có liên quan.
I.Đặc điểm của biên bản
1. Xét ví dụ 
 2. Nhận xét
+Biên bản 1: Sinh hoạt chi bộ
 +Biên bản 2 : trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu
+ Yêu cầu : số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể, ghi chép trung tực, đầy đủ, không suy diễn, chủ quan, thủ tục chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, chính xác
+ VB hội nghị, VB sự vụ
KL Biên bản là văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác, đầy đủ việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra.
*Lưu ý : người ghi biên bản phải chịu trách nhiệmvề tính xác thự của biên bản.
* Ghi nhớ1 
II.Cách viết biên bản
1. Phần mở đầu.
Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần 
2. Phần nội dung
- Diễn biến và kết quả
3. Phần kết thúc.
+Thời gian, kí, VB kèm theo
*Giống nhau về cách trình bày và một số mục cơ bản.
*Khác nhau về nội dungcụ thể.
 + Quốc hiệu, tiêu ngữ
* Ghi nhớ2
IV.Luyện tập
Bài 1 : Biên bản :a,b,d
Bài 2 : Hướng dẫn viết biên bản " Đại hội chi đoàn" 
 Đoàn TNCS HCM 
 Chi đoàn Địa điểm,ngày ,tháng ,năm
 Biên bản đại hội chi đoàn nhiệm kì ...
I. Thời gian,địa điểm 
II. Thành phần tham dự
III. Nội dung
 1. Chào cờ .....
 2. Báo cáo, phương hướng công tác ...
 3 . Thảo luận
4. Đại biêu phát biểu
5. Nghị quyết đại hội
6. Bầu cử
7. Ra mắt BCH mới
8. Bế mạc. 
4. Củng cố:(2')
 - Biên bản là gì? Đặc điểm của biên bản? Cách làm biên bản?
5. Hướng dẫn về nhà:(1')
 - Nắm vững KTCB của bài học, làm bài tập 2.
 - Chuẩn bị: Hợp đồng.
 Tổ chuyên môn
 Hiệu phó

Tài liệu đính kèm:

  • docVann 9 Tuan 29.doc