Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 15: ADN

Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 15: ADN

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh phải:

- Phân tích được thành phần hoá học của ADN, đặc biệt là tính đặc thù và đa dạng của nó.

 - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J.Oatsơn và F.Crick.

- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng.

 2. Kĩ năng:

 - Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:

 - HS có nhận thức đúng đắn về các hiện tượng di truyền.

II. CHUẨN BỊ:

 1. GV: - Mô hình ADN (HĐ1); Bảng phụ (HĐ2).

 2. HS: - Đọc trước bài từ nhà; Làm các mục vào vở.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 15: ADN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Ngày giảng: Lớp: 9A/
 Lớp: 9B/
 Lớp: 9C/
 Chương III: Adn và gen 
 Tiết 15 - Bài 15: adn
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh phải:
- Phân tích được thành phần hoá học của ADN, đặc biệt là tính đặc thù và đa dạng của nó.
	- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J.Oatsơn và F.Crick.
- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng.
 2. Kĩ năng: 
	- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
	- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
	- HS có nhận thức đúng đắn về các hiện tượng di truyền.
II. chuẩn bị: 
 1. GV: - Mô hình ADN (HĐ1); Bảng phụ (HĐ2).
 2. HS: - Đọc trước bài từ nhà; Làm các mục ‚ vào vở.
III. hoạt động dạy học.
 1. Tổ chức: (1')
	9A:
	9B:
	9C:
 2. Kiểm tra: (Không)
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đặc thù và đa dạng của ADN
GV: Yêu cầu h/s nghiên cứu ắ sgk trả lời câu hỏi:
? ADN tồn tại ở vị trí nào trong tế bào? Nêu thành phần hoá học của ADN?
HS: ADN nằm trong nhân của tế bào, gồm các nguyên tố là C,H,O,N,P.
HS: quan sát mô hình cấu trúc của phân tử AND trả lời:
? ADN gồm mấy mạch? Đơn phân là gì? Có mấy loại nuclêôtit? Mỗi nuclêôtit gồm những thành phần nào?
HS: Gồm 2 mạch, có 4 loại nuclêôtit A,T,G,X; Mỗi nclêôtit gồm 3 phần (đường, axit, 1 loại bazơ nitric)
? Các loại ADN khác nhau bởi tính chất gì? 
? Yếu tố nào quy định tính đặc thù của ADN?
HS: Tính đặc thù của ADN do số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các loại Nu.
? Tính đa dạng của ADN được giải thích như thế nào?
HS: Sự sắp xếp khác nhau 4 loại Nu tạo nên tính đa dạng của ADN.
? Tính đa dạng và đặc thù ADN được chi phối chủ yếu do đặc điểm cấu tạo hoá học nào trong phân tử ADN? 
HS: Do ADN cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân:A,T,G,X. Là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
GV: Yêu cầu h/s tiếp tục tìm hiểu kiến thức và trả lời:
? Mỗi tế bào trong cơ thể có ADN giống nhau hay khác nhau? (giống nhau do NP)
? Mỗi loài ADN giống nhau hay khác nhau?
HS: Khác nhau, đặc trưng cho loài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc bổ sung.
GV: Yêu cầu h/s quan sát mô hình, kết hợp với h15 sgk trình bày:
? Mô tả cấu trúc không gian của ADN?
HS: ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải ngược chiều kim đồng hồ.
? ADN xoắn theo chu kì, mỗi chu kì xoắn cao bao nhiêu? đường kính? Số cặp nclêôtit?
HS: Cao 34, đường kính 20, số cặp Nu 10 cặp.
GV: Yêu cầu h/s thảo luận nhóm nội dung:
 + Các loại Nu nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp.
 + Liên kết bằng mối liên kết gì, mô tả mối liên kết đó. Tại sao liên kết này được gọi là NTBS.
 + Theo NTBS, nhận xét gì về tỉ lệ các Nu trong phân tử ADN.
 + NTBS đem lại hệ quả gì.
 + Viết mạch bổ sung với mạch:
 -A-T-G-G-X-T-A-G-T-X-
HS: Tiến hành thảo luận thống nhất nội dung. Cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. 
 + A liên kết với T = 2 liên kết hiđrô.
 G liên kết với X = 3 liên kết hiđrô.
 + Khi biết trình tự sắp xếp các Nu của mạch đơn này có thể suy ra trình tự sắp xếp các Nu trong phân tử ADN.
 A + G = T + X " A+T/G+X.
 + Trình tự: - T-A-X-X-G-A-T-X-A-G-
GV: Nhận xét, kết luận.
 15'
 20'
I. Cấu tạo hoá học của phân tử ADN.
- ADN (axit nuclêic) được cấu tạo từ các nguyên tố: C,H,O,N,P.
- ADN là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit (Gồm 4 loại A,T,G,X)
- ADN của mỗi loài đa dạng và đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.
II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục từ trái sang phải.
- Một chu kì xoắn 34 Å, 10 cặp Nu, đường kính 20 Å.
- Các Nu giữa 2 mạch đơn liên kết từng cặp theo NTBS: 
 A = T, G = X
*Kết luận chung: (sgk)
4. Củng cố: (4')
	GV gọi h/s làm bài tập 5 ; 6 (tr47)
	Đáp án 5 - a; 6 - a, b, c.
5. Dặn dò: ( 1')
	- Học bài theo câu hỏi, làm bài tập vào vở.
- Đọc trước bài 16./.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9 - Tiet 15.doc