I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh phải:
- Mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN.
- Biết xác định những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh h17.1; 17.2; Bảng phụ (HĐ1); Mô hình tổng hợp ARN (HĐ2).
HS: - Kẻ bảng 51 vào vở.
Tuần: Ngày giảng: 9A: 9B: Tiết 17 - Bài 17: mối quan hệ giữa gen và arn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học xong bài, học sinh phải: - Mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN. - Biết xác định những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN. 2. Kĩ năng: - Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập. II. chuẩn bị: GV: Tranh h17.1; 17.2; Bảng phụ (HĐ1); Mô hình tổng hợp ARN (HĐ2). HS: - Kẻ bảng 51 vào vở. III. hoạt động dạy học. 1. Tổ chức: (1') 9A: 9B: 2. Kiểm tra: (3’)Giải thích vì sao ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? 9A: 9B: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung *Hoạt động 1: So sánh cấu tạo của ADN và ARN. GV: Treo tranh h17.1, giới thiệu: ARN là axit nuclêic, khác ở phân tử đường (ribôzơ). HS: Quan sát hình, trả lời câu hỏi: ? Nêu thành phần hoá học của ARN? ? Trình bày cấu tạo của ARN? HS: Nêu được cấu tạo hoá học, tên các loại nuclêôtit. ? ARN có mấy loại? Chức năng của từng loại. HS: 3 loại: ARN thông tin (mARN), ARN vận chuyển (tARN), ARN ribôxôm (rARN). GV: Yêu cầu cá nhân h/s, thực hiện sgk: Quan sát h17, so sánh cấu tạo ADN, ARN. GV: Gọi 1; 2 h/s lên bảng làm. Bảng 17.2: Đặc điểm ARN ADN - Số mạch đơn 1 2 -Các loại đơn phân A,U,G,X A,T,G,X ? Từ bảng trên phân tích sự khác nhau giữa ARN và ADN? HS: Trình bày, nhận xét và tự kết luận. 15’ I. ARN. - ARN (axit ribônuclêic) - Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P. - Là đại phân tử, kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN, có 1 mạch. - ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại nuclêôtit. *ARN gồm: + mARN: Truyền đạt thông tin di truyền cấu trúc của prôtêin +tARN: Vận chuyển axit amin. + rARN: Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. * Hoạt động 2: Tìm hiểu những nguyên tắc tổng hợp ARN. 20’ II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào. GV: Yêu cầu h/s nghiên cứu ắ mục II, trả lời: ? Quá trình tổng hợp ARN diễn ra ở đâu? HS: Diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian. GV: Cho h/s quan sát mô hình, giới thiệu sơ bộ về thời gian, diễn biến quá trình tổng hợp ARN. HS: Thảo luận nhóm, thực hiện (tr52);đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Nội dung: ? Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen? HS: Dựa vào 1 mạch đơn của gen ( mạch khuôn) ? Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau để tạo cặp trong quá trình hình thành mạch ARN? HS: A – U; T – A; G – X; X – G. ? Em có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch ARN so với mỗi mạch đơn của gen? HS: Trình tự đơn phân trên mạch ARN giống với trình tự các loại đơn phân trên mạch khuôn theo NTBS ( T thay bằng U) ? Sự tổng hợp ARN diễn ra theo nguyên tắc nào? HS: Diễn ra theo NTBS và khuôn mẫu, do đó trình tự các Nu trên mạch khuôn ADN qui định trình tự các Nu trên ARN. ? Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN. GV: Gọi 1 h/s giải thích quá trình tổng hợp ARN trên mô hình. HS: + Bắt đầu: Gen tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn, các Nu trên mạch khuôn liên kết với Nu trong môi trường nội bào theo NTBS, hình thành phân tử ARN. + Kết thúc: ARN được hình thành tách khỏi gen đi ra tế bào chất thực hiện chức năng của nó. GV: Sử dụng ắ mục “Em có biết” phân tích: tARN và rARN sau khi được tổng hợp sẽ tiếp tục được tạo thành cấu trúc bậc cao hơn. GV: Gọi 1; 2 HS làm bài tập 3 ; 4 trong sgk. * Vị trí: Quá trình tổng hợp diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST thuộc kì trung gian. * Diễn biến: - Gen tháo xoắn, tách dần thành hai mạch đơn. - Các Nu ở mạch khuôn liên kết với Nu tự do theo NTBS. - Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào. * Nguyên tắc tổng hợp: + Khuôn mẫu: Dựa trên một mạch đơn của gen. + Bổ sung: A – U; T – A; G-X; X- G. *Mối quan hệ gen- ARN: Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn quy định trình tự các nuclêôtit trên ARN. *Kết luận chung: (sgk) 4. Củng cố: (4’) + GV gọi 1; 2 học sinh trả lời câu hỏi 2 sgk. + 1 học sinh làm bài tập 5 (tr53). 5. Dặn dò: (1’) - Về nhà đọc mục “Em có biết”. - Học bài theo câu hỏi và đọc trước bài 18./.
Tài liệu đính kèm: