Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 49: Quần thể sinh vật

Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 49: Quần thể sinh vật

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 + Học sinh nắm được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ.

 + Học sinh chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.

2. Kỹ năng:

+ Quan sát, phân tích, thu thập thông tin, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

+ Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên

II. Chuẩn bị:

+ Tranh hình vẽ về quần thể thực vật, động vật.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

 Mở bài: Giáo viên giới thiệu nội dung chương và những vấn đề sẽ học trong chương, sau đó đi vào bài cụ thể đầu tiên của chương.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 49: Quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT yên khánh 
Trường THCS Khánh hoà
Người Soạn: Vũ Thị Sáu 
Đơn vị: THCS Khánh Hoà - Yên Khánh 
Soạn: 	Tuần 25 
Tiết : 49
Chương II: 
Hệ sinh thái
 Quần thể sinh vật. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
 	+ Học sinh nắm được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ.
	+ Học sinh chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
2. Kỹ năng: 
+ Quan sát, phân tích, thu thập thông tin, hoạt động nhóm.	
3. Thái độ: 
+ Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên
II. Chuẩn bị: 
+ Tranh hình vẽ về quần thể thực vật, động vật.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 
 Mở bài: Giáo viên giới thiệu nội dung chương và những vấn đề sẽ học trong chương, sau đó đi vào bài cụ thể đầu tiên của chương.
Tiến hành: 
Hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV: Cho học sinh quan sát tranh đàn bò, đàn kiến, bụi tre, rừng dừa đ giáo viên thông báo rằng chúng được gọi là quần thể. 
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin, trao đổi nhóm đ Hoàn thành bảng 47.1. 
HS: + Quần thể sinh vật: 2, 5. 
+ Không phải quần thể sinh vật: 1, 3, 4. 
HS: Đại diện nhóm lên bảng điền nội dung, các nhóm khác bổ sung.
GV: Đánh giá kết quả các nhóm và thông báo đáp án đúng. 
H: Kể thêm một số quần thể khác mà em biết? 
HS: Đàn ong, đàn chim hải âu, ... 
H: Thế nào là quần thể? 
HS: Khái quát kiến thức thành khái niệm. 
H: Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là quần thể hay không? Tại sao? 
HS: Không phải là một quần thể vì lồng gà và chậu cá chép mới chỉ có những biểu hiện bên ngoài của quần thể.
GV: Để nhận biết 1 quần thể sinh vật cần có dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong.
1) Thế nào là một quần thể sinh vật? 
- Khái niệm:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản 
- Ví dụ: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én ...
Hoạt động 2: 
GV: Giới thiệu chung về 3 đặc trưng cơ bản của quần thể đó là: Tỷ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
H: Tỷ lệ giới tính là gì? Tỷ lệ này ảnh hưởng tới quần thể như thế nào? Cho ví dụ? 
H: Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào? 
HS: Tự thu thập thông tin, trả lời câu hỏi đ học sinh khác bổ sung. 
+ Tùy từng loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp. 
GV: ở gà số lượng con trống thường ít hơn con mái rất nhiều. 
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi. 
H: So sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể ở hình 47 SGK tr.141.
HS: Trao đổi nhóm đ Thống nhất câu trả lời. 
+ Hình A: Tỷ lệ sinh cao, số lượng cá thể tăng mạnh. 
+ Hình B: Tỷ lệ sinh, số lượng cá thể ổ định. 
+ Hình C: Tỷ lệ sinh thấp, số lượng cá thể giảm. 
HS: Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV: Đánh giá kết quả các nhóm đ hoàn thiện kiến thức. 
H: Trong quần thể có những nhóm tuổi nào?
H: Nhóm tuổi có ý nghĩa gì? 
HS: Nêu 3 nhóm tuổi đ Liên hệ đến số lượng cá thể đ Sự tồn tại của quần thể. 
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK đ Trả lời câu hỏi. 
H: Mật độ là gì? Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể?
HS: Mật độ liên quan đến thức ăn. 
H: Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật gì để luôn giữ mật độ thích hợp. 
HS: Tự thu thập thông tin, trả lời câu hỏi đ học sinh khác bổ sung. 
+ Trồng dày hợp lí. 
+ Loại bỏ cá thể yếu trong đàn. 
+ Cung cấp thức ăn. 
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi. 
H: Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao? 
HS: Trao đổi nhanh đ Thống nhất câu trả lời. 
+ Mật độ quyết định các đặc trưng khác. 
GV: Tỷ lệ giới tính cũng phụ thuộc vào mật độ...
2) Những đặc trưng cơ bản của quần thể.
a) Tỷ lệ giới tính.
- Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái.
- Tỷ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản. 
b) Thành phần nhóm tuổi.
Nội dung bảng 47.2 SGK tr.140 
c) Mật độ quần thể.
- Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Ví dụ: 
+ Mật độ muỗi: 10 con/1m2
+ Mật độ rau cải: 40 cây/1m2
- Mật độ quần thể phụ thuộ vào:
+ Chu kì sống của sinh vật. 
+ Nguồn thức ăn của quần thể.
+ Yếu tố thời tiết, hạn hán, lụt lội... 
Hoạt động 3: 
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi mục ▼ SGK/141? 
H: Khi tiết trời ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ, vào các tháng mùa mưa trong năm) số lượng muỗi nhiều hay ít? 
H: Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô? 
H: Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm? 
H: Hãy cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể? 
HS: Trao đổi nhóm đ Thống nhất câu trả lời. 
+ Muỗi nhiều ở thời tiết ẩm do sinh sản nhiều. 
+ Mùa mưa ếch nhái tăng. 
+ Mùa gặt lúa chim cu gáy xuất hiện nhiều. 
HS: Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV: Đánh giá kết quả các nhóm đ hoàn thiện kiến thức. 
H: Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể?
GV: Số lượng cá thể trong quần thể có thể bị biến động lớn do nguyên nhân nào? (do những biến cố bất thường như lũ lụt, cháy rừng...)
HS: Trao đổi nhóm đ Thống nhất câu trả lời. 
HS: Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV: Đánh giá kết quả các nhóm đ hoàn thiện kiến thức. 
H: Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa như thế nào? 
HS: Trồng dày hợp lí, thả cá vừa phải phù hợp với diện tích... 
3) ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật.
- Môi trường (nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể. 
- Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng.
IV: Kiểm tra đánh giá: 
Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi 1, 2 cuối bài.
V: Dặn dò: 
+ Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
+ Tìm hiểu về vấn đề: Độ tuổi, dân số, kinh tế xã hội, giao thông, nhà ở.
Rút kinh nghiệm: 
----------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 49.doc