Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 49: Mắt cận và mắt lão

I. Mục tiêu:

 - Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kì.

 - Nêu được đặc điểm chính tả của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là phải kính hội tụ .

 - Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão .

 - Biết cách thử mắt bằng bảng thử thị lực .

II. Chuẩn bị:

 + Mỗi nhóm học sinh:

 - 1 kính cận 1 kính lão .

 + Đối với cả lớp học sinh ôn trước:

 - Cách dựng ảnh của 1 vật được tạo bởi thấu kính phân kỳ .

 - Cách dựng ảnh ảo của một vật thật tạo bởi thấu kính hội tụ .

III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh.

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 49: Mắt cận và mắt lão", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
I. Mục tiêu: 
	- Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kì. 
	- Nêu được đặc điểm chính tả của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là phải kính hội tụ .
	- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão .
	- Biết cách thử mắt bằng bảng thử thị lực .
II. Chuẩn bị: 
 + Mỗi nhóm học sinh:
 - 1 kính cận 1 kính lão .
 + Đối với cả lớp học sinh ôn trước:
	- Cách dựng ảnh của 1 vật được tạo bởi thấu kính phân kỳ .
	- Cách dựng ảnh ảo của một vật thật tạo bởi thấu kính hội tụ . 
III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh.
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tật cận thị và tính khắc phục
- Từng HS làm C1, C2, C3. tham gia và thảo luận trên lớp câu trả lời của bạn.
- Từng HS làm C4.
- HS nêu kết luận về biểu hiện của mắt mắt cận và loại kính phải đeo để khắc phục tật cận thị.
+ HS ï dựa trên thực tế trả lời C1.
? Thế nào là điểm cực viễn. Từ đó suy nghĩ trả lời C2 .
+ HS thảo luận nhóm C3 và trả lời theo gợi ý:
? Nêu cách nhận dạng thấu kính phân kỳ qua dạng hình học ?
? Nêu cách tạo ảnh của thấu kính phân kỳ ?
+ Yêu cầu HS tự đọc C4.
+ GV vẽ mắt, cho vị trí điểm cực viễn (hình 49.1 SGK). Vẽ vật AB đặt xa mắt hơn so với cực viễn. Mắt có nhìn rõ vật AB không ? Vì sao ? 
+ Sau đó, GV vẽ thêm kính cận là thấu kính phân là có tiêu điểm trùng với cực viễn đặt gần mắt. Mắt có nhìn rõ ảnh AB không ? Vì sao ? .
+ Yêu cầu HS lên vẽ hình .
? Mắt này nhìn ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật AB ? 
? Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa hay ở gần mắt ? 
? Kính cận là thấu kính loại gì ?
? Kính phù hợp có tiêu điểm nằm ở điểm nào của mắt ? 
I. Mắt cận : 
1. Những biểu hiện của tật cận thị :
2. Cách khắc phục tật cận thị.
3. Kết luận.
- Kính cận là thấu kính phân kỳ. Người cận thị phải đeo kính để có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tật mắt lão và cách khắc phục .
- HS đọc muc 1 phần II SGK để tìm hiểu đặc điểm của mắt lão.
- HS trả lời cá nhân C5, và C6.
- Nêu được kết luận về biểu hiện của mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục tật mắt lão.
- Gọi học sinh đọc mục 1 phần II SGK và trả lời các câu hỏi sau:
? Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa hay các vật ở gần ?
? So với mắt thường thì điểm cực cận của mắt lão ở xa hơn hay gần hơn ?
+ Yêu cầu học sinh đọc, trả lời cá nhân C5 .
+ HS thảo luận để trả lời C6.
+ GV cho học sinh rút ra kết luận bằng câu hỏi : 
? Kính lão là thấu kính loại gì ?
? Mắt lão không nhìn thấy vật ở xa hay ở gần mắt ?
II. Mắt lão : 
1. Những đặc điểm của mắt lão.
2. Cách khắc phục tật mắt lão .
* Kết luận:
- Kính lão là thấu kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính để nhìn rõ các vật ở gần mắt như bình thường.
Hoạt động 3 : Củng cố. Vận dụng.
- HS nêu được biểu hiện của mắt cận thị và mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục mỗi tật của mắt
? Nêu biểu hiện của mắt cận thị và mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục mỗi tật của mắt ?
+ Hướng dẫn HS giải câu C7, 8 .
III. Vận dụng.
* DẶN DÒ:
+ Xem lại nội dung bài, học thuộc ghi nhớ cuối bài ; làm bài tập trong SBT.
+ Chuẩn bị bài 50. “KÍNH LÚP”. 
* RÚT KINH NGHIỆM QUA TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docB49.doc