Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng

Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng

I. Mục tiêu :

1. Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được

2. Nhận biết được quang năng, hóa năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng

3. Nhận biết được khả năng chuyển hóa qua lại giữa các dạng năng lượng, mọi sự biến đổi trong tụ nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác

II. Chuẩn bị :

 - Tranh vẽ phóng to hình 59.1 SGK

 - Thiết bị TN như hình 59.1 SGK gồm:

 + Điđamô xe đạp có bóng đèn; máy sấy tóc; bóng đèn pin và pin để thắp sáng; gương cầu lõm và đèn chiếu; bình nước đun sôilàm quay chong chóng.

III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: BÀI 59: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu :
Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiệu quan sát trực tiếp được 
Nhận biết được quang năng, hóa năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng 
Nhận biết được khả năng chuyển hóa qua lại giữa các dạng năng lượng, mọi sự biến đổi trong tụ nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác 
II. Chuẩn bị :
 - Tranh vẽ phóng to hình 59.1 SGK
 - Thiết bị TN như hình 59.1 SGK gồm:
 + Điđamô xe đạp có bóng đèn; máy sấy tóc; bóng đèn pin và pin để thắp sáng; gương cầu lõm và đèn chiếu; bình nước đun sôilàm quay chong chóng.
III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
NỘI DUNG
Hoạt động1: Ôn lại các dấu hiệu để nhận biết cơ năng và nhiệt năng.
- Tự nghiên cứu trả lời C1 và C2.
- Rút ra kết luận về những dấu hiệu để nhận biết được một vật có cơ năng hay nhiệt năng.
+ Gọi một vái HS lần lượt trả lời C1 và C2 trước lớp.
? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết vật có cơ năng, có nhiệt năng?
? Nêu VD trường hợp vật có cơ năng, có nhiệt năng 
? Hãy rút ra kết luận .
Hoạt động 2: Oân lại các dạng năng lượng khác đã biết và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết được các dạng năng lượng đó.
- Nhớ lại biểu thứ đã học để trả lời câu hỏi của Gvvề các dấu hiệu nhận biết: Điện năng, Quang năng, Hoá năng
- Cần phát hiện rằng không thể nhận biết trực tiếp từng dạng năng lượng đó mà nhận biết gián tiếp nhờ chúng đã chuyển hoá thành cơ năng hay nhiệt năng.
? Hãy nêu các dạng năng lượng khác (ngoài cơ năng và nhiệt năng)
? Làm thế nào mà em biết từng dạng năng lượng đó. (cho HS thảo luận từng dạng năng lượng một:Điện năng, Quang năng, Hóa năng).
I.Năng lượng.
+ Kết luận 1:
- Nhận biết một vật có cơ năng khi no có khả năng thực hiện công, có nhiệt năng khi nó có thể làm nóng các vật khác.
Hoạt động 3: Chỉ rasự biến đổi giữa các dạng năng lượng trong các bộ phận của các thiết bị vẽ ở hình 59.1 SGK
- HS tự nghiên cứu để trả lời C3 .
- HS thảo luận cả lớp về những biến đổi của hiện tượng quan sát được trong mỗi thiết bị, nhờ đó nhận biết được có dạng năng lượng nào xuất hiện mà do đâu mà có. Trả lời C4
- Rút ra KL 2 trong SGK.
+ Nếu có điều kiện GV biểu diễn các thí nghiệm tương ứng với các thiết bị vẽ trong hình 59.1SGK để cho học sinh thấy rõ dạng năng lượng nào có thể nhận biết trực tiếp được, dạng năng lượng nào có thể nhận biết gián tiếp.
? Hãy mô tả diễn biến của hiện tượng trong từng thiết bị. Căn cứ vào đó mà xác định dạng năng lượng xuất hiện trong từng bộ phận.
? Dựa vào đâu mà tabiết được điện năng.
? Hãy nêu một số ví dụ chứng tỏ mỗi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
? Rút ra kết luận.
II. Các dạng năng lượng và chuyển hoá giữa chúng.
+ Kết luận2:
- Con người nhận biết được các dạng năng lượng như hoánăng, quang năng, điện năng, khi chúng biến đồi thành cơ năng hoặc nhiệt năng.
Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác
Hoạt động 4: Vận dụng. Ôn lại cách tính nhiệt lượng truyền cho nước để suy ra lượng điện năng.
- Thảo luận cả lớp, trả lời C5. (cần chỉ rõ đã vận dụng kết luận về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ, nhiệt đã họ ở lớp 8 sang cácc hiện tượng nhiệt điện.
? Trong C5, điều gì chứng tỏ nước nhận được thêm nhiệt năng.
? Dựa vào đâumà ta biết được rằng nhiệt năng mà nước nhận được là do điện năng chuyển hóa thành.
III. Vận dụng.
Hoạt động 5: Củng cố.
- HS trả lời cá nhân câu hỏi củng cố của Gv.
? Dựa vào dấu hiệu nào mà nhận biết được cơ năng và nhiệt năng.
? Có những dạng năng lượng nào phải chuyển hóa thành cơ năng mới nhận biết được.
* DẶN DÒ:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài 60 “ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG”.
* RÚT KINH NGHIỆM QUA TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docb59.doc