Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 19, 20

Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 19, 20

A. Mục tiêu:

- Vẽ được sơ đồ mạch điện TN kiểm nhiệm định luật Jun-Lenxơ.

- Lắp ráp và tiến hành dược TN kiểm nhiệm mối quan hệ Q ~ I2 trong định luật Jun-Lenxơ.

- Có tác phong cẩn thận, kiên trì, chính xác và trung thực.

B. Chuẩn bị:

C.Tiến trình lên lớp.

1.Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ. (Không)

3.Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	Ngày soạn / / 2010
Tiết 19	Ngày dạy / / 2010
§18.THỰC HÀNH: KIỂM NGHIỆM MỐI QUAN
HỆ Q ~ I2 TRONG ĐỊNH LUẬT JUN-LENXƠ
A. Mục tiêu:
Vẽ được sơ đồ mạch điện TN kiểm nhiệm định luật Jun-Lenxơ.
Lắp ráp và tiến hành dược TN kiểm nhiệm mối quan hệ Q ~ I2 trong định luật Jun-Lenxơ.
Có tác phong cẩn thận, kiên trì, chính xác và trung thực.
B. Chuẩn bị:
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ. (Không)
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
Kiểm tra phần chuẩn bị lí thuyết của HS cho bài TH
Y/c HS trình bày câu trả lời cho mỗi câu hỏi của mẫu báo cáo
Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo của HS
Trình bày việc chuẩn bị báo cáo TH
Trả lời các câu hỏi lí thuyết của bài TH
HĐ2: Tìm hiểu yêu cầu và nội dung TH
Thực hiện vian\v65 chia nhóm HS và chỉ định nhóm trưởng 
Đề nghị HS các nhóm đọc kĩ mục II
Nêu mục tiêu của TN
Tác dụng cũa từng thiết bị sử dụng và cách lắp ráp các thiết bị đó theo sơ đồ TN
Công việc phải làm trong một lần đo
HS hoạt động cá nhân đọc kĩ nội dung từ 1-5 của mục II
Thực hiện các phần việc được giao
HĐ3: Lắp ráp thiết bị TN
Theo dõi các nhóm lắp dụng cụ TN, hướng dẫn các nhóm thực hiện thao tác chính xác
Từng nhóm HS nhận dụng cụ, lắp ráp TN
HĐ4: Tiến hành TN
Kiểm tra sự phân công công việc cho từng thành viên của nhóm
Theo dõi HS tiến hành TN, nhắc nhở HS ghi lại két quả đúng thời gian.
Nhóm trưởng mỗi nhóm phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm (áp dụng cho cả ba làn đo), cụ thể là:
Một người điều chình biến trởđể đảm bảo CĐDĐ uôn có trị số như trong hướng dẫn đối với mỗi lần đo
Một người dùng que khuấy, khuấy nước nhẹ nhàng và thường xuyên
Một người đọc nhiệt độ t1 ngay khi bấm đồng hồ đo thời gian và đọc nhiệt độ t2 ngay sau 7 phút đun nước, sau đó ngắt công tắc mạch điện
Một thư kí ghi kết quả vào mẫt báo cáo TH
Lần lượt thực hiện đầy đủ các y/c như trong mục 6, mục 7 của lần đo tiếp theo
HĐ5: Hoàn thành báo TH
Nhận xét tinh thần, thái độ, tác phang của các HS
Thu lại BCTH của HS
Nhăùc các nhóm dọng vệ sinh
Từng nhóm tính các giá trị t0 ứng với bảng 1 SGK và hoàn thành các y/c còn lại của báo cáo TH
HĐ6: Dặn dò
Tiết sau học bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, về nhà đọc bài mới.
Ôn lại các biện pháp an toàn điện đã học ở lớp 7.
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần 10	Ngày soạn / / 2010
Tiết 20	Ngày dạy / / 2010
§19. SỬ DỤNG AN TOÀN & TIẾT KIỆM ĐIỆN
A. Mục tiêu:
1/ Kiến thức: 
Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. 
Giải thích được cơ sở vật lý của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. 
Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
2/ Kỹ Năng: Có kỹ năng đề ra phương án an toàn khi sử dụng điện trong vài trường hợp cụ thể và đề ra biện pháp tiết kiệm điện trong gia đình.
3/ Thái độ: Có ý thức sử dụng điện tiết kiệm.
B. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Giáo viên phóng lớn hình 19.1, 1 phích cắm 3 chốt, 1 ổ cắm 3 lỗ, 1 đèn dây tóc và một đèn compact.
2/ Học sinh : Học sinh ôn tập quy tắc an toàn khi sử dụng điện ở lớp 7.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. (Không)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Mở bài, Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
Thực trạng sử dụng điện của nước ta Theo thống kê mới nhất cuối năm 2007 có:
+ 57 vụ tai nạn điện, làm cho 105 người chết và bị thương
+ Các nhà máy điện sản xuất không đủ nhu cầu sử dụng Dẫn đến cả nước 10 đến 18 triệu kWh điện bị thiếu hụt
- Cho HS ôn lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7. HS trả lời C1, C2, C3, C4.
- Hoàn chỉnh các câu trả lời của HS.
- Cho HS làm C5. Hoàn chỉnh các câu trả lời của HS.
- Treo hình 19.1 lên bảng. Cho HS làm phần đầu C6.
- Cho HS làm phần thứ hai của C6. Hoàn chỉnh các câu trả lời của HS.
-HS trả lời cá nhân. Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ xung.
-HS trả lời cá nhân. Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ xung.
-HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Cho HS kể ra một số lợi ích khi sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Cho HS làm C7. Gợi ý :
+Khi cả nhà đi vắng, ta nên ngắt điện. Ngoài việc tiết kiệm điện năng còn có lợi ích nào?
+Nếu tiết kiệm điện năng thì giảm được một số nhà máy điện cần xây dựng, điều này có lợi gì?
- Cho HS làm C8, C9.
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân theo gợi ý của GV.
- HS trả lời cá nhân.
Hoạt động 3: Vận dụng giải quyết một số tình huống cụ thể.
- Cho HS làm C10.
- Cho HS làm C11.
- Cho HS làm C12. Cho HS quan sát đèn compact và đèn dây tóc, thông báo cho HS biết 2 đèn này có độ sáng như nhau.
GDBVMT: Bóng đèn sợi đốt thông thường có hiệu suất phát sáng thấp: 3%, các bóng đèn neon có hiệu suất cao hơn 70%. Để tiết kiệm điện, cần nâng cao hiệu suất phát sáng của bóng đèn điện. 
Biện pháp: Cần thay các bóng đèn sợi đốt bằng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng.
-HS làm việc cả lớp. Một học sinh nêu phương án, các HS khác nhận xét, bổ xung.
-HS trả lời cá nhân.
-HS làm việc theo nhóm và cử đại diện thông báo kết quả.
C12 : 
+ Đèn dây tóc : A1 = P1 t = 0,075. 8000 = 600(kWh)
	Tiền mua đèn : 8. 3500 = 28000 (đ), tiền điện : 600.700 = 420000(đ)
	Toàn bộ chi phí : T1 = 28000 + 420000 = 448000(đ)
+ Đèn compact : A2 = P2 t = 0,015.8000 = 120(kWh)
	Tiền mua đèn : 60000(đ), tiền điện : 120.700 = 84000(đ)
	Toàn bộ chi phí : T2 = 60000 + 84000 = 144000(đ)
+ Dùng đèn compact có lợi hơn vì sau khi dùng 8000 giờ tiết kiệm được 304000(đ).
Công suất đèn nhỏ, tiết kiệm điện dùng cho sản suất và nơi chưa có điện.
Không phải thay đèn nhiều lần (7 lần).
Góp phần giảm bớt sự quá tải về điện trong giờ cao điểm.
Hoạt động 4: Dặn dò.
Ôn tập toàn bộ các bài đã học từ bài 1 đến bài 19.
Làm thêm bài tập trong SBT.
Đọc mục Có thể em chưa biết trang 53 SGK.
Thực hiện phần Tự kiểm tra ở bài 20 trang 54 SGK còn lại. 
- Tiếp thu việc học ở nhà học sinh
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc9L 19 -20.doc