Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 20, 21

Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 20, 21

A. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

Giải thích được cơ sở vật lý của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.

2/ Kỹ Năng: Có kỹ năng đề ra phương án an toàn khi sử dụng điện trong vài trường hợp cụ thể và đề ra biện pháp tiết kiệm điện trong gia đình.

3/ Thái độ: Có ý thức sử dụng điện tiết kiệm.

B. CHUẨN BỊ

1/ Giáo viên: Giáo viên phóng lớn hình 19.1, 1 phích cắm 3 chốt, 1 ổ cắm 3 lỗ, 1 đèn dây tóc và một đèn compact.

2/ Học sinh : Học sinh ôn tập quy tắc an toàn khi sử dụng điện ở lớp 7.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ. (không có)

 

doc 5 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 20, 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10	 Ngày soạn: / / 2009
Tiết: 20	 Ngày dạy: / / 2009
§19. SỬ DỤNG AN TOÀN & TIẾT KIỆM ĐIỆN
A. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: 
Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. 
Giải thích được cơ sở vật lý của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. 
Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
2/ Kỹ Năng: Có kỹ năng đề ra phương án an toàn khi sử dụng điện trong vài trường hợp cụ thể và đề ra biện pháp tiết kiệm điện trong gia đình.
3/ Thái độ: Có ý thức sử dụng điện tiết kiệm.
B. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên: Giáo viên phóng lớn hình 19.1, 1 phích cắm 3 chốt, 1 ổ cắm 3 lỗ, 1 đèn dây tóc và một đèn compact.
2/ Học sinh : Học sinh ôn tập quy tắc an toàn khi sử dụng điện ở lớp 7.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. (không có)
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Mở bài, Tìm hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
Thực trạng sử dụng điện của nước ta Theo thống kê mới nhất cuối năm 2007 có:
	+ 57 vụ tai nạn điện, làm cho 105 người chết và bị thương
+ Các nhà máy điện sản xuất không đủ nhu cầu sử dụng Dẫn đến cả nước 10 đến 18 triệu kWh điện bị thiếu hụt
- Cho HS ôn lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7. HS trả lời C1, C2, C3, C4.
- Hoàn chỉnh các câu trả lời của HS.
- Cho HS làm C5. Hoàn chỉnh các câu trả lời của HS.
- Treo hình 19.1 lên bảng. Cho HS làm phần đầu C6.
- Cho HS làm phần thứ hai của C6. Hoàn chỉnh các câu trả lời của HS.
-HS trả lời cá nhân. Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ xung.
-HS trả lời cá nhân. Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ xung.
-HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
Hoạt động2: Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng (15 phút)
- Cho HS kể ra một số lợi ích khi sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Cho HS làm C7. Gợi ý :
+Khi cả nhà đi vắng, ta nên ngắt điện. Ngoài việc tiết kiệm điện năng còn có lợi ích nào?
+Nếu tiết kiệm điện năng thì giảm được một số nhà máy điện cần xây dựng, điều này có lợi gì?
- Cho HS làm C8, C9.
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân theo gợi ý của GV.
- HS trả lời cá nhân.
Hoạt động3: Vận dụng giải quyết một số tình huống cụ thể(13 phút)
- Cho HS làm C10.
- Cho HS làm C11.
- Cho HS làm C12. Cho HS quan sát đèn compact và đèn dây tóc, thông báo cho HS biết 2 đèn này có độ sáng như nhau.
-HS làm việc cả lớp. Một học sinh nêu phương án, các HS khác nhận xét, bổ xung.
-HS trả lời cá nhân.
-HS làm việc theo nhóm và cử đại diện thông báo kết quả.
C12 : 
+ Đèn dây tóc : A1 = P1 t = 0,075. 8000 = 600(kWh)
	Tiền mua đèn : 8. 3500 = 28000 (đ), tiền điện : 600.700 = 420000(đ)
	Toàn bộ chi phí : T1 = 28000 + 420000 = 448000(đ)
+ Đèn compact : A2 = P2 t = 0,015.8000 = 120(kWh)
	Tiền mua đèn : 60000(đ), tiền điện : 120.700 = 84000(đ)
	Toàn bộ chi phí : T2 = 60000 + 84000 = 144000(đ)
+ Dùng đèn compact có lợi hơn vì sau khi dùng 8000 giờ tiết kiệm được 304000(đ).
Công suất đèn nhỏ, tiết kiệm điện dùng cho sản suất và nơi chưa có điện.
Không phải thay đèn nhiều lần (7 lần).
Góp phần giảm bớt sự quá tải về điện trong giờ cao điểm.
Hoạt động 4: - Dặn dò (2 phút )
Ôn tập toàn bộ các bài đã học từ bài 1 đến bài 19.
Làm thêm bài tập trong SBT.
Đọc mục Có thể em chưa biết trang 53 SGK.
Thực hiện phần Tự kiểm tra ở bài 20 trang 54 SGK còn lại. 
- Tiếp thu việc học ở nhà học sinh
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 11	 Ngày soạn / / 2010
Tiết 21	 Ngày dạy / / 2010
§20. TỔNG KẾT CHƯƠNG I
A. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức:
-Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học trong chương I.
-Vận dụng hợp lí vào các dạng bài tập.
-Thái độ: Tự giác trong học tập.
2/ Kỹ Năng: Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng để giải các bài tập trong chương I.
3/ Thái độ: Có tinh thần làm việc độc lập, tự lực, nghiêm túc.
B. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên: Hệ thống câu hỏi phù hợp, bài tập vừa sức với HS.
2/ Học sinh: Ôn kiến thức cơ bản đã học trong chương I.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 
1. Kiểm tra:
Kiểm tra việc chuẩn bị trả lời phần tự kiểm tra để phát hiện những kiến thức và kĩ năng chưa được vững ở HS.
2. Giới thiệu bài mới:
- Tập trung nghe nội dung yêu cầu của GV. 
- Hai em lần lượt lên bảng trả lời. 
- Hs khác tập trung chú ý và nhận xét trả lời của bạn. 
- Nghe nội dung GV đặt vấn đề. 
- Có thể đề xuất phương án giải quyết vấn đề.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Trình bày và trao đổi kết quả chuẩn bị.
* Kiểm tra việc chuẩn bị trả lời phần tự kiểm tra để phát hiện những kiến thức và kĩ năng chưa được vững ở Hs.
* Đề nghị một vài Hs trình bày trước lớp về nội dung trả lời ở phần câu hỏi tự kiểm tra.
* Dành nhiều thời gian để Hs trao đổi, thảo luận những câu liên quan tới kiến thức và kĩ năng mà Hs nắm chưa vững và khẳng định câu trả lời cần có.
+ Bàn là điện, nồi cơm điện, mỏ hàn điện có tác dụng biến đổi điện năng thành nhiệt năng. 
+ Bóng đèn điện (đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn LED) có tác dụng biến đổi điện năng thành nhiệt năng và quang năng. 
+Quạt điện, máy bơm nước, máy khoan bằng điện có tác dụng biến đổi điện năng cơ năng. 
9. Định luật Jun – Lenxơ: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở dây dẫn và dòng điện chạy qua.
1. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
2. Trị số R= U/I không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
3. Điện trở tương đương trong đoạn mạch mắc nối tiếp: Rt đ = R1+ R2
4. Điện trở tương đương trong đoạn mạch mắc song song: 
5. Khi chiều dài của nó tăng 3 lần thì điện trở của dây đó cũng tăng 3 lần. 
- Khi tiết diện của dây dẫn tăng 4 lần thì điện trở của dây dẫn giảm 4 lần. 
- Vì điện trở suất của đồng nhỏ hơn hơn nhôm. 
6. Biến trở là điện trở có thể thay đổi được trị số. Được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
7. Số Oát ghi trên dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó. 
Công suất tiêu thụ điện năng của một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
8. Công thức xác định điện năng: 
A = Pt = UIt
Các dụng cụ dùng điện có tác dụng biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác.
Hoạt động 2: Làm các câu hỏi và bài tập của phần vận dụng. 
+Hướng dẫn Hs trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 12,13,14,15,16
+Yêu cầu HS tự lực giải bài 18,19
Hướng dẫn bài 17:
+ Viết công thức và tính giá trị điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp, thông qua cường độ dòng điện I, hiệu điện thế U, điện trở R1,R2 nối tiếp với nhau (phương trình 1)
+ Viết công thức và tính giá trị điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song, thông qua cường độ dòng điện I’, hiệu điện thế U, điện trở R1,R2 song song với nhau (phương trình 2)
+ Từ phương trình 1và 2: Suy ra (phương trình 3)
+ Giải hệ phương trình 1 và 3 để tính giá trị R1 R2
+Thực hiện trả lời theo yêu cầu giáo viên
+Mỗi HS tự lực giải các bài tập a, b, c
Bài 17 :
Cho biết :
R1 nt R2 : U = 12V, I=I1=I2=0.3A
R1 // R2 : U=12V ; I’=1.6A
Tính : R1 ; R2 ?
Bài giải :
Điện trở tương tương khi hai điện trở mắc nối tiếp (đoạn mạch mắc nối tiếp)
 (1)
Điện trở tương tương khi hai điện trở mắc song song (đoạn mạch mắc song song)
 (2)
từ (1) và (2) ta có R1.R2= 300W (3) 
 Giải hệ phương trình (1) và ( 3 ) ta có 
R1= 30W ;R2=10W hoặc R1= 10W thì R2= 30W
B-Vận dụng:
	12-d. 13-b. 14-d. 15-a. 16-d. 
Bài 18:a-để đoạn dây này có điện trở suất lớn. Khi có dòng điện chạy qua thì nhiệt lượng toả ra trên đoạn dây này được tính Q = I2 .R.t . Mà 2 dây này mắc nối tiếp, nên nhiệt lượng chỉ toả ra ở dây dẫn này mà không toả ra ở dây dẫn nối bằng đồng
	b-Ấm hoạt động bình thường U =220V, Công suất điện là 1000W
	Điện trở của ấm là: R = = = 48,4
	c- Tiết diện của dây điện trở là : à S = 0,045.10-6 ( m2 )
	 S = à d =0,24 mm
Bài 19: : a.Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2 kg nước là.
 Q1 = m1 C ( t2 – t1 ) = 630.000J
 Nhiệt lượng mà bếp toả ra: H = .100%==> Q = 741176,5 J
 Thời gian đun sôi nước là: Q = P .t ==> t = Q / P = 741,2 s
 b.Để đun sôi 4 lít nước cần nhiệt lượng Q* = 741176,5 . 2 = 1482352,9 J
 Điện năng do bếp tiêu thụ trong 30 ngày A = Q* . 30= 44470688,2J = 12,35KWh
 Tiền điện phải trả T = 700. 12,35 = 8645 đồng
c.Khi đó điện trở của bếp giảm 4 lần, công suất của bếp tăng 4 lần, Nên thời gian đun sôi giảm 4 lần = 185s = 3 phút 5 giây
Hoạt động 3:Hướng dẫn về nhà
-Về nhà xem lại bài tập đã sửa. 
- Về nhà làm các câu 16, 17, 20.	
- Ôn lại nội dung chương I tiết sau ôn tập kiểm tra 45 phút 
-Thu thập các thông tin GV yêu cầu. 	
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc9L 20-21.doc