Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 10 - Bài 10: Giảm phân

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 10 - Bài 10: Giảm phân

Kiến thức:

- HS trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì giảm phân.

- Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II.

- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng.

 1.2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh)

 1.3. Thái độ: có ý thức học tập bộ môn.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 7462Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 10 - Bài 10: Giảm phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../...../2009
Ngày giảng: ....../....../2009 
Tiết 10 
Bài 10: Giảm phân
1/Mục tiêu
 1.1. Kiến thức: 
- HS trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì giảm phân.
- Nêu được những điểm khác nhau ở từng kì của giảm phân I và giảm phân II.
- Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng.
 1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh)
 1.3. Thái độ: có ý thức học tập bộ môn. 
2/ chuẩn bị
- GV: - Tranh phóng to hình 10: Sơ đồ giảm phân.
 	 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 10
- HS: Nghiên cứu trước bài mới
3/ phương pháp
- Trực quan. Hoạt động nhóm.
4/ Tiến trình dạy học 
4.1. Tổ chức: KTSS:
4.2. Kiểm tra bài cũ:
? HS1: Nguyên phân là gì? Nhờ đâu mà TB con có bộ NST giống như bộ NST của TB mẹ?
? HS2: Làm BT: 1 TB sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 3 lần. tính số TB con được hình thành? ( 23 = 8 Tb)
? Hs2:ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân ?
4.3. Tiến trình bài giảng
 	* Mở bài: GV thông báo cho hs giảm phân cũng là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân, diễn ra vào thời kì chín của tế bào sinh dục.
Hoạt động 1:
 Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
Mục tiêu: Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong kì giảm phân I và giảm phân II.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: yêu cầu hs quan sát kì trung gian ở hình 10 trả lời câu hỏi:
? Kì trung gian nhiễm sắc thể có hình thái như thế nào ?
? Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 10/sgk.32 phần GP I?
- GV kẻ bảng gọi HS lên điền 
- GV: chốt lại kiến thức.
? Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 10/sgk.32 phần GP II?
- GV gọi HS lên điền tiếp vào bảng. 
- GV: chốt lại kiến thức.
- GV: giải thích rõ:
+ Có sự tiếp hợp ở kì trước GP I (1)
+ Giải thích sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các NST kép trong cập tương đồng ở kì sau GP I (2)
 (1) và (2) là 2 cơ chế tạo ra sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ NST đơn bội.
- HS: quan sát kĩ hình 10 nêu được:
+ Nhiễm sắc thể duỗi xoắn 
+ Nhiễm sắc thể nhân đôi
- 1 HS trả lời lớp bổ sung.
- thảo luận thống nhất ý kiến ghi lại những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân I.
- HS: đại diện nhóm lên hoàn thành bảng nhóm khác nhận xét bổ sung.
- thảo luận thống nhất ý kiến ghi lại những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân II.
- HS: đại diện nhóm lên hoàn thành bảng nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS: so sánh với bảng chuẩn kiến thức tự sửa nếu sai.
Tiểu kết:
 a) Kì trung gian.
+ Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh.
+ Cuối kì nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép dính 
 liền với nhau ở tâm động.
b) Diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
Các kì
Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể ở các kì
Lần phân bào I
Lần phân bào II
Kì đầu
- Các nhiễm sắc thể xoắn và co ngắn.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo, sau đó tách rời nhau.
+ NST co ngắn lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ NST đơn bội.
Kì giữa
- Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
- Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
+ Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
Kì cuối
- Các cặp NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép)
+ Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội. 
? Kết quả của giảm phân là gì?
? Vì sao trong GP các TB con lại có bộ NST giảm đi 1 nửa?
? Nêu những điểm khác nhau cơ bản của GP I và GP II?
 GV nhấn mạnh:
+ GP I: số lượng NST ở TB con giảm đi 1 nửa nhưng mỗi NST ở trạng thái kép.
+ Qua GP II, từ 1TB (n kép) 2TB con (n đơn)
+ Trong 2 lần phân bào: lần I được coi là giảm nhiễm, lần II được coi là nguyên nhiễm.
- GV giải thích tên gọi GP -> GP là cơ sở để hình thành giao tử.
- HS nêu được:
+ Từ 1 TB mẹ (2n) qua 2 lần phân bào tạo ra 4 TB con có bộ NST giảm đi 1 nửa (n)
+ 2 lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần.
+ So sánh được ở từng kì.
Tiểu kết:
 - Kết quả GP: từ một tế bào mẹ (2n NST ) qua hai lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n NST)
 4.4. Củng cố
- HS đọc Kl /SGK
- Câu hỏi 2/sgk: GV dùng kí hiệu bằng chữ (thay cho NST để giải thích) vì trên hình vẽ chỉ thể hiện 1 khả năng.
VD: 2 cặp NST tương đồng là A ~a, B ~ b. Khi ở kì giữa NST ở thể kép tương đồng: (AA)(aa) , (BB)(bb) do phân li độc lập và tổ hợp tự do tổ hợp NST ở TB con tạo ra khi kết thúc lần giảm phân I có 2 khả năng:
(AA)(BB) và (aa)(bb)
(AA)(bb) và (aa)(BB) Mỗi TB con chỉ nhận NST kép trong cặp tương đồng (hoặc của bố, hoặc của mẹ)
 Kết thúc lần phân bào II: tạo ra 4 giao tử: AB, ab, Ab, aB
- Hoàn thành bảng so sánh:
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
- .
- Tạo ra  tế bào con có bộ nhiễm sắc thể  tế bào mẹ.
+ 
+ Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
+ Tạo ra . tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 
4.5. Hướng dẫn về nhà 
	+ Làm bài tập 3,4/sgk.33 vào vở bài tập.
	+ Đọc trước bài “Phát sinh giao tử và thụ tinh”
5. rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: ...../...../2009 
Ngày giảng:.../10/2009
Tiết 11 
Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
1/Mục tiêu
 1.1. Kiến thức: 
- HS trình bày được các quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
- Xác định được ý nghĩa thực chất của quá trình thụ tinh.
- Phân tích được ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt DT và BD.
 1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh)
 1.3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn
2/ chuẩn bị
- GV: - Tranh phóng to hình11/sgk.
 	 - Bảng phụ so sánh sự phát sinh giao tử đực và cái.
- HS: Nghiên cứu trước bài mới
3/ phương pháp
- Trực quan. Hoạt động nhóm.
4/Tiến trình dạy học 
4.1. Tổ chức: KTSS: 
4.2. Kiểm tra bài cũ:( Kiểm tra 15 phút)
Đề bài
Cõu 1: Khoanh trũn vào ý trả lời đỳng trong cỏc cõu sau
1. Sự tự nhõn đụi của NST diễn ra ở kỡ nào của chu kỡ TB?
A. Kỡ đầu
B. Kỡ giữa
C. Kỡ sau
D. Kỡ trung gian
2. Sự kiện quan trọng nhất chỉ cú ở giảm phõn mà khụng cú ở nguyờn phõn.
A. Sự tự nhõn đụi của cỏc cặp NST tương đồng.
B. Sự đúng xoắn và co ngắn cực đại ở kỡ giữa.
C. Sự tiếp hợp của cỏc NST kộp trong cặp tương đồng ở kỡ đầu.
D. sự phõn li cỏc NST ở kỡ sau
Cõu 2: Hoàn thành bảng so sỏnh
Nguyờn phõn
Giảm phõn
- Xảy ra ở TB ..
- Gồm.. lần phõn bào
- Kết quả: tạo ra.TB con cú bộ NSTTB mẹ
- Xảy ra ở TB sinh dục chớn
- Gồm lần phõn bào liờn tiếp
- Kết quả: tạo raTB con cú bộ NST .TB mẹ
Cõu 3: 1 TB sinh dưỡng nguyờn phõn liờn tiếp 3 lần. Tớnh số TB con được tạo thành?
Đỏp ỏn - Biểu điểm
Cõu
Nội dung
Biểu điểm
Cõu 1 (4đ)
1. D
2. C
2,0
2,0
Cõu 2 (4đ)
Nguyờn phõn
Giảm phõn
Sinh dưỡng
1
2 , giữ nguyờn
2
4 , giảm 1 nửa
0,5
1,0
2,5
Cõu 3 (2đ)
Số tế bào con được tạo thành: 23 = 8 TB
2,0
4.3. Tiến trình bài giảng.
*Mở bài: Các tế bào con được tạo thành từ giảm phân sẽ phát triển thành các giao tử, nhưng có sự khác nhau ở hình thành giao tử đực và giao tử cái.
Hoạt động 1: Sự phát sinh giao tử.
Mục tiêu: Trình bày được quá trình phát sinh giao tử. Nêu được những điểm giống và khác nhau giữa phát sinh giao tử đực và cái.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk, quan sát hình 11, trả lời câu hỏi
? Quá trình phát sinh giao tử đực, cái ở ĐV trải qua mấy giai đoạn? Đặc điểm của mỗi giai đoạn?
- GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức.
- Y/c thảo luận nhóm:
? Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản của hai quá trình phát sinh giao tử đực và cái ?
- GV: chốt lại kiến thức chuẩn:
? Nêu rõ sự khác nhau căn bản giữa tinh trùng và trứng về mặt số lượng và kích thước? ý nghĩa của sự khác nhau này?
- HS: quan sát hình, n/c thông tin:
- 1-2 HS trình bày trên tranh, nêu được 3 giai đoạn:
+ TB mầm NP liên tiếp các tinh nguyên bào và noãn nguyên bào. 
+ Các TNB và NNB phát triển thành các tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1.
+ Các TBB1 và NBB1 GP giao tử.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm chỉ tranh trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nêu được:
+ TT có kích thước nhỏ, số lượng lớn đảm bảo cho quá trình thụ tinh.
+ Trứng số lượng ít nhưng kích thước lớn, chứa nhiều chất TB để nuôi hợp tử và phôi ở giai đoạn đầu.
Tiểu kết: Sự hình thành giao tử đực và cái:
+ Giống nhau: gồm 3 giai đoạn:
Gđ1: Các TB mầm đều thực hiện NP liên tiếp nhiều lần tạo ra các tinh nguyên bào và noãn nguyên bào.
Gđ2: Các tinh nguyên bào và noãn nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1.
Gđ3: Các TBB1 và NBB1 thực hiện GP để tạo ra giao tử.
+Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
- NBB1 qua 2 lần phân bào liên tiếp trong GP cho ra 1 trứng có kích thước lớn và 3 thể cực có kích thước nhỏ, trứng và thể cực đều chứa nNST, chỉ có TB trứng tham gia thụ tinh.
- TBB1 qua 2 lần phân bào trong GP tạo ra 4 tinh tử phát triển thành 4 tinh trùng có hình dạng và kích thước giống nhau chứa nNST, đều tham gia thụ tinh.
Hoạt động 2: Thụ tinh.
Mục tiêu: Xác định được bản chất của quá trình thụ tinh.
- GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi:
? Nêu khái niệm thụ tinh ?
? Bản chất của quá trình thụ tinh?
 GV chốt lại kiến thức:
- Y/c thảo luận nhóm:
? Tại sao có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn gốc ?
- GV giải thích cụ thể: Do sự phân ly độc lập của các cặp NST kép tương đồng trong GPI tạo nên các giao tử có bộ NST khác nhau về nguồn gốc (mỗi giao tử chỉ nhận được 1 NST trong cặp: của bố hoặc mẹ). Sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử này tạo nên các hợp tử có bộ NST khác nhau về nguồn gốc NST.
? Nếu sự thụ tinh có chọn lọc sẽ cho kết quả ntn? 
- HS: sử dụng tư liệu sgk để trả lời câu hỏi:
+ Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực và một giao tử cái tạo thành hợp tử.
+ Sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ nhiễm sắc thể của hai giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố mẹ.
- HS vận dụng kiến thức bài GP giải thích:
+ 4 tinh trùng chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội khác nhau về nguồn gốc hợp tử có các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau.
- HS: theo ý muốn
Tiểu kết:
+ Thụ tinh: là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái.
+ Bản chất: là sự kết hợp của hai bộ nhân đơn bội (nNST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2nNST) ở hợp tử.
Hoạt động 3: ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của GP và TT về mặt DT, BD và thực tiễn.
- GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi:
? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về các mặt di truyền, biến dị và thực tiễn?
? Tại sao nói sự kết hợp 3 quá trình NP, GP, TT là cơ chế đảm bảo sự duy trì và ổn định bộ NST đặc trưng của loài ssinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể?
- GV chốt lại và gọi HS đọc KL sgk.
- HS: sử dụng kiến thức sgk trả lời câu hỏi:
->Nêu được:
+ Về mặt di truyền:
- Giảm phân tạo ra bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
- Thụ tinh: khôi phục bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
+ Về mặt biến dị: tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau (biến dị tổ hợp).
+ Trong thực tiễn: tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
Tiểu kết: 
 - Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
 - Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hoá.
4.4. Củng cố.
1) Giả sử có 1 NBB1 chứa 2 cặp NST AaBb GP sẽ cho ra mấy loại trứng?
Đáp án: 1 loại trứng vì 1 TB sinh trứng chỉ cho 1 trứng và 3 thể cực, do đó cho ra 1 trong 4 loại trứng: AB, Ab, aB, ab.
2) Câu hỏi 4/ SGK: GV hướng dẫn HS cách tính số TB con và số giao tử tạo ra sau GP.
 - Gọi a là số TB sinh tinh, b là số TB sinh trứng:
Tổng số tinh trùng tạo ra là 4a
Tổng số trứng là b
Tổng số thể định hướng là 3b
 - Số hợp tử tạo thành = số trứng được thụ tinh = số TT được thụ tinh.
4.5. Hướng dẫn về nhà
	+ Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	+ Làm bài tập 3, 5 vào vở bài tập.
	+ Đọc mục “em có biết”
	+ Đọc trước bài “Cơ chế xác định giới tính”
5. rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docS9 T10,11.doc