Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 24, 25, 26

Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 24, 25, 26

A. Mục tiêu:

- Mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện .

- Nhận biết từ trường tồn tại ở đâu.

- Bố trí được thí nghiệm Ơcxtét.

- Phát hiện được từ trường.

B. Chuẩn bị:

- 2 giá TN;1 nguồn điện 1 chiều 3V–4,5V;1 KNC được đặt trên giá . có trục thẳng đứng;1 đoạn dây dẫn bằng Congtantan dài khoảng 40cm; 5 đoạn dây nối bằng đồng, có bọc cách điện dài khoảng 30cm;1 biến trở;1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A;1 công tắc.

C. Tiến trình lên lớp.

1.Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Nam châm có mấy cực và được đặt tên và kí hiệu như thế nào?

2 cực của 2 thanh nam châm đặt gần nhau sẽ tương tác với nhau như thế nào?

Khi đặt 1 kim nam châm tự do trên đầu 1 đinh nhọn, sau khi kim nam châm đứng đứng yên thì nó tính chất gì ?

 

doc 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1171Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 24, 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12	Ngày soạn / 11 / 2010
Tiết 24	Ngày dạy / 11 / 2010
§ 22. TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN 
TỪ TRƯỜNG
A. Mục tiêu:
Mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện .
Nhận biết từ trường tồn tại ở đâu.
Bố trí được thí nghiệm Ơcxtét.
Phát hiện được từ trường.
B. Chuẩn bị:
2 giá TN;1 nguồn điện 1 chiều 3V–4,5V;1 KNC được đặt trên giá . có trục thẳng đứng;1 đoạn dây dẫn bằng Congtantan dài khoảng 40cm; 5 đoạn dây nối bằng đồng, có bọc cách điện dài khoảng 30cm;1 biến trở;1 Ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A;1 công tắc.
C. Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 
Nam châm có mấy cực và được đặt tên và kí hiệu như thế nào?
2 cực của 2 thanh nam châm đặt gần nhau sẽ tương tác với nhau như thế nào?
Khi đặt 1 kim nam châm tự do trên đầu 1 đinh nhọn, sau khi kim nam châm đứng đứng yên thì nó tính chất gì ?
Trả lời: SGK trang.....
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Giới Thiệu
 Ở lớp 7 chúng ta đã biết, cuộn dây có dòng điện chạy qua có tác dụng từ. Phải chăng chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ? Nếu dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì thì nó có tác dụng từ hay không?
HĐ 2: Phát hiện tính chất từ của dòng điện.
? Đặt 1 KNC tự do trên 1 đầu cây đinh nhọn thì phương hướng của KNC như thế nào?
? Hãy trình bày cách làm TN để kiểm tra: Dòng điện có tác dụng nào lên KNC không?
Gv TBáo: : Để KTra xem dòng điện có tác dụng gì lên KNC người ta bố trí TN như hình 22.1. Để dễ nhìn thấy tác dụng của dòng điện lên KNC, ta phải đưa dây AB song song với KNC? 
- KNC chỉ phương Bắc –Nam địa lí.
- Cả nhóm thảo luận.
Đưa dây dẫn có dòng điện lại gần KNC
Hs bố trí TN như hình vẽ và làm TN. ? Sau khi làm TN, Hs trả lời câu hỏi C1. (khi K đóng thì KNC không còn song song với phương ban đầu).
? K mở thì KNC như thế nào? (KNC trở về phương ban đầu)
? TN này chứng tỏ dòng điện có tác dụng gì? (Dòng điện có tác dụng từ)
+ Cho Hs đọc kết luận trong SGK
HĐ 3: Tìm hiểu từ trường.
ĐVĐ: Ngoài vị trí trên, dòng điện còn gây ra tác dụng từ lên vị trí nào nữa?
Gv cho hs làm TN kiểm tra.
TB: Không gian xung quanh dòng điện (hay nam châm) đều có khả năng tác dụng lực từ lên KNC đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.
Hs làm việc theo nhóm
? Nhóm hãy đề ra phương án Hs 
TN để trả lời phần đặt vấn đề (Đặt thêm nhiều KNC lên các vị trí khác quanh dòng điện)
Làm TN rồi trả lời C3 ( Ở mỗi vị trí, sau khi KNC đứng yên, ta xoay cho nó lệch khỏi phương vừa xác định rồi buông tay à KNC trở về phương ban đầu
? Dòng điện gây ra tác dụng từ lên các vị trí nào của dòng điện (các vị trí xung quanh dòng điện). Gv đưa thêm 1 thanh nam châm rồi cho các nhóm làm TN ktra.
? Từ trường tồn tại ở đâu?
HĐ 4: Tìm hiểu cách nhận biết từ trường
- GV yêu cầu HS nêu mục đích C3, C4
- GV theo dõi các nhóm làm TN và giúp đỡ các em.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả TN và rút ra kết luận.
- Cần lưu ý HS tưong tác chỉ xảy ra khi hai thanh nam châm đặt gần nhau.
- Các nhóm thực hiện TN hình 21.3 SGK và C3,C4
- Rút ra kết luận về tương tác giữa hai nam châm.
- HS ghi bài
Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng kiến thức.
Gv gợi ý để hs tìm cách phát hiện ra từ trường. Gv bỏ 1 thanh nam châm vào 1 hộp kín rồi cho hs suy nghĩ tìm hiểu xem xung quanh hộp kín có từ trường không?
Nếu Hs chưa biết cách phát hiện thì có thể gợi ý bằng cách nêu câu hỏi
+ Căn cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ra từ trường.
+ Ta nên dùng dụng cụ gì để phát hiện ra từ trường.
Hs làm việc theo nhóm
? Ta có thể nhận biết từ trường bằng giác quan được không ? (Không được )
? Làm cách nào để phát hiện ra từ trường. Xung quanh hộp kín này có từ trường không? (Gv đưa cho mỗi nhóm 1 hộp kín)
- Cho mỗi nhóm nói lên cách nhận biết từ trường. Gv tổng hợp rồi rút ra kết luận.
GDMT: trong không gian, từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên trong không gian. Các sóng radio, vô tuyến, tia x, tia gamma cũng là sóng điện từ.
BPBVMT: sử dụng điện thoại hợp lí, đúng cách, không dùng điện thoại di động để đàm thoại quá lâu (hàng giờ) để giảm thiểu tác hại của sóng điện từ đối với cơ thể, tắt điện thoại khi ngủ hoặc để xa người. Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định, chỉ sử dụng đtdd khi cần thiết.
Hoạt động 5: Dặn dò:
	1/ Nêu các tiến hành TN để phát hiện ra tác dụng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng.
	2/ Làm BT vân dụng C4, C5, C6.
	3/ Gv cho hs đọc phần “Có thể em chưa biết” để tìm hiểu Oersted. Hãy trình bày xem ông ta đã làm thế nào để chứng tỏ dòng điện sinh ra từ trường.
	4/ Cho hs đọc lại phần Tóm lại trong SGK
	5/ Làm các BT trong Sách BT (Bài 22)
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần 13	Ngày soạn / 11 / 2010
Tiết 25	Ngày dạy / 11 / 2010
§ 23. TỪ PHỔ – ĐƯỜNG SỨC TỪ
A. Mục tiêu:
Biết cách dùng mạt sắt tạo ra phổ của thanh nam châm.
Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.
B. Chuẩn bị:
Đối với mỗi HS:
+ Một thanh nam châm thẳng
+ Một nam châm chữ U.
+Một hộp kín bên trong có chứa mạt sắt.
+ Một sô’ kim nam châm.
C. Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 
Chữa bài tập BT 22.1; BT 22.3?
Trả lời:
BT 22.1: 
Song song với kim nam châm.
BT 22.3: Từ truờng không tồn tại ở đâu? 
Xung quanh điện tích đứng yên.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Giới Thiệu
 GV đặt câu hỏi:
ĩNhững nơi nào có từ trường?
ĩLàm thế nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường?
_Như vậy bằng mắt thường ta không thể nhận biết hay nhìn thấy được từ trường.Thế thì làm sao ta có thể hình dung ra từ trừơng và tìm hiểu từ tính của nó một cách dễ dàng và thuận lợi?
-> Vào bài mới.
Trả lời các câu hỏi của GV:
_ Xung quanh nam châm và dòng điện có từ trường.
_ Dùng nam châm thử để nhận biết từ trường. Cụ thể: đưa nam châm thử vào môi trừơng cần khảo sát nếu nam châm thử bị tác dụng thì môi trường cần khảo sát có từ trường( môi trường không có gió)	
HĐ 2: Thí nghiệm tạo ra từ phổ của thanh nam châm.
Yêu cầu HS đọc sgk và hướng dẫn HS tiến hành làm TN theo nhóm.
ĩLưu ý các nhóm cần lắc hộp mạt sắt để mạt sắt trong hộp trải đều trứơc khi làm thí nghiệm.
_ Yêu cầu HS quan sát TN và trả lời C1
ĩ Em có nhận xét gì về những đường cong mà mạt sắt tạo thành?
ĩ Độ dày, thưa của mạt sắt cho em biết điều gì? 
-> Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm mà em quan sát được ở TN trên được gọi là từ phổ.
ĩ Vậy theo em từ phổ là gì?
ĩ Làm thế nào ta có thể thu được từ phổ?
Yêu cầu HS nhắc lại nhiều lần và ghi vào vỡ.
_ Làm việc theo sự hướng dẫn của GV.
_ Đọc sgk và tiến hành TN.
_ Quan sát TN thảo luận trả lời C1:
-> mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp theo những đường cong chạy từ cực này sang cực kia của nam châm.
-> có nơi mạt sắt dày , có nơi mạt sắt it. 
-> Càng ra xa nam châm nững đường này càng thưa dần. 
-> nơi nào có mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thí từ trường yếu hơn.
_Từ phổ là hình ảnh cụ thể của các đường mạt sắt xung quanh nam châm.
_Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
Các nhóm nhắc lại câu trả lời và ghi vào vỡ.
HĐ 3: Vẽ và xác định chiều đường sức từ
_ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm:
+ Dùng bút chì nối các đường cong do mạt sắt tạo thành xung quanh nam châm.
-> những đuờng cong này biểu diễn đường sức của từ truờng còn gọi là đường sức từ.
+ Dựa vào hình ảnh các đường sức từ của nam châm thẳng các HS dùng các kim nam châm nhỏ đặt nối tiếp nhau trên 1 đường sức từ vừa vẽ được Quan sát , thảo luận trả lời C2.
_ Đọc sgk và cho biết quy ước chiều đường sức từ? 
_ Dùng mũi tên đánh dấu chiều các đuờng sức từ vừa vẽ được -> trả lời C3.
_ Làm việc theo hướng dẫn của GV.
+ Dùng bút chì vẽ đường sức từ
+ Đặt các nam châm nhỏ lên đường sức từ.
+Quan sát trả lời C2.
-> Người ta quy ước chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm được đặt cân bằng trên đường sức đó.
-> Các đường sức từ đi vào cực nam và đi ra cực bắc của nam châm.
HĐ 4: Rút ra kết luận về các đường sức từ của thanh nam châm
GV yêu cầu HS tổng hợp tất cả những thông tin ở những TN trên và rút ra kết luận chung về các đường sức từ của nam châm thẳng.
ĩ Qua các TN trên em có nhận xét gì về chiều của các đường sức từ? 
Lưu ý HS: Độ mau thưa của đường sức từ biểu thị cho độ mạnh , yếu của từ trường.
Yêu cầu HS nhắc lại kết luận và tự ghi vào vỡ.
+ Thảo luận rút ra kết luận về đường sức từ:
-> Các đường sức từ có chiều nhất định .
Ở bên ngoài thanh nam châm , chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm. 
_ Nhắc lại kết luận ghi vào vỡ.
Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng.
Hướng dẫn Hs làm việc cá nhân các câu C4, C5, C6
C4: Vẽ các đường sức từ H23.4. Nêu nhận xét vềhình dạng các đường sức từ bên trong và bên ngoài nam châm chữ U?
C5: Xác định tên các cực từ và giải thích sự lựa chọn của em?
_C4: Vẽ hình vào sgk.
+Bên trong lòng nam châm chữ U các đường sức từ là những đường thẳng song song cách đều.
+ Bên ngoài đường sức từ là những đường cong . 
C5: A: cực bắc B: cực nam
C6: Vẽ hình sgk. 
Hoạt động 5: Dặn dò:
Học bài và làm 23.1- 23.5 SBT.
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần 13	Ngày soạn / 11 / 2010
Tiết 26	Ngày dạy / 11 / 2010
§ 24. TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
A. Mục tiêu:
KT: So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của thanh nam châm thẳng . 
KN: Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường ống dây 
TĐ: Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện 
B. Chuẩn bị:
Với Giáo viên : Dụng cụ TN – hình vẽ 24.1 và 24.2, 24.3
Với HS : (Nhóm ) 
1 tấm nhựa có luồn sẵn các vòng dây của một ống dây dẫn, 3 kim nam châm có giá đỡ 
1 nguồn điện 6 V; Ít mạt sắt; 1 công tắc; 1 bút lông
C. Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Từ phổ là gì ? Làm thế nào để thu được từ phổ của nam châm thẳng (HS làm lại TN đã học). Xácđịnh chiều đường sức từ của nam châm thẳng 
Trả lời: SGK trang 63
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Giới Thiệu
- Từ trường có xung quanh nam châm và dây dẫn có dòng điện. Chúng ta đã biết từ phổ và các đường sức từ biểu diễn của từ trường của nam châm thẳng. Vậy từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì được biểu diễn (thế nào)? 
- Để rõ thêm, chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
HĐ 2: Tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Giới thiệu dụng cụ TN.
- Nêu mục đích, các bước TN. 
- Y/C hs dự đoán hiện tượng xảy ra khi gõ nhẹ tấm nhựa có rắc mạt sắt.
- Theo dõi giúp đỡ nhóm yếu. Lưu ý hs quan sát từ phổ bên trong ống dây.
- Treo hình 23.1, 24.1, Y/c hs làm C1: Nêu được sự giống & khác nhau.
- Sửa sai.
- HD hs dùng các la bàn sx sát nhau thay cho kim nam châm để tiến hành bước 3 của TN. Lưu ý hs: đường sức từ ở ngoài và trong lòng ống dây tạo thành những đường cong khép kín.
- Dùng hình 23.5(B tập), 24.2 Y/C hs nhận xét, hoàn thành C3.
- Nêu dự đoán.
- Làm TN để tạo ra và quan sát từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua.
- So sánh hình ảnh, làm C1: Từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm giống nhau.
- Hs vẽ 1 số đuờng sức từ của ống dây trên tấm nhựa.
- Thực hiện C2: Đường sức từ ở trong và ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín
- Sắp xếp la bàn & vẽ mũi tên cho các đường sức từ ở ngoài (cả ở 2 đầu) và trong lòng ống dây.
- Trả lời C3: Giống như thanh nam châm, tại 2 đầu ống dây, các đường sức từ cùng đi vào ở đầu này và đi ra ở đầu kia.
HĐ 3: Rút ra KL
? Từ những TN đã làm em rút ra KL gì về từ phổ, đường sức từ và chiều đường sức từ ở 2 đầu ống dây.
- Tổ chức thảo luận lớp để rút ra KL.
? Sự tương tự nhau của 2 đầu thanh nam châm và ống dây có dđ chạy qua, ta có thể xem 2 đầu ống dây là 2 cực không? 
? Các cực, chiều của đường sức từ có phụ thuộc yếu tố nào? 
- Y/C Hs nêu dự đoán.
- Thảo luận phương án TN kiểm tra. Cho tiến hành.
- Y/C rút ra KL. Chỉnh sửa.
- Thảo luận và rút ra các kết luận.
- Ghi vở.
Kết Luận
a.Phần từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua rất giống từ phổ bên ngoài thanh nam châm.
b. Đường sức từ của ống dây là những đuờng cong khép kín.
c. Tại 2 đầu dây, các đường sức từ cùng đi vào 1 đầu và cùng đi ra ở đầu kia.
HĐ 4: Tìm hiểu quy tắc nắm tay phải.
- Y/C cả lớp nắm tay phải như hình 24.3, hs tiến hành và rút ra cách xác định chiều đường sức từ.
- HD hs xoay nắm tay trong các t.hợp chiều dđ khác. Cho vận dụng vào b.
? So sánh chiều của đường sức từ trong lòng ống và ngoài ống?
- Cho BT có chiều trong lòng ống, tìm chiều bên ngoài.
- Nêu dự đoán: phụ thuộc chiều dđ: Đổi chiều dđ thì chiều đường sức từ trong ống dây đổi.
- Làm TN kiểm tra
- Rút ra KL .
- Tiến hành như 24.3, suy luận và phát biểu quy tắc. 
Quy tắc cái nắm tay phải.
- Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho 4 ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây,ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng.
- Còn thời gian cho 1 bài tập áp dụng quy tắc nắm tay phải Làm việc cá nhân. Hoàn thành C4, 5, 6.
-Hs hoạt động cá nhân làm 4,5,6
	Hoạt động 5: Dặn dò:
Đọc có thể em chưa biết.
Làm bài tập SBT bài 24
Chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc9L 24-25-26.doc