Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 49, 50

Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 49, 50

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Nhận dạng được thấu kính hội tụ.

- Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt ( tia tới đi qua quang tâm, tia đi qua tiêu điểm, tia // với trục chính) qua thấu kính hội tụ.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích hiện tượng thường gặp trong thực tế.

2. Kĩ năng: Biết làm TN dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong SGK→ tìm ra đặc điểm của thấu kính hội tụ.

3. Thái độ: Nhanh nhẹn, nghiêm túc.

B. CHUẨN BỊ:

Đối với mỗi nhóm HS:

- 1 thấu kính hội tụ tiêu cự khoảng 12cm;1 giá quang học được gắn hộp kính đặt thấu kính và gắn hộp đèn laser;1 nguồn điện 12V. Đèn laser đặt mức điện áp 9V.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp :

2. Bài cũ :

 

doc 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 năm 2010 - Tiết 49, 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24	Ngày soạn 12 / 02 / 2011
Tiết 48	Ngày dạy 15 / 02 / 2011
§42. THẤU KÍNH HỘI TỤ.
A. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: 
Nhận dạng được thấu kính hội tụ.
Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt ( tia tới đi qua quang tâm, tia đi qua tiêu điểm, tia // với trục chính) qua thấu kính hội tụ.
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích hiện tượng thường gặp trong thực tế.
2. Kĩ năng: Biết làm TN dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong SGK→ tìm ra đặc điểm của thấu kính hội tụ.
3. Thái độ: Nhanh nhẹn, nghiêm túc.
B. CHUẨN BỊ: 
Đối với mỗi nhóm HS:
1 thấu kính hội tụ tiêu cự khoảng 12cm;1 giá quang học được gắn hộp kính đặt thấu kính và gắn hộp đèn laser;1 nguồn điện 12V. Đèn laser đặt mức điện áp 9V.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp :
2. Bài cũ :
HS1:-Hãy nêu quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
-So sánh góc tới và góc khúc xạ khi ánh sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước và ngược lại. Từ đó rút ra nhận xét.
HS2: 
+Chữa bài tập 40-41.1.
+Giải thích vì sao nhìn vật trong nước ta thường thấy vật nằm cao hơn vị trí thật.
-Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
-Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng ( giảm).
-Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
-HS2: 
+Bài 40-41.1. Phương án D.
+Khi nhìn vật trong nước ta nhìn thấy ảnh của nó nằm cao hơn vị trí thật.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* H. Đ. 1: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
ĐVĐ: Trong cuốn tiểu thuyết: “Cuộc du lịch của viên thuyền trưởng Hát Tê rát” của Giuyn Vec-nơ, khi đoàn du lịch bị mất bật lửa, cả đoàn lâm vào cảnh thiếu lửa trong những ngày cực lạnh ở -480C. Một thành viên trong đoàn, chỉ với chiếc rìu, con dao nhỏ và đôi bàn tay, đã lấy một tảng băng nước ngọt, đường kính khoảng 30cm, chế tạo được một thấu kính hội tụ trong suốt chẳng khác gì thấu kính pha lê. Dưới ánh nắng mặt trời, ông đưa thấu kính đó ra hứng các tia nắng lên bùi nhùi, chỉ vài phút sau bùi nhùi bốc cháy.
 Câu chuyện này không hoàn toàn là hoang đường. TN đốt cháy gỗ bằng một thấu kính băng đã tiến hành thành công lần đầu tiên ở Anh vào năm 1763.
Thấu kính hội tụ là gì? Chúng ta có thể tự chế tạo thấu kính hội tụ được không?
*H. Đ.2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH HỘI TU.Ï 
-GV chỉnh sửa lại nhận thức của HS.
-Yêu cầu đại diện nhóm nêu kết quả.
-GV hỗ trợ giúp HS vẽ lại kết quả TN.
HS đọc thông báo và GV mô tả thông báo của HS vừa nêu bằng các kí hiệu.
-GV thông báo cho HS thấy thấu kính vừa làm TN gọi là thấu kính hội tụ, vậy thấu kính hội tụ có đặc điểm gì?
-GV chuẩn lại các đặc điểm của thấu kính hội tụ bằng cách quy ước đâu là rìa đâu là giữa.
-GV hướng dẫn cách biểu diễn thấu kính hội tụ.
- Cùng HS tìm hiểu một số khái niệm
Thí nghiệm.
-HS đọc tài liệu.
-Trình bày các bước tiến hành TN.
-HS tiến hành TN.
-Kết quả:
C1: Chùm tia khúc xạ qua thấu kính hội tại 1 điểm.
O
S
K
C2: SI là tia tới.
IK là tia ló.
Hình dạng của thấu kính hội tụ.
–HS nhận dạng.
-Thấu kính làm bằng vật liệu trong suốt.
-Phần rìa mỏng hơn phần giữa.
–Quy ước vẽ và kí hiệu.
*H. Đ.3: TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ.
-Yêu cầu HS đọc tài liệu, và làm lại TN H42-2 và tìm trục chính.
-Phát biểu và ghi lại khái niệm trục chính của thấu kính hội tụ.
-Đọc tài liệu cho biết quang tâm là điểm nào?
-Quay đèn sao cho có một tia không vuông góc với và đi qua quang tâm → nhận xét tia ló.
-GV chí vào TN thông báo tiêu điểm.
-GV thông báo đặc điểm của tia ló đi qua tiêu điểm trên hình vẽ ( nếu thời gian còn ít).
1.Khái niệm trục chính.
F
Tia sáng tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ có một tia truyền thẳng không đổi hướng trùng với một đường thẳng gọi là trục chính 
2.Quang tâm.
-Trục chính cắt thấu kính hội tụ tại điểm O, điểm O là quang tâm.
-Tia sáng đi qua quang tâm đi thẳng không đổi hướng.
3. Tiêu điểm F.
-Tia tới // cắt trục tại F1
F là tiêu điểm.
-Mỗi thấu kính hội tụ có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính.
4. Tiêu cự: 
Là khoảng cách từ tiêu điểm tới quang tâm OF=OF’=f
S
o
F
*H. Đ.4: VẬN DỤNG-CỦNG CỐ-HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
C7
-Yêu cầu HS đọc mục: “ Có thể chưa biết
-GV chuẩn lại kiến thức cho HS ghi vở phần củng cố.
-Yêu cầu HS đọc mục: “Có thể em chưa biết”
-GV +Kết luận trên chỉ đúng với thấu kính mỏng.
 +Thấu kính mỏng thì giao điểm của trục chính với hai mặt thấu kính coi như trùng nhau gọi là quang tâm.
- Hướng dẫn về nhà.
1. Vận dụng:
2.Củng cố:
-HS trao đổi nhóm và rút ra kiến thức thu thập của bài.
-Kết luận (SGK)
Hướng dẫn về nhà.
+ Làm bài tập.
+ Học thuộc phần kết luận.
+ Làm bài tập 42.1 đến 42.3 SBT.
Hướng dẫn bài 42-43.3: câu b) b1: dùng tia thứ 2 xác định O, b2: dùng tia thứ 1 xác định tiêu điểm.
Ngày / / 
Ký duyệt
Tuần 25	Ngày soạn 12 / 02 / 2011
Tiết 49	Ngày dạy 17 / 02 / 2011
§43. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ.
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
-Nêu được trường hợp nào TKHT cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật và chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này.
-Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua TKHT.
2.Kĩ năng: 
-Rèn kĩ năng nghiên cứu hiện tượng tạo ảnh của TK hội tụ bằng thực nghiệm.
-Rèn kĩ năng tổng hợp thông tin thu thập được để khái quát hoá hiện tượng.
3. Thái độ: Phát huy được sự say mê khoa học.
B. CHUẨN BỊ:
 Đối với mỗi nhóm HS:
-1 thấu kính hội tụ tiêu cự khoảng 12 cm.
-1 giá quang học. -1 nguồn sáng. –Khe sáng hình chữ F. -1 màn hứng ảnh.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp :
2. Bài cũ : 
1. Kiểm tra bài cũ:
-Hãy nêu đặc điểm các tia sáng qua TKHT.
-Hãy nêu cách nhận biết TKHT.
GV kiểm tra kiến thức của HS bằng TN ảo.
 2. Đặt vấn đề: Như SGK.
1. Học sinh lên bảng trả lời
2. Chú ý
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
*H. đ.1: Tìm hiểu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi tkht.
-Nghiên cứu bố trí TN hình 43.2 sau đó bố trí như hình vẽ.
-Kiểm tra và thông báo cho HS biết tiêu cự của TK f = 12cm.
-Yêu cầu HS làm C1, C2. C3 rồi ghi kết quả vào bảng.
-GV gợi ý HS dịch chuyển màn hứng ảnh.
-Yêu cầu HS báo cáo kết quả của nhóm mình . nhận xét kết quả của bạn.
-GV kiểm tra lại nhận xét bằng TN theo đúng các bước HS thực hiện.
2.Hãy ghi các nhận xét trên vào bảng 1:
-HS: Hoạt động theo nhóm.
Kết quả:
Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự.
C1: Đặt vật ở xa thấu kính và màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính cho đến khi xuất hiện ảnh rõ nét của vật ở trên màn, đó là ảnh thật. Ảnh thật ngược chiều với vật.
C2: Dịch vật vào gần thấu kính hơn vẫn thu được ảnh của vật ở trên màn. Đó là ảnh thật, ngược chiều với vật.
Đặt vật trong khoảng tiêu cự.
C3: Đặt vật trong khoảng tiêu cự, màn ở sát thấu kính. từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính, không hứng được ảnh ở trên màn. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan sát thấy ảnh cùng chiều, lớn hơn vật. Đó là ảnh ảo và không hứng được trên màn.
K/quả q/ s
Lần TN
Vật ở rất xa thấu kính (d)
Đặc điểm của ảnh.
Thật hay ảo?
Cùng chiều hay ngược chiều so với vật?
Lớn hơn hay nhỏ hơn vật?
1
Vật ở rất xa thấu kính
Ảnh thật
Ngược chiều với vật
Nhỏ hơn vật
2
D > 2f
Ảnh thật
Ngược chiều với v ật
Nhỏ hơn vật
3
F < d < 2f
Ảnh thật
Ngược chiều với vật
Lớn hơn vật
4
D < f
Ảnh ảo
Cùng chiều với vật
Lớn hơn vật
5
D = 2f
Ảnh thật
Bằng vật
*H. đ.2: Dựng ảnh của vật tạo bởi tkht.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK rồi trả lời câu hỏi ảnh được tạo bởi TKHT như thế nào?
Chỉ cần vẽ đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt.
GV yêu cầu HS lên bảng vẽ.
-GV quan sát HS vẽ và uốn nắn.
-Yêu cầu HS nhận xét hình vẽ của bạn.
GV kiểm tra lại bằng TN ảo.
-Yêu cầu HS dựng ảnh d > 2f.
-Yêu cầu HS dựng ảnh d < f.
-Yêu cầu nhận xét cách dựng của bạn.
-GV chấn chỉnh và thống nhất.
- Ảnh thật hay ảo?
Tính chất ảnh?
GV kiểm tra sự nhân thức của HS bằng TNàmô phỏng.
HS chỉ dựng ảnh của vật AB chỉ cần dựng ảnh B’của B.
GV khắc sâu lại cách dựng ảnh bằng hình ảnh mô phỏng.
1.Dựng ảnh của điểm sáng tạo bởi TKHT ( HS hoạt động cá nhân)
S là một điểm sáng trước TKHT 
Chùm sáng phát ra từ S qua TKHT khúc xạ à chùm tia ló hội tụ tại S’à S’ là ảnh của S.
-HS nhận xét.
-Thống nhất cách dựng: Ảnh là giao điểm của các tia ló.
2. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi TKHT.
-HS dựng ảnh vào vở.
HS nhận xét:
-HS chấn chỉnh lại cách dựng ảnh, nếu như cách dựng chưa chuẩn.
*H. đ.3: Củng cố và vận dụng.
1.Củng cố:
-Hãy nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ?
-Hãy nêu cách dựng ảnh?
2.Vận dụng: 
-Yêu cầu HS làm C6.
+Bài cho biết điều gì? Phải tìm yếu tố nào?
Hình 1:
B
A
I
O
F’
B’
A’
Hình 2: 
B’
A’
F
A
B
I
O
C7.Trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở bài.
D > f: Ảnh thật, ngược chiểu với vật.
D < f: Ảnh ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật.
Vẽ hai tia đặc biệtàdựng hai tia tương ứngà giao điểm của hai tia ló là ảnh của điểm sáng.
C6: Cho AB = h = 1 cm; f = 12cm
+d = 36 cmà h’= ?; d’ = ?
+d = 8cm à h ’= ?; d’ = ?
Lời giải: 
+d=36 cm.
Xét hai cặp tam giác đồng dạng:
Tam giác ABF đồng dạng với tam giác OHF. Tam giác A’B’F’ đồng dạng với tam giác OIF’. Viết các hệ thức đồng dạng, từ đó tính được h’ = 0,5cm; OA’= 18 cm
+ d= 8 cm:
Xét hai cặp tam giác đồng dạng:
Tam giác OB’F’ đồng dạng với tam giác BB’I. Tam giác OAB đồng dạng với tam giác OA’B’.
Viết các hệ thức đồng dạng, từ đó tính được h’=3 cm; OA’= 24cm.
Sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh ảo ở thấu kính hội tụ:
Ảnh thật luôn ngược chiều với vật.
Ảnh ảo luôn cùng chiều với vật.
C7: Từ từ dịch chuyển thấu kính hội tụ ra xa trang sách, ảnh của dòng chữ quan sát qua thấu kính cùng chiều và to hơn dòng chữ khi quan sát trực tiếp. Đó là ảnh ảo của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ khi dòng chữ nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
Tới một vị trí nào đó, ta lại nhìn thấy ảnh của dòng chữ ngược chiều với vật. Đó là ảnh thật của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ, khi dòng chữ nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính, và ảnh thật đó nằm ở trước mắt.
*H. đ.4: Hướng dẫn về nhà
Học thuộc phần ghi nhớ cuối bài.
Làm bài tập 42-43.4 đến 42-43.6SBT.
Đọc phần có thể em chưa biết; bài thấu kính phân kì.
Hướng dẫn bài 42-43.4: câu c) b1: dùng tia thứ 2 xác định O, b2: dùng tia thứ 1 xác định tiêu điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docL9 48-49m.doc