Giáo án môn Vật lý 9 năm 2011 - Tiết 17: Bài tập vận dụng định luật Jun – lenxơ

Giáo án môn Vật lý 9 năm 2011 - Tiết 17: Bài tập vận dụng định luật Jun – lenxơ

A. Mục tiêu:

- Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học trong chương I Điện học

- Vận dụng linh hoạt các công thức có trong chương để giải một số bài tập có liên quan

B. Chuẩn bị:

- Gv: Phấn màu, bảng phụ ghi đề bài.

- Hs : Chuẩn bị các bài tập trước ở nhà.

C.Tiến trình lên lớp.

1.Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ.

- Hãy nêu định luật Jun-Len xơ + viết biểu thức?

- Chữa bài tập 16-17.1

Đáp án:

Định luật tr45 SGK + Biểu thức: Q = I2Rt.

- Bài 16-17.1 câu D

3.Bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 năm 2011 - Tiết 17: Bài tập vận dụng định luật Jun – lenxơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	Ngày soạn / / 2010
Tiết 17	Ngày dạy / / 2010
§17. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN – LENXƠ
A. Mục tiêu:
Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học trong chương I Điện học
Vận dụng linh hoạt các công thức có trong chương để giải một số bài tập có liên quan
B. Chuẩn bị:
Gv: Phấn màu, bảng phụ ghi đề bài.
Hs : Chuẩn bị các bài tập trước ở nhà.
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
Hãy nêu định luật Jun-Len xơ + viết biểu thức?
Chữa bài tập 16-17.1
Đáp án: 
Định luật tr45 SGK + Biểu thức: Q = I2Rt.
Bài 16-17.1 câu D
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Luyện Tập
Bài tập 1:
- GV cho HS đọc đề bài tập 1àTóm tắt đề ?
- Y/c HS viết công thức định luật Jun- LenXơ.
-Viết công thức và tính nhiệt lượng Qi cần phải cung cấp để đun sôi lượng nước đã cho.
- Gọi HS tính nhiệt lượng Qtp mà bếp tỏa ra trong thời gian 20 phút.
- Từ đó tính hiệu suất H=Qi : Qtp của bếp.
-Gọi HS viết công thức và tính điện năng mà bếp tiêu thụ trong thời gian t = 30 ngày theo đơn vị KW.h.
-Tính tiền điện T phải trả cho lượng điện năng tiêu thụ trên?
- Hs đọc đề bài + tóm tắt.
a) Tính nhiệt lượng mà bếp toả ra trong 1s.
 Q=I2Rt= (2,5)2.80.1=500J
b) Nhiệt lượng Qi cần phải cung cấp để đun sôi lượng nước đã cho.
Qi = m.c (t2-t1) = 4200.1,5.75 = 72500J
-Tính nhiệt lượng Qtp mà bếp tỏa ra trong thời gian 20 phút. Qtp = U.I.t = I2Rt =(2,5)2.80.1200= 600000J.
- Tính hiệu suất H = = =0,7875 = 78,75%.
c)Theo định luật bảo toàn thì :
A = Q = I2Rt = (2,5)2.80.90 = 45000 W.h = 45 KW.h
Ta đã biết cứ 1 KW.h là 700 đồng nên tiền điện phải trả là :45 KW.h . 700 = 31500 đồng
Bài tập 2:
- Y/c HS đọc đề bài tập 2 
- Gọi HS tóm tắt xem đề --Viết công thức và tính nhiệt lượng Qi cần phải cung cấp để đun sôi lượng nước đã cho.
- GV gọi HS viết công thức tính hiệu suất
H= Qi : Qtp .từ đó Þ tính nhiệt lượng mà ấm tỏa ra 
GV gọi HS viết công thức và tính thời gian đun sôi nước theo Qtp và công suất p của ấm?
Hs nhận xét cho điểm
- Hs tóm tắt đề bài.
a) Tính nhiệt lượng Qi cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên.
Qi = mc(t2-t1) = 4200.2.80 = 672000J.
b) Tính nhiệt lượng Q mà ấm điện đã tỏa ra.
Từ công thức H = Qi \ Qtp 
Þ Qtp = Qi / H = 672000 / 0,9 = 746700J.
c) Thời gian đun sôi nước.
-Ta có Q = I2Rt = U.I.t = P.t 
 Þ t = Q/P = 746700/1000 = 747s
Bài tập 3: 
-Y/c HS đọc đề bài tập 3
-Gọi HS tóm tắt xem đề --Viết công thức và tính điện trở 
-Viết công thức tính cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn theo công suất và hiệu điện thế.
-Viết công thức và tính nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn trong thời gian đã cho theo đơn vị KW.h
Bài tập 3
a) Tính điện trở của toàn bộ đường dây:
-Aùp dụng công thức: == 1,36 (W)
b) Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn:
Từ công thức P = U.I Þ I = P/U =165/220= 0,5A.
c) Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn này:
-Ta có Q = I2Rt = (0,75)2 . 1,36 .90 .0,07KW.h
HĐ 2: Hướng dẫn – Dặn dò:
Về nhà làm bài tập 16-17.5; 16-17.6 SBT.
Oân lại tất cả các công thức – định luật đã học; cách vẽ mạch điện + bài tập của chương này.
Chuẩn bị cho tiết ôn tập à kiểm tra 45’.
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 9	 Ngày soạn: / / 2009
Tiết: 18	 Ngày dạy: / / 2009
ÔN TẬP
A. Mục tiêu:
Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học trong chương I Điện học
Vận dụng linh hoạt các công thức có trong chương để giải một số bài tập có liên quan.
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phu, thước kẽ.
HS: Oân lại các định nghĩa, định luật, công thức đã học.
C.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ. (không kiểm tra)
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Oân tập các kiến thức cần nhớ.
Y/c HS trả lời các câu hỏi:
? Phát biểu nội dung ĐL Oâm, Viết công thức ĐL Oâm
? Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào? Viết công thức tính điện trỏ của dây dẫn
? Từ CT tính điện trở, suy ra CT tính l, S, 
? Viết công thức tính công suất
? Phát biểu nội dung của ĐL Jun-Lenxơ, viết biểu thức.
Kiến thức cần nhớ:
-
-
-
-Q = I2Rt
HĐ2: Bài Tập.
BBÀI TẬP 1: 
Đưa đề bài lên bằng bảng phụ à Yêu cầu hs đọc đề bài và tóm tắt?
Một dd có điện trở R=240, mắc vào giữa hai điểm có U=12V.
a/ Tính I?
b/ Q toả ra trên dd trong 1 giờ?
c/ Nếu lần lượt mắc các dd R1, R2, R3 mà R1< R2< R3 vào đoạn mạch nói trên, Q toả ra trong dd nào lớn hơn? Giải thích?
Tính I bằng công thức nào?
Để tính Q mà bếp tỏa ra cần vận dụng công thức nào? 
y/c hs lên trình bày?
Cho hs nhận xét bài làm? Gv cho điểm.
Hs đọc đề bài à tóm tắt:
BT1: Cho biết
R=240
U=12V
t=1h=3600s
R1< R2< R3
a/ I=?
b/ Qtoả ra=?
c/ So sánh Q1, Q2, Q3
I= U/R
Q = I2Rt.
Bài Làm
a/ 
b/ Q = I2Rt= (0,05)2 .240.3600 = 2160 (J)
c/ 
-Nếu U và t không đổi thì Q tỷ lệ nghịch với R.
- Vậy với R1< R2< R3
Thì Q1>Q2>Q3
Hs nhận xét.
BBÀI TẬP 2: 
Đưa đề bài lên bằng bảng phụ à Yêu cầu hs đọc đề bài và tóm tắt?
Hai điện trở R1= 20 và R2 = 30 mắc song song với nhau vào giữa hai điểm có U=12V
a/ Tính R và I?
b/ So sánh Q1, Q2 trong cùng một thời gian?
c/ DD có điện trở R2 ở trên là một biến trở mà điện trở tham gia vào đoạn mạch là R2.Di chuyển con chạy để điện trở của biến trở giảm thì CĐDĐ trong mạch chính thay đổi như thế nào? Giải thích?
 - Yêu cầu hs nêu hướng giải? à Lên giải?
 - Cho hs nhận xét bài làm?
Hs tóm tắt đề bài:
BT2: Cho biết
R1= 20
R2 = 30
U=12V
a/ R=?
 I =?
b/ So sánh Q1, Q2
c/ Giảm R2, nhận xét I
Bài làm
a/ 
b/ Trong thời gian t Nhiệt lượng toả ra ở mỗi dd
c/ Gọi I1, I2 là CĐDĐ qua R1 và R2 
I = I1 + I2
Khi dịch chuyển con chạy để R2 giảm thì I2 =U/R2 sẽ tăng, trong khi I1 không đổi. Do đó I mạch chính sẽ tăng
HĐ 3: Hướng dẫn – Dặn dò:
Về nhà học tất cả lý thuyết, xem lại các bài tập phần vận dụng.
Bài tập các tiết giải bài tập.
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45’
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT18-19.doc