Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 27 - Sự nhiễm từ của sắt, thép nam châm điện

Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 27 - Sự nhiễm từ của sắt, thép nam châm điện

I. Mục tiêu:

- Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt, thép.

- Giải thích được tại sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện

- Nêu được hai cách làm tăng được lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật

II. Chuẩn bị:

+ Đối với mỗi nhóm học sinh:

- 1 ống dây có khoảng 500 hoặc 700 vòng dây.

- 1 la bàn hoặc kim nam châm đặt trên giá thẳng đứng.

- 1 giá thí nghiệm; 1 biến trở; 1 nguồn điện từ 3V – 6V.

- 1 Ampe kế có giới hạn đo 1.5A – và độ chia nhỏ nhất 0.1A.

- 1 công tắc đèn; 5 đoạn dây dài khoảng 50 cm; 1 ít đinh sắt.

- 1 lõi sắt non và một lõi thép có thể đặt vừa trong lòng ống dây.

III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Tiết 27 - Sự nhiễm từ của sắt, thép nam châm điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14. Tiết 27. BÀI 25: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP
NAM CHÂM ĐIỆN
I. Mục tiêu:
- Mô tả được thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt, thép. 
- Giải thích được tại sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện
- Nêu được hai cách làm tăng được lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật
II. Chuẩn bị: 
+ Đối với mỗi nhóm học sinh:
- 1 ống dây có khoảng 500 hoặc 700 vòng dây.
- 1 la bàn hoặc kim nam châm đặt trên giá thẳng đứng. 
- 1 giá thí nghiệm; 1 biến trở; 1 nguồn điện từ 3V – 6V. 
- 1 Ampe kế có giới hạn đo 1.5A – và độ chia nhỏ nhất 0.1A.
- 1 công tắc đèn; 5 đoạn dây dài khoảng 50 cm; 1 ít đinh sắt.
- 1 lõi sắt non và một lõi thép có thể đặt vừa trong lòng ống dây.
III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
Hoạt Động 1: Nhớ lại kiến thức đã học về nam châm điện.
* Đặt vấn đề: 
? Tác dụng từ của nam châm điện được biểu hiện như thế nào?
? Trong thực tế nam châm điện được dùng làm gì?
? Tại sao một cuộn dây có dòng điện chạy qua quấn quanh lõi sắt non lại trở thành một nam châm điện? Nam châm điện có lợi gì so với nam châm nam châm vĩnh cửu?
Hoạt Động 2: Làm TN về sự nhiễm từ của sắt và thép.
- Quan sát nhận dạng các dụng cụ và cách bố trí thí nghiệm.
- Nêu được mục đích của thí nghiệm. 
- Bố trí và tiến hành thí nghiệm theo các yêu cầu SGK.
- Quan sát góc lệch của kim nam châm khi cuộn dây có lõi sắt, thép so với không có lõi sắt, thép rút ra nhận xét.
+ Quan sát hình 25.1 SGK.
+ Phát biểu mục đích của thí nghiệm.
+ Hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm theo nhóm.
? góc lệch của kim nam châm khi cuộn dây có lõi sắt, thép so với không có lõi sắt, thép có gì khác nhau?
I. Sự nhiễm từ của sắt và thép.
1. Thí nghiêm.
Hoạt Động 3: Làm TN khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây, sự nhiễm từ của sắt non và thép có gì khác nhau, rút ra kết luận về sự nhiễm tử của sắt và thép.
- Quan sát nhận dạng các dụng cụ và cách bố trí TN hình 25.2 SGK.
- Nêu rõ được mục đích của thí nghiệm.
- Bố trí và tiến hành thí nghiệm theo các yêu cầu SGK.
- Quan sát và nêu được hiện tượng xảy ra đối vơí đinh sắt khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây trong các trường hợp: ống dây có lõi sắt non, ống dây có lõi thép. 
- Trả lời C1.
- Rút ra kết luận về sự nhiễm từ của sắt, thép.
* Yêu cầu HS:
+ Cá nhân làm việc với SGK và nghiên cứu hình 25.2 SGK.
+ Nêu mục đích của TN.
+ Làm việc theo nhóm, bố trí và thay nhau tiến hành TN, tập trung quan sát chiếc đinh sắt.
? Có hiện tượng gì xảy ra với chiếc đinh sắt khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây ? trả lời C1.
? Sự nhiễm từ của sắt non và thép có gì khác nhau ?
* Thông báo về sự nhiễm từ của sắt, thép khi được đặt trong từ trường.
? Qua đó hãy rút ra kết luận về sự nhiễm từ của sắt, thép.
2. kết luận.
- Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.
- khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.
Hoạt Động 4: Tìm hiểu nam châm điện.
- Cá nhân làm việc với SGK và quan sát hình 25.3 SGK để thực hiện C2.
- Cá nhân làm việc với SGK để nhận thông tin về cách làm tăng lực từ của nam châm điện.
- Các nhóm nêu câu trả lời của mình trước lớp.
+ Yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện C2. Nêu ý nghĩa của dòng chữ nhỏ.
? Có những cách nào làm tăng lực từ của nam châm điện ?
+ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời C3. Nếu có điều kiện tổ chức cho HS làm TN tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng cường độ dòng điện qua ống dây hoặc tăng số vòng của ống dây.
+ Yêu cầu HS nêu nhận xét kết quả của mỗi nhóm.
II. Nam châm điện.
- Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.
Hoạt Động 5: Củng cố kiến thức về khả năng nhiễm từ của sắt, thép; Vận dụng vào thực tế.
- làm việc cá nhân để trả lời C4, C5, C6 vào vở học tập.
- Phát biểu trước lớp để trả lời C4, C5, C6, qua đó rèn luyện cách sử dụng các thuật ngữ vật lý.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
+ Yêu cầu HS thực hiện C4, C5, C6 và nghi vở.
+ Chỉ định một số HS yếu phát biểu trước lớp để trả lời C4, C5, C6.
? Ngoài hai cách đã học, còn cách nào làm tăng lực từ của nam châm điện nữa không ? chỉ dẫn HS đọc phần có thể em chưa biết.
III. Vận dụng. 
* DẶN DÒ:
- Học thuộc ghi nhớ; làm bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài 26 “ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM”.

Tài liệu đính kèm:

  • docb25.doc