Giáo án môn Vật lý 9 - Tuần 15 - Tiết 29: Lực điện từ

Giáo án môn Vật lý 9 - Tuần 15 - Tiết 29: Lực điện từ

I. Mục tiêu:

1 - Mô tả được TN chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua trong từ trường.

2 -Vận dụng được qui tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện.

II. Chuẩn bị:

+ Đối với mỗi nhóm học sinh

-1 nam châm chữ U.

-7 Đoạn dây nối, trong đó 2 đoạn dài 60cm và 5 đoạn dài 30cm.

-1 đoạn dây dẫn AB bằng đồng; 1 giá TN; 1 Nguồn điện 6V; 1 Công tắc.

III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Mô tả thí nghiệm Ơx – tet. Qua thí nghiệm rút ra được kết luận gì ?

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 9 - Tuần 15 - Tiết 29: Lực điện từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15. Tiết 29. Bài 27: LỰC ĐIỆN TỪ
I. Mục tiêu:
1 - Mô tả được TN chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua trong từ trường.
2 -Vận dụng được qui tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặït vuông góc với đường sức từ, khi biết chiều đường sức từ và chiều dòng điện. 
II. Chuẩn bị: 
+ Đối với mỗi nhóm học sinh 
-1 nam châm chữ U.
-7 Đoạn dây nối, trong đó 2 đoạn dài 60cm và 5 đoạn dài 30cm.
-1 đoạn dây dẫn AB bằng đồng; 1 giá TN; 1 Nguồn điện 6V; 1 Công tắc. 
III. Gợi ý tổ chức hoạt động của học sinh:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Mô tả thí nghiệm Ơx – tet. Qua thí nghiệm rút ra được kết luận gì ?
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
Hoạt Động 1: Nhận thức vấn đề của bài học.
- Mô tả thí nghiệm ơ-xtét để nhớ lại dòng điện tác dụng lực lên nam châm. 
* Nêu vấn đề: Dòng điện tác dụng lực lên nam châm, ngược lại, nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không? 
+ Ở mức độ cao hơn, có thể yêu cầu HS nghĩ cách để kiểm tra dự đoán và hướng các em đến một phương án TN đơn giản, có tính khả thi.
Hoạt động 2: TN về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện.
- Hoạt động nhóm, mắc mạch điện theo sơ đồ hình 27.1 SGK, tiến hành TN, quan sát hiện tượng trả lời C1.
- Từ TN đã làm, mỗi cá nhân rút ra kết luận.
+ Hướng dẫn HS mắc mạch điện theo hình 27.1 SGK. Đặc biệt chú ý việc đặt dây AB nằm sâu trong lòng nam châm chữ U và không bị chạm vào nam châm.
? TN cho thấy dự đoán của chúng ta đúng hay sai?
+ Thông báo: lực quan sát thấy trong thí nghiệm được goiï là lực điện từ.
? Qua TN ta rút ra dược KL gì?
I. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện:
1. Thí nghiệm:
C1: Chứng tỏ có lực tác dụng lên dây dẫn AB.
2. Kết luận:
SGK trang 73.
Hoạt động 3. Tìm hiểu chiều của lực điện từ.
- HS làm việc theo nhóm, làm lại TN 27.1 SGK để quan sát chiều chuyển động của dây dẫn khi lần lượt đổi chiều dòng điện và đổi chiều sức từ. suy ra chiều của lực điện từ.
- Trao đổi và rút ra kết luận về sự phụ thuộc của chiều lực điện từ và chiều đường sức từ của dòng điện.
+ Tổ chức cho HS làm thí nghiệm .
+ Trong khi các nhóm làm thí nghiệm, GV theo dõi và phát hiện những nhóm làm tốt, uốn nắn những nhóm làm chưa tốt.
+ Tổ chức cho HS trao đổi trên lớp để rút ra kết luận.
II. Chiều của lực điện từ . quy tắc bàn tay trái:
1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào?
+ Kết luận: 
SGK trang 73.
Hoạt động 4: Tìm hiểu duy tắc bàn tay trái.
- Làm việc cá nhân để tìm hiểu quy tắc bàn tay trái, kết hợp với hình 27.2 SGK để nắm vững quy tắc xác định chiều của lực điện từ khi biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều đường sức từ.
- Luyện cách sử dụng quy tắc bàn tay trái, ướm bàn tay trái vào trong lòng nam châm như đã giới thiệu trên hình 27.2 SGK. Vận dụng quy tắc bàn tay trái để đối chiếu với chiều chuyển động của dây dẫn AB trong TN ở hình 27.1 SGK đã quan sát được.
- HS trao đổi kết quả trên lớp. 
* Nêu vấn đề: làm thế nào để xác định được chiều của lực điện từ khi biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều đường sức từ ? Yêu cầu HS làm việc với SGK để tìm hiểu quy tắc bàn tay trái. Nên sử dụng thêm hình 27.2 SGK đã được phóng to treo trên bảng để giúp HS dễ quan sát.
+ Luyện tập cho HS áp dụng quy tắc bàn tay trái theo các bước như đã nêu ở phần thông tin bổ sung về phương pháp dạy học.
+ Cho học sinh làm lại TN 27.1 SGK xem có phù hợp với quy tắc bàn tay trái hay không hay không.
2. Quy tắc bàn tay trái:
SGK trang 74.
Hoạt động 5. Củng cố và vận dụng.
- Trả các câu hỏi và làm C2, C3, C4 vào vở học tập. Phát biểu, trao đổi kết quả trên lớp.
- Đọc phần có thể em chưa biết. 
+ Tổ chức cho HS trao đổi kết quả trên lớp. 
+ Nếu còn thời gian cho HS đọc phần có thể em chưa biết. 
III. Vận dụng: 
* DẶN DÒ:
- Trả lời lại các C trong bài. Học thuộc ghi nhớ, đọc “có thể em chưa biết”.
- Làm bài tập 27 SBT.
- Chuẩn bị bài ”ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU”: [xác định phương chiều tác dụng lên dây dẫn ABCD (H 28.1/tr76)]

Tài liệu đính kèm:

  • docb27.doc