Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn

I . Mục tiêu.

 1) Kiến thức

 - Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.

 - Nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

 - Kể tên một số vật liệu cách âm.

 2) Kỹ năng

 - Phương pháp tránh tiếng ồn.

 3)Thái độ

 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

II . Chuẩn bị.

 - Đối với cả lớp: vẽ to hình 15.1;15.2;15.3

III . Hoạt động dạy học

 1 . ổn định tổ chức .

 2 . Kiểm tra bài cũ

 Thế nào là phản xạ âm, tiếng vang ?

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30 / 11 Tuần 16
Này giảng : 9 / 12
Tiết 16 : CHốNG ô nhiễm tiếng ồn
I . Mục tiêu.
 1) Kiến thức
 - Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
 - Nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
 - Kể tên một số vật liệu cách âm.
 2) Kỹ năng
 - Phương pháp tránh tiếng ồn.
 3)Thái độ 
 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
II . Chuẩn bị.
 - Đối với cả lớp: vẽ to hình 15.1;15.2;15.3
III . Hoạt động dạy học
 1 . ổn định tổ chức . 
 2 . Kiểm tra bài cũ
 Thế nào là phản xạ âm, tiếng vang ?
 3 . Bài mới
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên giới thiệu về tiếng ồn: Là những âm thanh không mong muốn.
?Hãy nêu giới hạn của ô nhiễm tiếng ồn?
 Giáo viên đặt vấn đề vào bài.
Giáo viên treo hình vẽ15.1, 15.2, 15.3
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1.
- Trước khi cho học sinh trả lờicâu hỏi giáo viên cho học sinh hiểu " Ô nhiễm" nói lên điều gì?
- Giáo viên có thể thay câu C1 bằng câu: 
? Hãy cho biết tiếng ồn ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ ?
- Giáo viên thông báo : Hình 15.1 Không Ô nhiễm tiếng ồn.
Hình 15.2, 15.3 ô nhiễm tiếng ồn
?Ô nhiễm tiếng ồn là gì?
- Giáo viên treo bảng phụ
Yêu cầu một học sinh điền vào chỗ trống trong kết luận
? Cách phân biệt giữa ô nhiễm và không ô nhiễm tiếng ồn?
- Cho học sinh thảo luận câu hỏi C2 trước toàn lớp
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.
? Để chống ô nhiễm tiếng ồn, đạc biệt là tiếng ồn giao thông người ta dùng những biện pháp nào?
- Giáo viên treo bảng phụ ghi các biện pháp- Học sinh đọc to.
- Giáo vien treo câu C3 học sinh đọc.
- Giáo viên kiểm tra kết quả của các nhóm.
? Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn?
? Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4
Cho học sinh thảo luận thống nhất câu trả lời.
Giáo viên thông báo : vật liệu cách âm.
 Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức trong bài để trả lời câu hỏi C5
 Giáo viên cho một số học sinh nêu biện pháp trước lớp, trao đổi thảo luận xem biện pháp nào khả thi.
 Yêu cầu học sinh nêu được biện pháp:
+ Đề nghị mở nhỏ, tránh giờ nghỉ và học tập.
+ Phòng hát phải đảm bảo tính chất không truyền âm ra bên ngoài.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6: Giáo viên đưa ra tình huống cụ thể: ở gần nhà người hàng xóm mở karaôke to và lâu. Em có biện pháp gì để chống tiếng ồn.
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập 
- Học sinh trả lời câu hỏi: giới hạn của ô nhiễm tiếng ồn là 70 dB.
 Suy nghĩ vấn đề mà giáo viên đưa ra.
Hoạt động 2 : Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
- Học sinh trả lời: Ô nhiễm làm ảnh hưởng sấu đến sức khoẻ.
- Hoạt động theo bàn để trả lời câu hỏi.
C1:Không ô nhiễm tiéng ồn vì tiếng ồn không kéo dài không ảnh hưởng sấu đến sức khoẻ.
C2:Tiếng ồn của máy khoan to kéo dài ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại, gây điếc tai người thợ khoanô nhiếm tiếng ồn.
C3: Tiếng ồn to, kéo dài từ chợ gây ảnh hưởng đến học tập của học sinh ô nhiễm tiếng ồn.
- Hoạt động cá nhân hoàn thành kết luận, một học sinh lên bảng điền từ.
- Nhận xét thống nhất phương án điền.
* Kết luận: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to, kéo dài làm ảnh hưởng sấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người
- Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C2, học sinh khác nhận xét bổ xung.
- Học sinh ghi câu C2 vào vở.
Hoạt động3: Tìm hiểu cách chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu 4 biện pháp chống ô nhiếm tiếng ồn.
- Đọc câu C3 xác định nhiệmvụ cần làm
Hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi C3.
? Một vài nhóm đại diện báo cáo kết quả, giải thích lý do.
- Các nhóm khác nhận xét thảo luận thống nhất phương án trả lời.
C3: 1-1 3- 2;4
 2-3
- Học sinh nêu ba cách chống ô nhiễm tiếng ồn:
1. Tác động vào nguồn âm.
2.Phân tán âm trên đường truyền.
3. Ngăn không cho âm truyền tới tai.
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C4.
C4: 
a.Gạch, bê tông, gỗ....
b. Kính , lá cây.....
Hoạt động 3 : Vận dụng
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C5
- Nêu phương pháp của mình trước lớp( Theo sự chỉ định của giáo viên)
- Nhận xét phương án của bạn.
C5. Biện pháp chống ô nhiếm tiếng ồn ở hình 15.2; 15.3:
+ Máy khoan không làm vào giờ làm việc.
+ Chuyển chợ hoặc lớp học đi nơi khác, xây tường ngăn cách giữa chợ và lớp học..
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C6.
- Học sinh nêu biện pháp:
+ Đề nghị mở nhỏ, tránh giờ nghỉ và học tập.
+ Phòng hát phải đảm bảo tính chất không truyền âm ra bên ngoài.
4 . Củng cố _ dặn dò.
Qua bài học hôm nay ta cần ghi nhớ kiến thức cơ bản nào?
Gv chốt lại kiến thức cơ bản
Về nhà học bài, làm các bài tập:15.1 đến 15.6(SBT-16,17)
IV . Bài học kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc