Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 20: Hai loại điện tích

Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 20: Hai loại điện tích

I . Mục tiêu.

1) Kiến thức :

 - Học sinh nắm được có hai loại điện tích và hai loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.

 - Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các e quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.

2) Kỹ năng :

 - Biết vật mang điện tích âm thừa e, vật mang điện tích dương thiếu e.

 - Biết kỹ năng làm thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát.

 3) Thái độ :

 - Gây hứng thú học tập .

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 7 - Tiết 20: Hai loại điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 4 / 1 Tuần 20
Ngày giảng : 12 / 1
Tiết 20 : HAI LOạI ĐIệN TíCH
I . Mục tiêu.
1) Kiến thức :
 - Học sinh nắm được có hai loại điện tích và hai loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.
 - Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các e quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
2) Kỹ năng :
 - Biết vật mang điện tích âm thừa e, vật mang điện tích dương thiếu e.
 - Biết kỹ năng làm thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát.
 3) Thái độ :
 - Gây hứng thú học tập .
II . Chuẩn bị.
* Cả lớp:
-Tranh phóng to mô hình đơn giản của nguyên tử.
- Bảng ghi sẵn nội dung: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành phàn sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
1. ở tâm nguyên tử có một 	mang điện tích dương. 
2. Xung quanh hạt nhân có các 	mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nghiên tử.
3. Tổng điện tích âm của e có trị số tuyệt đối 	điện tích dương 
hạt nhân do đó bình thường hạt nguyên tử trung hoà vè điện.
4. 	có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác , từ vật này sang vật khác 
- Phô tô bài tập trên bảng phụ cho các nhóm.
* Mỗi nhóm 
- Hai mảnh ni lông kích thước 70mm . 12mm ( hoặc 1 mảnh 70mm .250mm)
- 1 bút chì gỗ ( hoặc đũa nhựa) + 1 kẹp nhựa.
- 1 mảnh len hoặc dạ cỡ 150mm . 150mm, 1 mảnh lụa cỡ 150mm . 150mm.
- 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ kích thước ( 5 . 10 . 200 )mm.
- 2 đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa kích thước 10, dài 20mm + 1 mũi nhọn đặt trên đế nhựa.
III . Hoạt động dạy học
 1 . ổn định tổ chức. Lớp 7 / 
 2 . Kiểm tra bài cũ
 Có thể làm nhiễm điện 1 vật bằng cách nào ?Vật nhiễm điện có tính chất gì ?
 3 . Bài mới
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên nêu tình huống: 2 vật bị nhiễm điện thì chúng hút hay đẩy nhau.
 Vào bài
Giáo viên yêu cầu tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm.
? Dụng cụ thí nghiệm.
? Cách bố trí và tiến hành thí nghiệm.
*) Giáo viên phát dụng cụ cho các nhóm.
? Kết quả thí nghiệm đối với hai mảnh ni lông.
? Kết quả thí nghiệm đối với 2 nhựa giống nhau 
*) Giáo viên thông báo vật nhiễm điện cùng loại.
? học sinh nhận xét bằng cách điền từ vào chỗ chấm.
? Yêu cầu học sinh tìm hiểu dụng cụ, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm.
? Nêu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí thí nghiệm.
? Cách tiến hành thí nghiệm.
GV Yêu cầu học sinh lấy dụng cụ, làm thí nghiệm.
 Báo cáo kết quả.
? Nhận xét kết quả của nhóm bạn.
- Yêu cầu hoàn thành nhận xét, 1 học sinh lên bảng.
? Có mấy loại điện tích ? Để gần nhau có hiện tượng gì ? 
GV thông báo
Có 2 loại điện tích các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
? Tự đọc (SGK) Tìm hiểu quy ước về 2 loại điện tích 	
? Yêu cầu học sinh làm câu C1.
Giáo viên theo tranh vẽ 18.4, bảng 
phụ ghi bài tập điền từ yêu cầu học sinh đọc phần II.
Hoàn thành bài tập giáo viên giao báo cáo trước lớp.
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng kết hợp với hình vẽ nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
- Giáo viên thông báo, nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé
Yêu cầu học sinh trả lời các câu C2, C3, C4.
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm 2 vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng 
I. Hai loại điện tích
* Thí nghiệm 1( Hình 18.1)
+) Học sinh :Hoạt động cá nhân tìm hiểu dụng cụ, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm.
 Nêu trước lớp .
- Các nhóm nhận dụng cụ bố trí, làm thí nghiệm.
 Báo cáo kết quả thí nghiệm.
Thảo luận rút ra kết quả chung: Chúng đẩy nhau.
+)Học sinh điền từ hoàn thành nhận xét và một học sinh lên bảng.
+)Học sinh nhận xét 1 học sinh lên bảng điền từ thích hợp vào chỗ chấm.
* Thí nghiệm 2: 
+)học sinh:
 - Tìm hiểu dụng cụ, 
 - Cách bố trí và tiến hành thí nghiệm nêu trước lớp.
- Lấy dụng cụ làm thí nghiệm.
 báo cáo kết quả.
- Các nhóm thảo luận 
Hoàn thành nhận xét1 học sinh lên bảng điền từ thích hợp vào chỗ trống.
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên
*) Kết luận
Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên 
*)Học sinh tự đọc thông tin nêu trước lớp.
+ Điện tích dương (+)
+ Điện tích âm (-)
- Hoạt động cá nhân trả lời câu C1:
Mảnh vải mang điện tích dương vì: Hai vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại. Thanh nhựa sẫm màu khi cọ sát với mảnh vài mang điện tích âm còn mảnh vải mang điện tích dương.
Hoạt động 4: Tìm hiểu sơ lược về cấu 
tạo về nguyên tử
- Học sinh tự đọc phần II trong SGK, thảo luận theo nhòm hoàn thành bài tập giáo viên giao.
+) Báo cáo, thảo luận trước lớp hoàn thành nội dung.về cấu tạo nguyên tử.
Hoạt động 5 : Vận dụng
- Học sinh vận dụng các kiến thức trong bài trả lời các câu hỏi C2 -> C4 
Câu C2:
Trước khi cọ xát mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm, các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử còn các điện tích âm tồn tại ở các e chuyển động xung quanh hạt nhân	
C3. Trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì rằng các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và âm trung hoà lẫn nhau.
C4: Thước nhựa nhiễm điện(-)
 Mảnh vải nhiễm điện ( +)
4 . Củng cố _ dặn dò.
Qua bài học hôm nay ta cần ghi nhớ kiến thức cơ bản nào?
Gv chốt lại kiến thức cơ bản
Về nhà học bài , làm bài tập trong SBT
IV . Bài học kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc