Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 23: Nam châm vĩnh cửu

Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 23: Nam châm vĩnh cửu

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Mô tả được từ tính của nam châm.

- Biết cách xác định các từ cực của nam châm ( từ cực Bắc và từ cực Nam )

- Biết được từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.

- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của La Bàn, sử dụng được La Bàn để xác định phương hướng.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được từ cực của Nam châm, nhận biết được nam châm vĩnh cửu.

- Tiến hành TN khảo sát từ tính của Nam châm và tương tác giữa các nam châm.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc khi tìm hiểu các hiện tượng, hợp tác trong hoạt động nhóm.

II/ CHUẨN BỊ:

Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 2 thanh nam châm thẳng trong đó 1 thanh được che giấu màu sơn, ít vụn sắt trộn lẫn ngô, gạo, mẩu đồng ., 1 nam châm chữ U, 1 La bàn, 1 giá treo TN.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1709Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 23: Nam châm vĩnh cửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/11/2007
Ngày dạy: 18/11/2007
Chương II: Điện từ học
Tiết 23: Nam châm vĩnh cửu
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Mô tả được từ tính của nam châm.
- Biết cách xác định các từ cực của nam châm ( từ cực Bắc và từ cực Nam )
- Biết được từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.
- Mô tả được cấu tạo và hoạt động của La Bàn, sử dụng được La Bàn để xác định phương hướng.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được từ cực của Nam châm, nhận biết được nam châm vĩnh cửu.
- Tiến hành TN khảo sát từ tính của Nam châm và tương tác giữa các nam châm.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc khi tìm hiểu các hiện tượng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị:
Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 2 thanh nam châm thẳng trong đó 1 thanh được che giấu màu sơn, ít vụn sắt trộn lẫn ngô, gạo, mẩu đồng ..., 1 nam châm chữ U, 1 La bàn, 1 giá treo TN.
III/ các hoạt động dạy học
Trợ giúp của thày
tg
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tình hống học tập
Bí quyết nào giúp cho Tổ Xung Chi chế tạo được "xe chỉ nam" ?
Hoạt động 2: Nhớ lại kiến thức đã học về từ tính của Nam châm.
Gv nêu câu C1 yêu cầu Hs thảo luận phương án làm TN
Gv mời các nhóm cử đại diện phát biểu trước lớp, giúp Hs lựa chọn các đáp án đúng.
Gv phát dụng cụ cho các nhóm và yêu cầu thực hiện chứng minh.
Gv mời Hs rút ra nhận xét.
Hoạt động 3: Phát hiện thêm tính chất từ của Nam châm
Gv yêu cầu Hs đọc câu C2
Gv phát dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm làm TN ghi lại kết quả vào bảng phụ.
Gv yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi sau:
+ Nam châm đứng tự do, lúc đã cân bằng chỉ hướng nào?
+ Bình thường có thể tìm được một thanh nam châm đứng tự do mà không chỉ hướng Nam - Bắc không?
+ Để biết đâu là cực Bắc đâu là cực Nam của Nam Châm người ta làm như thế nào?
Gv nhấn mạnh về từ tính của Nam Châm
Gv yêu cầu Hs đọc tài liệu
Gv phát dụng cụ
+ Cực Nam màu gì? Cực Bắc màu gì? Cực Nam kí hiệu bằng chữ gì? Cực Bắc kí hiệu bằng chữ gì
Đó chính là quy ước màu sơn và kí hiệu
+ Các vật liệu từ là những vật liệu như thế nào?
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự tương tác giữa hai nam châm.
Gv yêu cầu các nhóm làm TN theo C3, C4 và trả lời câu C3, C4
Gv theo dõi và giúp các nhóm làm TN. 
+ Các cực của Nam Châm tương tác với nhau như thế nào?
Hoạt động5: Vận dụng
Gv mời Hs giải thích tình huống đầu bài
Gv yêu cầu Hs đọc C6, quan sát H.21.4 và trả lời câu C6
Gv yêu cầu Hs trả lời câu C7, C8
Gv đưa ra tình huống xác định phương hướng cửa chính của phòng học so với vị trí nhóm bằng la bàn
3/
5/
7/
5/
10/
10/
Hs suy nghĩ trả lời
i- Từ tính của nam châm 
1. Thí nghiệm
Các nhóm trao đổi theo nhóm để giúp nhau nhớ lại từ tính của nam châm thể hiện như thế nào, đề xuất một TN phát hiện một thanh kim loại có phải là nam châm hay không?
Các nhóm trao đổi các phương án TN được các nhóm đề xuất.
Nhóm trửơng nhận dụng cụ
Các nhóm thực hiện TN theo câu C1
Hs tự rút ra nhận xét
2. Kết luận
Hs đọc câu C2
Nhóm trưởng nhận dụng cụ
Các nhóm Hs thực hiện từng nội dung của C2 và ghi kết quả vào bảng
Hs trả lời các câu hỏi của Gv 
Hs rút ra kết luận về từ tính của nam châm và có thể ghi chép 
Hs đọc tài liệu
Nhóm trưởng nhận dụng cụ
Các nhóm quan sát rồi trả lời các câu hỏi của Gv 
Hs có thể ghi chép quy ước cách đặt tên, đánh dấu bằng sơn màu các cực của nam châm.
Hs kể tên các vật liệu từ.
ii- tương tác giữa hai nam châm.
1. Thí nghiệm
Các nhóm thực hiện các TN được mô tả trên H.21.3 SGK và các yêu cầu C3, C4 
Hs rút ra kết luận về quy luật tương tác giữa các cực của hai nam châm.
iii- Vận dụng
Hs giải thích tình huống đầu bài
Hs đọc câu C6 quan sát H.21.4 và trả lời câu C6
Các nhân Hs trả lời C7, C8
Các nhóm thực hiện xác định
iv- vận dụng củng cố (5/)
1. Củng cố:
- Nam châm có mấy cực? Để xác định một vật có phảI là Nam Châm hay không ta làm như thế nào?
- Người ta quy ước các cực của Nam Châm như thế nào?
- Hai Nam Châm đặt gần nhau tương tác với nhau như thế nào?
2. Dặn dò:
- Học thuộc “ghi nhớ” – Làm BT trong SBT.
- Đọc trước bài 22 “Tác dụng từ của dòng điện, từ trường”.

Tài liệu đính kèm:

  • docly 9 tiet 23.doc