Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 27 - Sự nhiễm từ của sắt và thép - Nam châm điện

Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 27 - Sự nhiễm từ của sắt và thép - Nam châm điện

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Mô tả được TN về sự nhiễm từ của sắt, thép qua đó so sánh được khả năng giữ từ tính của sắt và thép.

- Biết được vì sao người ta sử dụng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện và dùng thép để chế tạo nam châm vĩnh cửu.

- Biết được hai cách làm tăng lực từ của Nam Châm điện tác dụng lên một vật là: tăng số vòng dây hoặc tăng cường độ dòng điện.

2. Kỹ năng:

- Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ cho sẵn.

- Quan sát kết quả TN và rút ra nhận xét cần thiết.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, hợp tác và vận dụng kiến thức trên lớp vào cuộc sống.

II/ CHUẨN BỊ:

Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 ống dây có khoảng 500 đến 700 vòng, 1 la bàn hoặc 1 kim nam châm, 1 giá TN, 1 biến trở, 1 ampe kế, 1 khoá, 1 nguồn điện, 7 đoạn dây nối, 1 lõi sắt non, 1 lõi thép đặt vừa trong lòng ống dây, 1 ít đinh sắt nhỏ hoặc mẩu vụn sắt.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 27 - Sự nhiễm từ của sắt và thép - Nam châm điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/11/2007
Ngày dạy: 03/12/2007
Tiết 27: Sự nhiễm từ của sắt và thép- Nam châm điện
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Mô tả được TN về sự nhiễm từ của sắt, thép qua đó so sánh được khả năng giữ từ tính của sắt và thép.
- Biết được vì sao người ta sử dụng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện và dùng thép để chế tạo nam châm vĩnh cửu.
- Biết được hai cách làm tăng lực từ của Nam Châm điện tác dụng lên một vật là: tăng số vòng dây hoặc tăng cường độ dòng điện.
2. Kỹ năng:
- Lắp ráp mạch điện theo sơ đồ cho sẵn.
- Quan sát kết quả TN và rút ra nhận xét cần thiết.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, hợp tác và vận dụng kiến thức trên lớp vào cuộc sống.
II/ Chuẩn bị:
Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 ống dây có khoảng 500 đến 700 vòng, 1 la bàn hoặc 1 kim nam châm, 1 giá TN, 1 biến trở, 1 ampe kế, 1 khoá, 1 nguồn điện, 7 đoạn dây nối, 1 lõi sắt non, 1 lõi thép đặt vừa trong lòng ống dây, 1 ít đinh sắt nhỏ hoặc mẩu vụn sắt.
III/ các hoạt động dạy học
Trợ giúp của thày
tg
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
* Em hãy nêu quy tắc nắm “Bàn tay phải”
* Xác định chiều của đường sức từ và chiều của dòng điện trong các trường hợp sau:
Hoạt động 2: Tình huống học tập
Một nam châm điện mạnh có thể hút được xe tải nặng hàng chục tấn, trong khi đó chưa một nam châm vĩnh cửu nào có được lực hút mạnh như vậy. Nam châm điện được tạo ra như thế nào, có gì lợi hơn nam châm vĩnh cửu ?
Hoạt động 3: Làm TN về tác dụng của lõi sắt hoặc lõi thép trong lòng ống dây có dòng điện chạy
Gv yêu cầu Hs đọc tài liệu
Gv yêu cầu Hs quan sát H.25.1- SGK
Gv mời Hs nêu mục đích TN.
Gv phát dụng cụ
Gv yêu cầu các nhóm tiến hành TN: Để cho kim nam châm đứng thăng bằng rồi mới đặt cuộn dây sao cho trục kim nam châm song song với mặt ống dây, sau đó mới đóng mạch điện
Gv yêu cầu Hs các nhóm quan sát hiện tượng về độ lệch của kim nam châm trong hai trường hợp:
+ Lõi sắt
+ Lõi thép
Hoạt động 4: Tiến hành TN so sánh khả năng giữ từ tính của lõi sắt và lõi thép khi ngắt khoá điện.
Gv yêu cầu Hs làm việc với SGK và nghiên cứu H.25.2.
Gv mời Hs nêu mục đích của TN.
Gv yêu cầu làm việc theo nhóm, bố trí và thay nhau tiến hành TN, tập trung quan sát chiếc đinh sắt.
* Có hiện tượng gì xảy ra với chiếc đinh sắt khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây ?
Gv mời Hs trả lời C1
 * Sự nhiễm từ của sắt non và thép có gì khác nhau ?
Gv thông báo về sự nhiễm từ của sắt và thép khi được đặt trong từ trường.
Hoạt động 5: Tìm hiểu nam châm điện.
Gv yêu cầu Hs đọc tài liệu
Gv yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu C2 và câu C3
* Có những cách nào làm tăng lực từ của nam châm điện ?
Hoạt động 6: Vận dụng
Gv mời lần lượt Hs trả lời các câu C4, C5
Gv mời một học sinh trả lời câu C6
5/
3/
5/
5/
5/
10/
7/
Hai Hs lên bảng trả lời
HS1 trả lời câu hỏi 1 
HS 2 trả lời yêu cầu 2 
Hs khác nhận xét bổ xung
Hs lắng nghe
Hs suy nghĩ, trả lời
i- sự nhiễm từ của sắt và thép
1. Thí nghiệm
Hs đọc tài liệu
Hs quat sát, nhận dạng các dụng cụ và cách bố trí TN trong H.25.1 SGK
Hs nêu rõ TN này cần quan sát cái gì?
Nhóm trưởng nhận dụng cụ
Các nhóm bố trí và tiến hành TN theo hình vẽ và yêu cầu của SGK.
Hs các nhóm quan sát góc lệch của kim nam châm khi cuộn dây có lõi sắt, thép và khi không có lõi, rút ra nhận xét.
Hs nghiên cứu tài liệu và quan sát, nhận dạng các dụng cụ và cách bố trí TN trong hình 25.2 SGK.
Hs nêu rõ TN này quan sát cái gì ?
Các nhóm bố trí TN theo hình vẽ và tiến hành TN.
Hs quan sát và nêu được hiện tượng xảy ra với đinh sắt khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây trong các trường hợp: ống dây có lõi sắt non, ống dây có lõi thép.
Hs trả lời câu C1
Hs trả lời
Hs rút ra kết luận về sự nhiễm từ của sắt, thép 
2. Kết luận
- Lõi sắt, thép làm tăng tác dụng từ cuaR ẩng dây có dòng điện chạy qua.
- Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính.
Hs lắng nghe 
ii- nam châm điện.
Cá nhân Hs làm việc với SGK và quan sát H.25.3 để thực hiện C2.
Hs trả lời và rút ra cách làm tăng lực từ của Nam Châm điện
Hs quan sát H.25.4 và trả lời C3: Nam châm b mạnh hơn c mạnh hơn a; d mạnh hơn c; e mạnh hơn b và d.
iii- Vận dụng 
Lần lượt Hs trả lời các câu hỏi C4, C5, C6.
Hs khác nhận xét, bổ xung
iv- củng cố- dặn dò (5/)
1. Củng cố:
- Đặt lõi sắt hay thép vào trong lòng ống dây, có tác dụng gì ?
-Tại sao sắt non được dùng làm nam châm điện còn thép được dùng làm nam châm vĩnh cửu ?
- Những lợi thế của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu là gì ?
2. Dặn dò:
- VN Học thuộc “ghi nhớ”- Làm các bài tập trong SBT.
- VN Đọc mục "Có thể em chưa biết" -Đọc trước bài 26.

Tài liệu đính kèm:

  • docly 9 tiet 27.doc