Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn

Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Suy luận được rằng các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ một loại vật liệu thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn( trên cơ sở vận dụng hiểu biết về điện trở tương đương của đoạn mạch song song)

- Nêu được mối quan hệ tỉ lệ nghịch của R và S.

2. Kỹ năng:

- Bố trí và tiến hành được TN kiểm tra mối quan hệ giữa R và S.

- Suy luận từ lí thuyết.

3. Thái độ:

- Cẩn thận, tích cực, hợp tác trong hoạt động nhóm.

II/ CHUẨN BỊ:

- Chuẩn bị cho cả lớp bảng 1 SGK.

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 nguồn điện, 1 công tắc, 1 ampe kế, 1 vôn kế, dây nối và dây điện trở có tiết diện gấp đôi nhau.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 9 - Tiết 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Suy luận được rằng các dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ một loại vật liệu thì điện trở của chúng tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn( trên cơ sở vận dụng hiểu biết về điện trở tương đương của đoạn mạch song song)
- Nêu được mối quan hệ tỉ lệ nghịch của R và S.
2. Kỹ năng:
- Bố trí và tiến hành được TN kiểm tra mối quan hệ giữa R và S.
- Suy luận từ lí thuyết.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, tích cực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị cho cả lớp bảng 1 SGK.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 nguồn điện, 1 công tắc, 1 ampe kế, 1 vôn kế, dây nối và dây điện trở có tiết diện gấp đôi nhau.
III/ các hoạt động dạy học
Trợ giúp của thầy
tg
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
* Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào yếu tố x nào đó ta làm như thế nào?
* Nêu mối quan hệ giữa R và l.
* Chữa bài tập 7.1; 7.2 - SBT.
Hoạt động 2: Tình huống học tập
 Các dây dẫn có thể được làm từ cùng một loại vật liệu, chẳng hạn bằng đồng, nhưng tiết diện khác nhau. Có dây tiết diện nhỏ, có dây tiết diện lớn. Nếu các dây dẫn này cùng chiều dài thì điện trở của chúng phụ thuộc vào tiết diện như thế nào?
Hoạt động 3: Nêu dự đoán về sự phụ thuộc của R vào S.
Gv đề nghị học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở bài 7, để xét sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện thì cần phải sử dụng các dây dẫn loại nào?
Gv yêu cầu học sinh quan sát H.8.1 tìm hiểu các mạch điện trong H.8.1 
• Trong H.8.1 - b,c các dây dẫn có điện trở mắc như thế nào? 
• Tính R2 và R3 ?
Gv yêu cầu học sinh dựa vào kết quả vừa tính được cho biết mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với tiết diện của mỗi dây dẫn?
Hoạt động 4: Tiến hành TN kiểm tra dự đoán về mối quan hệ giữa R và S.
Gv phát dụng cụ 
Gv yêu cầu các nhóm lắp mạch điện như H.8.3, rồi đọc và ghi kết quả vào bảng 1 SGK, sau đó tính tỉ số =so sánh với tỉ số 
Gv theo dõi, kiểm tra và giúp đỡ các nhóm tiến hành TN kiểm tra việc mắc mạch điện, đọc và ghi kết quả đo vào bảng 1 trong từng lần TN.
Gv yêu cầu các nhóm sau khi hoàn tất thì tính toán và đối chiếu với dự đoán đã nêu.
Gv mời học sinh rút ra nhận xét
Gv mời một vài học sinh phát biểu mối quan hệ giữa R của dây dẫn với tiết diện của dây dẫn.
Hoạt động 5: Vận dụng
Gv yêu cầu học sinh làm câu C3
Gv mời học sinh lên bảng làm câu C4
Gv hướng dẫn học sinh làm C5 và C6 như sau: xét đoạn dây có cùng loại và khác chiều dài, sau đó xét đến yếu tố tiết diện.
5/
3/
8/
15/
9/
Hai HS lên bảng trả lời:
HS1 trả lời câu hỏi 1và 2
HS2 làm bài tập 7.1 và 7.2
Hs khác nhận xét, bổ xung.
Hs lắng nghe
Hs suy nghĩ có thể dự đoán và trả lời
i- dự đoán sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn 
Các nhóm học sinh thảo luận xem cần phải sử dụng các dây dẫn loại nào để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện của chúng.
Hs quan sát H.8.1 và tìm hiểu các mạch điện trong H.8.1
Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi 
Hs nêu lên dự đoán về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện của chúng.
ii- thí nghiệm kiểm tra 
Nhóm trưởng nhận dụng cụ
Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ như H.8.3, tiến hành TN và ghi các giá trị đo được vào bảng 1. Tiếp tục làm tương tự với dây dẫn có tiết diện S2= 2S1.
Các nhóm tính tỉ số tiết diện và so sánh với tỉ số điện trở.
3. Nhận xét
Các nhóm tính toán, so sánh tỉ số= 
4. Kết luận
Hs đối chiếu kết quả TN với dự đoán của nhóm và rút ra kết luận.
Hs rút ra kết luận
iii-Vận dụng 
Hs trả lời C3
Hs lên bảng làm C4.
Các nhóm thảo luận để trả lời C5 và C6.
C5: R2= = 50W.
C6: S2=.S1= mm2
iv-Củng cố dặn dò (5/)
1. Củng cố:
* Về mặt điện trở thì dùng dây to hay dây nhỏ có lợi?
* Phát biểu mối quan hệ giữa R và S.
2.Dặn dò:
- VN học thuộc “ghi nhớ” làm các bài tập trong SBT.
- VN đọc trước bài 9 

Tài liệu đính kèm:

  • docly 9 tiet 8.doc