Giáo án Ngữ văn 6 - Học kì II

Giáo án Ngữ văn 6 - Học kì II

Tiết 118. CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ

A. Mục tiêu : Giúp HS:

 - Nắm được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.

 - Nắm được tác dụng của các kiểu câu này để vận dụng vào bài viết có hiệu quả.

 - Có thái độ đúng đắn và biết vận dụng kiể câu vào bài viết của mình.

B. Chẩn bị :

 - GV : Soạn bài

 - HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK

C Tiến trình lên lớp .

I. Ổn định :

 II. Bài cũ: Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là ?

 ? Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là ?

 III. Bài mới.

 * Hoạt động 1: Chúng ta đã học xong kiểu câu trần thuật đơn có từ là , hôm nay chúng ta nghiên cứu kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.

 

doc 37 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 11/4/2009
Ngày dạy : 13/4/2009
 Tiết 118. CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ
A. Mục tiêu : Giúp HS:
 - Nắm được các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
 - Nắm được tác dụng của các kiểu câu này để vận dụng vào bài viết có hiệu quả.
 - Có thái độ đúng đắn và biết vận dụng kiể câu vào bài viết của mình.
B. Chẩn bị :
 - GV : Soạn bài 
 - HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK
C Tiến trình lên lớp .
I. Ổn định : 
 	II. Bài cũ: Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là ?
 ? Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là ?
 III. Bài mới.
 * Hoạt động 1: Chúng ta đã học xong kiểu câu trần thuật đơn có từ là , hôm nay chúng ta nghiên cứu kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 2 : 
GV: cho HS xác định CN - VN trong các câu bên:
? VN của các câu bên do các cụm từ và từ nào tạo thành? 
? Chon những từ hoặc CT phủ định thích hợp điền vào VN của các câu trên?
? Dựa vào các ví dụ trên để nêu lên các đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là ?
* Hoạt động 3: Câu miêu tả và câu tồn tại
? Xác định CN – VN trong các ví dụ bên ?
? Chọn câu thích hợp ở trên để điền vào chỗ trống?
? Giải thích vì sao chọ câu bmà không chọn câu a ?
? Thế nào là câu trần thuật đơn miêu tả không có từ là ?
? Thế nào là câu trần thuật đơn tồn tại ?
* Hoạt động 4: Luyện tập.
GV: Ch HS làm bài tập 1 SGK.
? Xác định VN – VN và cho biết câu nào là câu miêu tả , câu nào là câu tồn tại?
HS viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu tồn tại
Viết xong trình bày trước lớp.
I Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
1. Ví dụ : xác định C – V trong các câu sau
a.Phú ông mừng lắm.→ CTT
b. Chúng tôi tụ hội ở góc sân..→ CĐT
- Phú ông không mừng lắm.
- Chúng tôi không tụ họp ở góc sân.
2. Ghi nhớ : SGK – 119.
II. Câu miêu tả và câu tồn tại.
1.Ví dụ : xác định C – V trong các câu sau.
a. Đằng cuối bãi, hai cậu bé con /tiến lại.
b. Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu /bé con.
- Ấy là vào đầu mùa hè một năm kia. Buổi sáng, tôi đang đứng ở ngoài cửa gặm mấy nhánh cỏ non ăn điểm tâm. Bỗng đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con
- Vì: hai cậu bé con lần đầu xuất hiện trong đoạn trích nếu chọn câu a thì có nghĩa là các nhân vật đó đã biết từ trước.
2. Ghi nhớ : 
- Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm, của sự vật nêu ở CN được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, CN đứng trước VN.
- Những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật được gọi là câu tồn tại. Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo CN xuống sau VN.
III. Luyện tập.
* Bài tập 1 : xác định C-Vtrong các câu và cho biết câu nào là câu miêu tả câu nào là câu tồn tại.
a. - Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm , thôn ( câu miêu tả)
- Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/ mái đình, mài chùa cổ kính.
( câu tồn tại).
- Dưới bóng tre xanh, ta /gìn giữ một nền văn hóa từ lâu đời.( câu tồn tại)
b. - Bên làng xóm tôi /có cái hang của Dế Choắt.( Câu tồ tại).
 - Dế Choắt /là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.( câu miêu tả)
c. - Dưới gốc tre , tua tủa/ những mầm măng.
 - Măng /trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy. ( câu miêu tả).
* Bài tập 2 : HS viết tại lớp, một đoạn văn ngắn tả cảnh trường em có sử dụng câu tồn tại.
IV. Củng cố.
 - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 ? Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là ?
 ? Thế nào là câu trần thuật đơn miêu tả không có từ là? 
 ? thế nào là câu trần thuật đơn tồn tại?
 V. Dặn dò:
 - Học bài , nắm nội dung bài học. 
 - Chuẩn bị bài mới : Ôn tập văn miêu tảNgày soạn : 13/4/2009
Ngày dạy : 15/4/2009
 Tiết 119. ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ
A. Mục tiêu : Giúp HS:
 - Nắm được đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả.
 - Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự.
 - Rút ra được những đặc điểm cần ghi nhớ chung cho văn tả cảnh, tả người.
B. Chuẩn bị :
 - GV : Soạn bài 
 - HS : xem lại lý thuyết văn miêu tả đã học.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định : 
 II. Bài cũ : Kết hợp với bài mới.
 III. Bài mới.
 * Hoạt động 1: Chúng ta đã học xong phần văn miêu tả, tiết học này chúng ta ôn tập lại phần văn miêu tả để nắm chắc thể loại văn này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 2 : 
GV: cho HS đọc đoạn văn ở 
SGK – 120.
 ? theo em điều gì đã tạo nên cái hay và độc đáo cho đoạn văn ?
HS trả lời , lớp nhận xét, GV chố lại vánn đề .
* Bài tập 2 : GV cho HS lập dàn ý
HS: thảo luận theo tổ , sau đó đại diện tổ lên trình bày → Lớp nhận xét bổ sung → GV chốt lại .
? Lập dàn ý đầm sen đương mùa sen nở ? 
* Bài tập 3 : SGK
? Tả một em bé bụ bẫm , ngây thơ, đang tập đi , tập nói.
GV : cho HS thảo luận bài tập 4 SGK.
- Chỉ ra 2 đoạn văn miêu tả ở “ ở bài học đường đời và buổi học cuối cùng”
- Chỉ ra 2 đoạn văn tự sự ?
* Hoạt động 3: 
 ? Dù tả cảnh hay tả người , muốn tả hay và hấp dẫn người đọc thì chúng ta phải đảm bảo những yêu cầu nào?
GV: cho HS đọc ghi nhớ SGK
VG: cho HS đọc phần đọc thêm ở SGK để chốt lại nội dung bài học.
I. Luyện tập.
* Bài tập 1: Tả cảnh biển Cô Tô
- Tác giả đã lựa chọn được những chi tiết hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của tạo vật.
- Có những so sánh liên tưởng mới mẻ, độc đáo kỳ lạ và rất thú vị.
- Vốn từ ngữ phong phú, sắc sảo dùng để tả cảnh thật sống động .
- Tình cảm thái độ rõ ràng đối với cảnh vật.
* Bài tập 2 : Tả cảnh đầm sen
a. Mở bài : Đầm sen nào? mùa nào ? ở đâu 
b. Thân bài : Tả chi tiết.
- Theo trình tự nào ? từ bờ ra hay ở giữa đầm ? từ trên coa ?
- Lá , hoa, nước , hương, màu sắc, hình dáng, gió, không khí ?
c. Kết bài : ấn tượng về đầm sen ?
* Bài tập 3 : Tả một em bé đang tập đi , tập nói.
a. Mở bài : Em bé con nhà ai ? ten họ , tháng tuổi, quan hệ với em ?
b. Thân bài : Tả chi tiết.
- Em bé tập đi( chân , tay, mắt , dáng đi)
- Em bé tập nói( miệng , môi , lưỡi, mắt)
c. Kết bài :
 - Hình ảnh chung về em bé ?
 - Thái độ của mọi người đối với em ?
* Bài tập 4 : Gợi ý.
- Căn cứ để phân biệt.
- Hành động kể hay hành động tả ?
- Tả, kể về ai ?
- Chân dung hay việc làm, hành động.
- Phổ biến là động từ hay tính từ ?
II. Ghi nhớ : 
 - Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn được các chi tiết và hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định.
 - Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng , ví von. so sánh.
* Đọc thêm : SGK - 121
IV. Củng cố
- GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
 - Đọc lại ghi nhớ SGK.
 V. Dặn dò:
- Học bài , nắm nội dung bài học. 
 - Chuẩn bị bài mới : Chữa lỗi dùng từNgày soạn : 15/4/2009
Ngày dạy : 17/4/2009
 Tiết 120. 
CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ
A. Mục tiêu : 
 Giúp HS:
 - Hiểu được thế nào là câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.
 - Nhận biết và phân biệt được câu sai về chủ ngữ và vị ngữ.
 - Có ý thức nói và viết câu đầy đủ về chủ ngữ và vị ngữ.
B. Chuẩn bị :
 - GV : Soạn bài .
 - HS : xem lại lý thuyết về CN , VN cách tìm CN, VN.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định : 
 II. Bài cũ : Kết hợp với bài mới.
 III. Bài mới.
 * Hoạt động 1: Chúng ta đã học xong bài các thành phần chính của câu , vậy khi chúng ta viết sai câu chúng ta chữa lại như thế nào cho đúng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 * Hoạt động 2 : 
GV: cho HS đọc các ví dụ SGK
? Tìm CN , VN trong mỗi câu đó
? Nguyên nhân mắc lỗi và chữa lại bằng cách nào cho đúng ?
* Hoạt động 3: Câu thiếu vị ngữ GV: cho HS đọc ví dụ a, b, c, d SGK – 129.
? Tìm CN, VN trong những câu đó 
? Chữa lại câu viết sai cho đúng ?
GV: cho HS chữa sâu đó nhận xét bổ sung .
? Lấy một câu sai rồi chữa lại cho đúng ?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
GV: hướng dẫn HS đạt câu hỏi để tìm CN, VN ( Ai? Bác Tai, con gì? con hổ ? làm gì ? .)
* Bài tập 2 : HS đọc bài tập SGK
? Trong những câu đó câu nào viết sai ? vì sao ?
HS thảo luận , trả lời , nhận xét .
* Bài tập 3, 4 Về nhà làm.
* Bài tập 5: chuyển mỗi câu ghèp thành 2 câu đơn ?
HS thảo luận và chuyển , trình bày trước lớp , lớp nhận xét, GV chốt lại .
I. Câu thiếu chủ ngữ.
 1. Ví dụ : SGK
 2. Tìm CN, VN trong các câu sau:
a. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”/ cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
- Câu này không tìm được CN ( không biết ai cho thấy).
b.Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”, em/ thấy Dế Mèn biết phục thiện.
- Nguyên nhân mắc lỗi: nhầm TN với CN.
- Cách sửa : + Tác giả cho ta thấy.
+ Biến TN thành CN bằng cách bỏ từ 
“ qua”.
- Truyện .cho ta thấy.
II. Câu thiếu vị ngữ.
 1.Ví dụ : SGK
 2. Tìm CN, VN của mỗi câu dưới đây:
a. Thánh Gióng /cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
b. Hình ảnh Thánh Gióng /cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
- Chỉ mới cụm DT ( trung tâm là hình ảnh) chưa có vị ngữ.
c. Bạn Lan , người học giỏi nhất lớp 6A.
- Chưa thành câu mới có cụm từ” bạn Lan” và phần giải thích cho cụm từ đó.
d. Bạn Lan / là người học giỏi nhất lớp 6A.
 3. Cách chữa :
- Câu b, c : thêm VN → hình ảnh đã để lại trong em niềm kính phục → Biến CDT thành một bộ phận CN – VN.
Em rất thích hình ảnh Thánh Giống.
- Chữa câu c: - Thêm một cụm từ làm VN.
→ Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A là 
→ Bạn Lan là người...
→ Tôi rất quý bạn Lan.
III. Luyện tập: 
* Bài tập 1: Đặt câu hỏi để tìm CN, VN.
* Bài tập 2: Các câu dưới đây câu nào viết sai ? vì sao?
a. Câu đủ thành phần: Kết quả của năm học đầu tiên / động viên em rất nhiều.
b. Thiếu CN: Chửa lại : bỏ từ với.
c. Thiếu VN: Chửa lại: Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời.
d. Câu đủ thành phần
* Bài tập 3, 4 : hướng dẫn HS làm ở nhà.
* Bài tập 5: Bài tập này chuyển đổi bằng cách tách riêng từng vế của câu ghép.
a. Hổ đực nừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ cái thì nằm phục xuống.
b. Mấy hôm nọ , trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trăng mênh mông.
c. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước. Trong hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất 2 dãy trường thành vô tận.
IV. Củng cố.
 - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
 ? Vì sao chúng ta hay mắc lỗi viết câu thiếu CN, VN ?
 ? chúng ta chữa lại bằng cách nào ?
	V. Dặn dò: 
 - Học bài , nắm nội dung bài học. 
 - Chuẩn bị bài mới : Viết bài TLV .
Ngày soạn : 17/4/2009
Ngày dạy : 22/4/2009
 Tiết 121 + 122. 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
A. Mục tiêu : 
Qua viết bài giúp HS.
 - Đánh giá năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết văn miêu tả.
 - Kiểm tra năng lực quan sát, tưởng tượng, chọn lọc đánh giá trong bài văn miêu sáng tạo của học sinh.
 - Có thái độ đúng đắn khi làm văn tả sáng tạo, vận dụng kiến thứ đã học vào bài làm của mình phong phú , hấp dẫn.
B. Chuẩn bị .
 - GV : Nghiên cứu , ra đề cho phù hợp, gợi ý đáp án và biểu điểm.
 - HS : Xem lại lý thuyết văn miêu tả tưởng tượng.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định ... : Đặc điểm và cách làm
? Miêu tả, tự sự, đơn từ khác nhau ở chỗ nào?
? Em hãy nêu bố cục của một bài văn tự sự?
* Hoạt động 4: Luyện tập.
GV cho HS thảo luận
Từ bài thơ viết thành văn xuôi 
I. Tổng kết phần văn.
II. Tổng kết phần tập làm văn.
1. Phân loại những văn bản đã học theo phương thức biểu đạt chính tự sự , biểu cảm, nghị luận.
TT
 Phương thức biểu đạt
Văn bản
1
Tự sự 
2
Miêu tả
3
Biểu cảm
2. Phương thức biểu đạt chính trong các văn bản sau:
TT
Tên văn bản
P/t biểu đạt 
1
Thạch Sanh
Tự sự
2
Lượm
TS +MT+BC
3
Bài học đường đời
TS
3. Các loại văn bản theo phương thức biểu đạt.
TT
P/T biểu đạt
Đã tập làm
1
Tự sự
*
2
Miêu tả
*
3
Biểu cảm
II. Đặc điểm và cách làm
1.Miêu tả, tự sự , đơn từ khác nhau ở chỗ nào.
TT
Văn bản
M/đích
N/dung
H/thức
1
tự sự
T/báo
NV,SV
V/xuôi
2
M/ tả
C/Nhận
T/cảm
nt
3
Đ/từ
Y/cầu
L/do
T/mẫu
2. Bố cục của một bài văn tự sự.
TT
Các phần
Tự sự 
M/ tả
1
Mở bài
G/ thiệu...
Đ/tượng
2
Thân bài
D/ biến
M/tả.
3
Kết bài
K/quả
C/xúc..
3. Nhân vật trong tự sự được kể và tả qua những yếu tố nào?
( HS trả lời ,GV nhận xét)
III. Luyện tập
1. Từ bài thơ đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh đội viên chứng kiến câu chuyện đó và kể lại bằng một đoạn văn.
( HS viết đoạn văn , trình bày trước lớp, nhận xét bổ sung).
2. Từ bài Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em
(4’) IV. Củng cố, dặn dò.
 - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 - Về nhà làm lại đề cương dựa trên cơ sở đã góp ý bổ sung. 
 - Chuẩn bị chu đáo cho tổng kết phần TV.
Ngày soạn : 10/ 5/2006.
Ngày dạy : 12/5/2006.
 Tiết 135. TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu : 
 - Qua tiết tổng kết giúp HS nắm chắc kiến thức về phần tiếng việt.
 - Vận dụng được các kiến thức đó vào bài viết của mình.
 - Có thái độ đúng đắn khi sử dụng phần tiếng việt để làm tăng giá trị tiếng việt.
B. Phương pháp : Nêu vấn đề , Thảo luận.
C. Chuẩn bị :
 - GV : soạn bài chu đáo
 - HS : soạn bài theo câu hỏi SGK.
D. Tiến trình lên lớp .
 (1’) I. Ổn định : 6a: 6g: 6h:
 (2’) II. Bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của HS.
 III. Bài mới.
 (1’)* Hoạt động 1: Khởi động.
 Tổng kết lại phần tiếng việt đã học trong năm.
 * Hoạt động 2 : Tổng kết phần tiếng việt
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
13’
10’
7’
7’
GV cho HS thảo luận 
? Nêu các khái niện ĐT, ĐT, TT, ST, LT, CT, PT là gì? cho vi dụ minh họa?
? Nêu giá trị của các từ loại trên ?
HS: thảo luận xong trình bày trước lớp, lớp nhận xét
GV chốt lại phần này
Tiếp tục cho HS thảo luận
? Các phép tu từ đã học ? Nêu khái niệm ? Lấy ví dụ và nêu tác dụng?
Trình bày trứoc lớp , nhận xét
GV chốt lại phần 2 này.
? Các kiểu cấu tạoncau đã học
? Thế nào là câu đơn ? Cho ví dụ ?Thế nào là câu ghép ? cho ví dụ 
? Nêu các dấu câu đã học 
? Dấu chấm được đặt ở đâu ?
? Dấu chấm hỏi đặt ở đâu?
? Dấu phẩy đặt ở đâu?
? Cho mỗi loại một ví dụ ?
1. Các từ loại đã học.
 * Từ loại
- Động từ : là từ chỉ hoạt động, trạng thái nói chung của người của sự vật.
- Danh từ: Là từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm,
- Tính từ: Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Số từ: Là từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
- Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hoặc nhiều của sự vật.
- Chỉ từ: Dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng dể xác địng vị trí 
- Phó từ: Là những từ chuyên đi kèm với động từ dể bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT đó
2. Các phép tu từ đã học
* Các phép tu từ về từ
- Phép so sánh: Là đối chiếu sự vạt, sự việc có nét tương đồng
- Phép nhân hóa: Là cách gọi , tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi người
- Phép ẩn dụ: Là cách gọi tên sự vật , hiện tượngnày bằng tên sự vật hiện tượng khác 
có nét tương đồng
- Phép hoán dụ: Là tên gọi sự vật hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi
3. Các kiểu cấu tạo câu.
* Các kiểu cấu tạo câu
- Câu đơn: Là câu do một cụm C-V tạo thành.
 + Câu có từ là
 + Câu không có từ là
- Câu ghép: Là câu do hai cụm C-V tạo thành.
4. Các dấu câu đã học
* Dấu câu tiếng việt
- Dấu kết thúc câu
 + Dấu chấm : đặt ở cuối câu miêu tả
 + Dấu chấm hỏi: đặt ở cuối câu nghi vấn
- Dấu phân cách các bộ phận câu
 + Dấu phẩy: ngăn cách các bộ phận phụ
(4’) IV. Củng cố, dặn dò.
 - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 - Về nhà làm lại đề cương dựa trên cơ sở đã góp ý bổ sung. 
 - Chuẩn bị chu đáo cho tiết ôn tập tổng hợp cuối năm
Ngày soạn : 10/ 5/2006.
Ngày dạy : 12/5/2006.
 Tiết 136. ÔN TẬP TỔNG HỢP
A. Mục tiêu : 
 - Qua tiết ôn tập tổng hợp giúp HS nắm chắc kiến thức về phần văn, tiếng việt, tập làm văn.
 - Vận dụng được các kiến thức đó vào bài viết của mình.
 - Có thái độ đúng đắn khi sử dụng phần tiếng việt để làm tăng giá trị tiếng việt.
B. Phương pháp : Nêu vấn đề , Thảo luận, diễn giảng
C. Chuẩn bị :
 - GV : soạn bài chu đáo
 - HS : soạn bài theo câu hỏi SGK.
D. Tiến trình lên lớp .
 (1’) I. Ổn định : 6a: 6g: 6h:
 (2’) II. Bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của HS.
 III. Bài mới.
 (1’)* Hoạt động 1: Khởi động.
 Tổng kết lại phần văn, tiếng việt,tập làm văn đã học trong năm.
 * Hoạt động 2 : Phần đọc – hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
8’
10’
12’
7’
 GV: Về phần văn bản chúng ta cần nắm chắc đặc điểm thể loại, nội dung cụ thể của từng từng văn bản ? Nội dung ý nghĩa của văn bản tự sự.
* Hoạt động 3: Phần tiếng việt
Về câu phải nắm được các thành phần chính của câu, câu trần thuật đơn.
Nắm được các biện pháp tu từ như : so sánh, nhân hóa , ẩn dụ, hoán dụ.
* Hoạt động 4: Phần tập làm văn
 Nắm được dàn bài của một bài văn tự sự, ngôi kể, thứ tứ tự kể trong văn tự sự
Về văn miêu tả phải hiểu thế nào là văn miêu tả, mục đích 
Nắm được cách làm của một bài văn miêu tả, phương pháp tả người , phương pháp tả cảnh
Cách viết đơn từ
* Hoạt động 5: Hướng kiểm tra 
I. Đọc - hiểu văn bản
1. Nắm được đặc điểm thể loại
2. Nắm được nội dung cụ thể
3. Nắm được nội dung ý nghĩa của văn bản tự sự.
II. Phần tiếng việt.
1.Về câu
- Thành phần chính của câu
- Câu trần thuật đơn
- chữa lỗi về CN- VN.
2. Biện pháp tu từ.
- So sánh
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
III. Phần tập làm văn
1.Văn tự sự
- Dàn bài của một bài văn tự sự
- Ngôi kể khi viết bài văn tự sự
- Thứ tự kể trong văn tự sự
- Biết cách làm bài văn tự sự
2. Văn miêu tả
- Thế nào là văn miêu tả
- Mục đích và tác dụng của văn miêu tả.
- Các thao tác của văn miêu tả
- Quan sát, tưỏng tượng, liên tưởng , so sánh.
3. Cách làm bài văn miêu tả
- Phương pháp tả cảnh
- Phương pháp tả người
4. Biết cách viết đơn từ và nắm được các lỗi thường mắc khi viết đơn từ.
IV. Hướng kiểm tra đánh giá.
Đề ra gồ có 2 phần
- Phần trắc nghiệm
- Phần tự luận
GV cho HS làm đề tham khỏa ở SGK trang 164 - 165
(4’) IV. Củng cố, dặn dò
 - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 - Về nhà làm lại đề cương dựa trên cơ sở đã góp ý bổ sung. 
 - Chuẩn bị chu đáo cho tiết kiểm tra tổng hợp cuối năm
Ngày soạn : 13/ 5/2006.
Ngày dạy : 15/5/2006.
 Tiết 139. CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu : Giúp hs 
 - Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình bảo vệ môi trường ở địa phương.
 - Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
 - Có thái đọ đúng đắn trước những danh lam thắng cảnh , một di tích lịch sử.
C. Chuẩn bị :
 - GV : soạn bài chu đáo
 - HS : soạn bài theo câu hỏi SGK.
D. Tiến trình lên lớp .
 (1’) I. Ổn định : 6a: 6g: 6h:
 (3’) II. Bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của HS.
 III. Bài mới.
 (1’)* Hoạt động 1: Khởi động.
 Chương trình địa phương nhằm giúp các em hiểu hơn về bộ môm văn , yêu bộ môn và yêu những danh lam thắng cảnh đẹp , di tích lịch sử.
 * Hoạt động 2 : Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10’
10’
15’
? Em đã học những văn bản nào giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo vệ môi trường?
? Ở địa phương em có những di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh nào không?
? Vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em như thế nào?
? Địa phương em có những chính sách chủ trương gì không?
1. Những bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vấn đề về môi trường.
- Động Phong Nha
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử.
2. Những danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở địa phương em.
- Nhà tù Lao Bảo - Sân bay tà cơn
- Biển cửa tùng - Biển cửa việt
- Cầu hiền lương - Thành cổ Quảng trị
3. Vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em
 (HS thảo luận)
(5’) IV. Củng cố, dặn dò
 - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 - Về nhà viết bài văn giới thiệu một cảnh đẹp hay một di tích để tiết sau học 
 - Chuẩn bị chu đáo cho tiết 2.
Ngày soạn : 13/ 5/2006.
Ngày dạy : 15/5/2006.
 Tiết 140. CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
A. Mục tiêu : Giúp hs 
 - Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình bảo vệ môi trường ở địa phương.
 - Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
 - Có thái đọ đúng đắn trước những danh lam thắng cảnh , một di tích lịch sử.
C. Chuẩn bị :
 - GV : soạn bài chu đáo
 - HS : soạn bài theo câu hỏi SGK.
D. Tiến trình lên lớp .
 (1’) I. Ổn định : 6a: 6g: 6h:
 (3’) II. Bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của HS.
 III. Bài mới.
 (1’)* Hoạt động 1: Khởi động.
 Chương trình địa phương nhằm giúp các em hiểu hơn về bộ môm văn , yêu bộ môn và yêu những danh lam thắng cảnh đẹp , di tích lịch sử.
 * Hoạt động 2 : Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
10’
10’
15’
- Lớp thảo luận chuẩn bị bài viết của mình về một di tích, một danh lam hay môi trường,.
- Trình bày trước lớp vấn đề đã thảo luận
- Lớp nhận xét, bổ sung.
? Qua học 2 tiết địa phương em cảm thấy như thế nào? nêu cảm nhận của em
GV tổng kết chung về vấn đề địa phương giúp các em định hướng được giá trị của danh lam thắng cảnh và giá trị của di tích lịch sử để từ đó các em cảm thấy yêu hơn về đất nước Việt Nam
1. Thảo luận chuẩn bị trình bày bài viết
- Về một di tích lịch sử
- Về một danh lam thắng cảnh đẹp
- Về vấn đè môi trường 
2. Trình bày trước lớp vấn đề đã thảo luận 
- Giới thiệu về một di tích hoặc một danh lam thắng chảnh đẹp ở quê em
( HS trình bày , lớp nghe nhận xét bổ sung)
Chú ý: gọi những HS ít lên bảng trình bày
3. Lớp cùng thầy, cô giáo tổng kết , đánh giá chương trình địa phưong và rút ra bài học chung và bài học cho bản thân em.
(5’) IV. Củng cố, dặn dò
 - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 - Sưu tầm thêm những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. 
 - Viết tiếp những vấn đè của địa phương có tính chất bức thiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_hoc_ki_ii.doc