Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 đến tuần 33

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 đến tuần 33

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

-Giúp học sinh hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết (thời các vua Hùng).

-Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện.

-Cảm nhận được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện, biết kể lại truyện.

-Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.

B.CHUẨN BỊ

+Giáo viên: SGK+ SGV.

-Thiết bị, tài liệu: Bức tranh đẹp kỳ ảo về Lạc Long Quân và Au Cơ, tranh về đền Hùng.

+Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm từ đơn và từ phức, cấu tạo từ ; phần tập làm văn ở phần khái niệm văn bản và phương thức biểu đạt.

C CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1)Ổn định lớp:

Kiểm tra sĩ số: Lớp:

2)Bài cũ:

Văn học được chia thành hai dòng văn học chính, đó là văn học DG và văn học Viết. Văn học viết thường phải có tác giả, ví dụ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của tác giả Xuân Quỳnh. Còn VHDG do tập thể người xưa sáng tác không xác định được tác giả.

 

doc 221 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 đến tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01- Tiết:01
 NS:5/9/05 ND:
BÀI 1: Văn bản:
CON RỒNG, CHÁU TIÊN.
(Truyền thuyết)
AMỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Giúp học sinh hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết (thời các vua Hùng).
-Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện.
-Cảm nhận được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện, biết kể lại truyện.
-Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.
B...CHUẨN BỊ
+Giáo viên: SGK+ SGV.
-Thiết bị, tài liệu: Bức tranh đẹp kỳ ảo về Lạc Long Quân và Aâu Cơ, tranh về đền Hùng.
+Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm từ đơn và từ phức, cấu tạo từ ; phần tập làm văn ở phần khái niệm văn bản và phương thức biểu đạt.
C CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1)Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số: Lớp:
2)Bài cũ: 
Văn học được chia thành hai dòng văn học chính, đó là văn học DG và văn học Viết. Văn học viết thường phải có tác giả, ví dụ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của tác giả Xuân Quỳnh. Còn VHDG do tập thể người xưa sáng tác không xác định được tác giả.
Theo em, các thể loại như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết có xác định được tác giả không? Vậy chúng thuộc dòng văn học gì?
 	3)Bài mới:
*Khoa học đã chứng minh rằng con người có nguồn gốc từ vượn người. Nhưng với trí tưởng tượng vô cùng phong phú và kỳ diệu của nhân dân ta có nòi giống là con cháu của Tiên Rồng. Điều này thật thú vị khiến chúng ta cảm thấy hãnh diện bởi nguồn gốc ấy
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG	 NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 1: 
?Giáo viên gọi học sinh đọc chú thích trong SGK.
?Văn bản “Con Rồng cháu Tiên” thuộc thể loại truyền thuyết. Vậy em hiểu truyền thuyết là gì?
1/ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên đọc mẫu một đoạn cho học sinh đọc. (giọng đọc cần thong thả, rõ ràng nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả về sự kỳ lạ phi thường của hình ảnh LLQ và ÂC? Đoạn cuối cần đọc với giọng trang nghiêm)
 ?Truyện được chia làm mấy đoạn chính?(3 đoạn)
 ?Gọi học sinh đọc từng đoạn.
2/ Tìm hiểu chú thích: đóng đô: từ dùng dưới thời triều đình có vua chúa đứng đầu kinh đô. Nước ta từng đóng đô ở Hoa Lư Thăng Long, Huế và nay kinh đô được gọi là thủ đô Hà Nội.
?Giáo viên gọi học sinh đọc tóm tắt ngắn gọn truyện.
*Hoạt động 2: 
? Truyện có mấy nhân vật chính? Các nhân vật đó được giới thiệu như thế nào? (xuất thân, hình dáng, tài phép công việc)
?Em có nhận xét gì về những chi tiết trên?
?Em có nhận xét gì về nguồn gốc xuất thân của LLQ và ÂC?
?Như duyên tiền định LLQ và ÂC đã gặp nhau và cuộc hôn nhân của họ có điều gì không bình thường? Việc sinh nở những đứa trẻ có điều gì khác thường không? 
? Trong cuộc hôn nhân của hai người có điều gì không bình thường?
Thảo luận
?Tại sao tác giả dân gian sáng tạo ra chi tiết sinh ra bọc trăm trứng rồi mới nở ra trăm con?
?Em có nhận xét gì về các chi tiết trên? Qua đó tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
?LLQ chia con như thế nào? Chia con như vậy nhằm mục đích gì?
? Người Việt Nam là con cháu của ai?
*Hoạt động 3:
?Cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
?Ở phần chú thích có những từ ngữ ta phải ta phải giải thích trong yếu tố từng tiếng ta mới hiểu được nghĩa. Đó chính là từ Hán Việt các em sẽ được tìm hiểu thêm ở những bài sau
I..Giới thiệu chung
 Khái niệm truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
 -Có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
 -Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
IIĐọc hiểu văn bản
 1)Đọc- chú thích.
 2)Tóm tắt truyện
 3)Phân tích 
 aGiới thiệu LLQ và ÂC.
 -Lạc Long Quân: nòi Rồng, con trai thần long nữ, sức khoẻ vô địch, giúp dân trồng trọt.
 -Âu Cơ: Giống tiên con gái Thần Nông, xinh đẹp.
 àChi tiết kỳ lạ đẹp đẽ.
 =>Họ xuất thân từ dòng dõi cao quý, tài sắc vẹn toàn.
 bCuộc hôn nhân của hai người 
 -Đẻ ra một bọc trứng.
 -Nở ra 100 con.
 -Con không cần bú mớm.
 -Lớn nhanh đẹp đẽ.
àChi tiết kỳ lạ, hoang đường
=>Thể hiện ý nguyện của dân tộc về sự yêu thương, đoàn kết của người Việt Nam.
 cViệc chia con
-50 lên núi 
-50 xuống biển.
-Chia con cai quản non sông, gây dựng đất nước.
Lập ra nhà nước Văn Lang tiến bộ hơn thời thị tộc, bộ lạc.
IIITổng kết
 Ghi nhớ: SGK/ 8
IV..Luyện tập
*Câu 1:-Truyện “Qủa bầu mẹ”của dân tộc Khơ mú.
-Truyện “Qủa trứng to nở ra con người ”của người Mường.
*Câu 2: Kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên”
*Câu 3: Bức tranh trong truyện giúp em liên tưởng đến nội dung gì?
	4/Hướng dẫn về nhà:
 Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là gì?
-Về nhà học bài và làm bài tập.
-Chuẩn bị bài mới “Bánh chưng, bánh giầy”
 Tuần: 01- Tiết:02
NS:5/9/05 ND:7/9/05
Văn bản: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY.
(Truyền thuyết)
 AMỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Giúp học sinh hiểu được nguồn gốc bánh chưng bánh giày.
-Giáo dục học sinh lòng biết ơn biết quý trọng nghề nông.
-Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ dân tộc về phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam.
B...CHUẨN BỊ
+Giáo viên: SGK+ SGV.
-Thiết bị, tài liệu: Bức tranh về cảnh nấu bánh chưng, bánh giày
+Học sinh: SGK.	
	CCÁC BƯỚC LÊN LỚP
Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số lớp:
2)Bài cũ
-Kể lại truyện Con rồng, cháu tiên?
-Nêu khái niệm truyện truyền thuyết?
-Giải nghĩa các từ Hán Việt sau: Tập quán, thần nông.
3)Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
*Hoạt động 1: 
-Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh đọc
-Truyện có thể chia thành mấy đoạn?
?Mỗi học sinh đọc một đoạn.
+Đoạn 1 đọc từ đầu đến chứng giám.
+Đoạn 2 Tiếp theo đến hình tròn.
+Đoạn 3 Phần còn lại.
-Giáo viên giải thích một số chú thích khó.
*Hoạt động 2:
?Hoàn cảnh triều đại vua Hùng thời bấy giờ được giới thiệu như thế nào? 
?Khi về già vua có nguyện vọng gì?
-Khi về già vua cha muốn nhường ngôi cho con là một tất yếu..
?Vua cha làm cách nào để chọn người nối ngôi?
?Vì sao lại gọi đây là câu đố?
?Em có nhận xét gì về câu đố này?
 *Thảo luận:
?Theo em tại sao vua không nói rõ ý của mình là gì để các con làm theo, ai làm tốt hơn thì được kế ngôi mà lại bí ẩn như vậy?
?Các ông lang có đoán được ý nhà vua không? Vì sao?
?Các lễ vật của họ làm ra ngoài giá trị vật chất còn mang ý nghĩa tinh thần nào không ?
?Mục đích của họ là gì? Họ là những con người như thế nào? 
?Lúc này tâm trạng Lang Liêu ra sao? Có phải Lang Liêu buồn vì mình không có cơ hội đạt ngôi báu như các anh không? Vì sao?
?Vậy em thấy LL là người như thế nào? Vì sao LL được thần giúp đỡ.
?Thần đã giúp LL như thế nào? Trong lời mách bảo ý nào sâu sắc nhất?
?Đặt trường hợp là em khi nghe lời mách bảo ấy em sẽ nghĩ ra được điều gì?
?Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể cho LL phải làm gì hoặc làm bánh cho LL mang đi cúng tế?
?LL có hiểu ý thần không? Chàng sẽ làm gì?
?Nếu LL không hiểu ý thần chàng có xứng đáng làm vua không? Vì sao?
?Vì sao vua không chú ý đến lễ vật của các ông lang?
?Phân tích các từ: sơn hào hải vị, nem công chả phượng về mặt cấu tạo và nêu ý nghĩa của các từ đó? (tích hợp ngang)
?Vì sao vua ngẫm nghĩ rất lâu trước lễ vật của LL (lạ mắt, giản dị)
?Nguyên liệu chính của bánh là gạo nếp, lại có hình vuông, hình tròn vì sao? Ai đã được chọn nối ngôi?
?LL được nối ngôi tức là nối được chí vua. Vậy ý vua, chí vua Hùng là gì?
?Ý nghĩa của truyện là gì?
*Hoạt động 3: 
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
*Hoạt động 4:
BT1:Đại diện từng tổ, trình bày bài nói của mình.
-Cho các tổ khác nhận xét, giáo viên nhận xét.
BT2:Cho học sinh thảo luận =>rút ra ý nghĩa.
NỘI DUNG GHI BẢNG
IĐọc-hiểu văn bản
1)Đọc – chú thích
2)Phân tích
aHùng vương và câu đố của vua.
-Triều đại thái bình thịnh trị, giặc ngoài dẹp yên, dân tình no ấm.
-Người kế vị phải nối được chí và làm vừa ý vua.
=> Câu đố thông minh và đầy thử thách 
bCuộc thi tài giải đố.
-Các ông lang cố làm cỗ vật cao sang vì có nhiều tiền của.
=> Tham ngôi báu.
-LL nghèo buồn vì không thể có của ngon vật lạ cúng Tiên vương.
=> Không tham danh vọng có lòng thành kính tổ tiên.
-LL được thần mách bảo: “Quý nhất là hạt gạo.”
=>Lời mách bảo rất khôn ngoan để LL tự suy nghĩ.
 Phát huy sự tháo vát thông minh của mình.
-Lễ vật các quan không hợp ý vua vật chất cao sang nhưng ý nghĩa tầm thường.
-Bánh của LL làm vừa ý vua.
=>LL làm vua tục làm bánh chưng, bánh giầy ra đời.
IITổng kết
*Ghi nhớ: SGK/12
IIILuyện tập
Bài tập 1: Nhìn vào tranh, em hãy tả lại bằng lời khung cảnh nấu bánh, làm bánh chưng, bánh giầy.
 Bài tập 2: Trao đổi ý kiến ở lớp: ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
4/Hướng dẫn về nhà:
-Nêu ý nghĩa của truyện.
-Về nhà học phần ghi nhớ trong SGK/12
-Tóm tắt được truyện và làm bài tập 2 SGK/12
-Chuẩn bị bài mới: “Từ và cấu tạo từ tiếng Việt”
Tuần: 01- Tiết:03
NS:7/9/05 ND:10/9/05
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
AMỤC TIÊU BÀI HỌC
-Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ.
-Đơn vị cấu tạo nên từ.
-Các kiểu cấu tạo từ.
-Biết cách sử dụng từ trong việc đặt câu.
B...CHUẨN BỊ
+Giáo viên: SGK+ SGV.
-Thiết bị, tài liệu: Các lá thiệp mời , công văn , bài báo
+Tích hợp với phần văn ở truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, bánh chưng bánh giày; phần tập làm văn ở phần khái niệm giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt.
CCÁC BƯỚC LÊN LỚP
1)Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số: Lớp:
2)Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
2)Bài mới:
*Hoạt động 1: 
-Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ.
-Giáo viên chia bảng ra làm 2. Học sinh trả lời câu hỏi và giáo viên điền vào.
?Ở ví dụ trên có mấy tiếng? Từ? Hãy phân ... đơn.
B/ CHUẨN BỊ : 
-Giáo viên: Chuẩn bị soạn bài theo SGV và SGK.
-Tích hợp với phần văn ở văn bản Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ, phần tiếng Việt Chữa lỗi chủ ngữ và vị ngữ.
	C/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1)Ổn đinh:
2)Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
3)Bài mới:
Hoạt động 1: Chỉ ra các lỗi thường mắc khi viết đơn
	Bài tập 1:
	*Phương pháp:	
-Cho học sinh đọc đơn trong SGK.
-Chỉ rõ các lỗi trong đơn?
-Nêu các sửa chữa.
-Cho học sinh thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp.
	*Giải:
-Các lỗi mắc phải: +Thiếu quốc hiệu.
+Thiếu ngày, tháng, năm địa điểm viết đơn và tên người viết đơn.
+Người nhận đơn không rõ	
+Thiếu chữ ký người viết đơn.
-Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu ở trên.
	Bài 2:
	*Phương pháp:
-Cho học sinh đọc đơn trong SGK.
-Chỉ rõ các lỗi trong đơn?
-Nêu các sửa chữa.
-Cho học sinh thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp.
	*Giải:
-Các lỗi mắc phải: +Thừa phần viết về bố mẹ, vì không cần thiết phải khai trong đơn.
+Lý do trình bày trong đơn chưa rõ ràng.
+Thiếu thời gian, nơi viết đơn, lời cam đoan, chữ ký của người viết đơn.
-Cách sửa: 
+Bổ sung phần thiếu, bỏ bớt phần thừa.
	Bài 3:
	-Cách sửa: 
*Phương pháp:
-Cho học sinh đọc đơn trong SGK.
-Chỉ rõ các lỗi trong đơn?
-Nêu các sửa chữa.
-Cho học sinh thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp.
	*Giải:
-Các lỗi mắc phải: Lý do viết đơn trình bày không xác đáng. Bởi lẽ sốt cao ly bì không thể ngồi dậy được làm sao viết đơn? Như vậy là dối trá. Bởi vậy, đơn này nhất thiết phải do phụ huynh viết mới hợp lẽ.
-Cách sửa: 
+Thay người viết bằng tên và cách xưng hô của một phụ huynh.
+Trình bày lại phần lý do cho thích hợp.
	Hoạt động 2: Luyện tập.
	*Phương pháp:
-Chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm một kiểu đơn, sau đó cho học sinh thảo luận theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp lá đơn của nhóm mình.
+Nhóm 1: Đơn xin cấp điện cho gia đình.
+Nhóm 2: Đơn xin vào Đội tình nguyện bảo vệ môi trường.
+Nhóm 3: Đơn xin cấp bàn mới
*Yêu cầu:
-Với đề 1 nhất thiết phải có lời cam kết tuân theo quy chế dùng điện, yêu cầu về đường dây, công tơ.
-Với đề 2 có thể gởi người Đội trưởng hay Hiệu trưởng của nhà trường, có sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm của lớp.
-Với đề 3: trình bày cụ thể tình trạng hư hỏng hiện tại.
	5)Hướng dẫn về nhà:	-Xem lại các phần cụ thể của một lá đơn.
	-Chuẩn bị bài: Động Phong Nha.
	------------------------------------------o0o---------------------------------------------
Tuần: 33 Tiết 129
Ngày soạn: 25/4 /06 
Động Phong Nha.
(Trần Hoàng)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh 
-Củng cố thêm về văn bản nhật dụng.
-Vẻ đẹp lộng lẫy, kỳ ảo của động Phong Nha.
-Vị trí, vai trò của nó trong cuộc sống của nhân dân Quảng Bình, nhân dân Việt Nam hôm nay và mai sau.
-Yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ và biết cách khai thác các danh lam thắng cảnh, nhằm phát triển kinh tế du lịch, một trong những mũi nhọn của các ngành kinh tế Việt Nam thế kỷ XXI
-Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét và miêu tả kể chuyện.
B/ CHUẨN BỊ : 
-Giáo viên: GA+ SGK+ SGV.
-Tích hợp vơí các văn bản nhật dụng, với các kiến thức địa lý du lịch trong thời đại ngày nay 	C/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
	1/Ổn định lớp:
	2/Bài cũ:
-Vì sao có ý kiến cho rằng bức thư bàn về chuyện mua bán đất giữa một Thủ lĩnh da đỏ và Tổng thống Mỹ lại được coi là một trong những văn bản hay nhất về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái?
-Những hiểu biết của em về vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường ở nơi em ở hoặc trên cả nước ta?
	3/Bài mới:
	Quảng Bình không chỉ có dòng sông Nhật Lệ mà còn có động Phong Nha kỳ ảo
*Hoạt động 1: 
-Giáo viên đọc và cho học sinh đọc đoạn từ đầu àhết.
-Giải thích một số chú thích khó.
*Hoạt động 2: 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đoạn đầu của văn bản.
-Trên bản đồ, thử hình dung và giới thiệu vị trí và những con đường tới động Phong Nha?
-Nếu được đi thăm động này, em sẽ chọn lối nào? Vì sao? Em hiểu câu Đệ nhất kỳ quan Phong Nha là thế nào?
(Lời khen tặng của du khách dành cho quần thể động Phong Nha: Phong Nha là cảnh đẹp bậc nhất)
-Học sinh đọc đoạn tiếp theo chưa biết hết
-Cảnh sắc động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự như thế nào? Hãy tìm những dẫn chứng trong bài để chứng minh cho vẻ đẹp tráng lệ và kỳ ảo của động?Con số m ở đây được miêu tả có tác dụng gì?
*Cho học sinh đọc đoạn cuối.
-Cho học sinh trao đổi về 7 cái nhất của ĐPN
-Điều đó có gì đáng chú ý về mặt cảnh quan đất nước, về kinh tế du lịch?
-Cần suy nghĩ và làm gì để bảo vệ và phát huy vai trò, tác dụng văn hoá xã hội của danh lam thắng cảnh hùng vĩ, tươi đẹp vào loại nhất nước này?
-Theo em tương lai của Phong Nha như thế nào? 
(Cho học sinh thảo luận và phát biểu tự do)
-Qua phân tích hãy cho biết những nội dung chính của văn bản này?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK/148
IĐọc –hiểu văn bản:
1/Đọc-tìm hiểu chú thích:
2/Phân tích:
1).Vị trí của động Phong Nha và hai con đường vào động
a.Vị trí:
-Nằm trong khu quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi với Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình.
b.Đường vào động
-Đường bộ
-Đường thuỷ
2)Giới thiệu cụ thể quần thể hang động
-Động Khô
-Động nước
-Động Phong Nha:
 khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối màu sắc
-Khối hình con gà con có, mâm xôi, cái khánh
-Sắc màu lấp lánh như kim cương
-Tiếng nước gõ long cong, một lời nói trong hang động đều có âm vang riêng khác nào tiếng đàn, tiếng chuông.
à So sánh, con số chính xác và tự tin.
=> Người viết giới thiệu quần thể hang động Phong Nha tỉ mỉ nhưng đẹp hùng vĩ, thâm trầm, hoang sơ, bí hiểm thần tiên, lộng lẫy, kỳ ảo, quyến rũ.
3)Người nước ngoài đánh giá Phong Nha
-Kỳ quan động nhất động của Việt Nam 
-Lời đánh giá của trưởng đoàn thám hiểm Hội đại lý Hoàng gia Anh “là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”
--> Sự đánh giá khách quan của người nước ngoài, của chuyên gia và tổ chức khoa học có uy tín
=> Người Việt Nam vô cùng tự hào.
III.Tổng kết
Ghi nhớ: SGK/148
(Gọi học sinh đọc phần này)
*Hoạt động 3: 
4) luyện tập:
1/Thử đóng vai người hướng dẫn du lịch giới thiệu cho khách tham quan về quần thể động Phong Nha?
-Tập vẽ các lược đồ con đường vào động Phong Nha?
-Sưu tầm một số hình ảnh về động Phong Nha.
5/ Hướng dẫn về nhà:
-Học bài làm bài luyện tập.
-Soạn bài Tổng kết cuối năm.
-Chuẩn bị bài Ôn tập về dấu câu 
	-------------------------------------------o0o----------------------------------------
Tuần: 33 Tiết 130
Ngày soạn: 25/4 /06 
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
(Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh 
-Nắm được công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của các loại dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than và dấu chấm phẩy.
-Rèn kỹ năng sử dụng tốt dấu câu.
B/ CHUẨN BỊ : 
-Giáo viên: GA+ SGK+ SGV+bảng phụ.
-Tích hợp các văn bản Động Phong Nha
 	C/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
	1/Ổn định lớp:
	2/Bài cũ:
-Nêu cách chữa lỗi về câu thiếu chủ ngữ.
*Hoạt động 1: 
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu công dụng của các loại dấu câu.
-Học sinh đọc ví dụ SGK.
-Đặt các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn? Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy?
-Học sinh đọc ví dụ 2:
-Cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong các câu sau có gì đặc biệt?
-Như vậy qua phân tích ví dụ, em cho biết dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than có công dụng gì?
-Trường hợp nào người ta sử dụng kiểu câu đặc biệt?
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
-Học sinh đọc ví dụ 1 SGK/150
-So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu trong ví dụ 1?
-Học sinh đọc ví dụ 2 /151
-Cách dùng dấu chấm hỏi và chấm than trong các câu dưới đây vì sao không đúng, chữa lại cho đúng
*Ví dụ1:
a. (!) à câu cảm thán.
b. (?) à câu nghi vấn.
c. (!)(!) à câu cầu khiến.
d.(.)(.)(.)à câu trần thuật 
*Ví dụ 2:/149
a.Cả hai câu đều là câu cầu khiến.
àDấu câu đặc biệt.
b.Câu trần thuật à câu đặc biệt tỏ ý nghi ngờ, mỉa mai.
I.Bài học;
1)Công dụng:
*Ghi nhơ: SGK/149
2)Chữa một số lỗi thường gặp
Ví dụ /150
a1/Dùng dấu chấm sau từ Qủang Bình là hợp lý.
a2/Dùng dấu phẩy sau từ Qủang Bình là không hợp lý vì biến câu thành câu ghép 2 vế rời rạc.
b1/Dùng dấu chấm sau từ bí hiểm không hợp lý vì tách CN 2ra khỏi CN, cắt đôi cặp quan hệ từ vừa vừa.
b2/ Dùng dấu chấm phẩy hợp lý
Ví dụ 2/151.
a1/Dùng dấu chấm vì đây là câu trần thuật 
b)Dùng dấu chấm vì là câu kể.
	Hoạt động 2: Luyện tập
*Phương pháp: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm.
-Học sinh trình bày, giáo viên và học sinh cả lớp sửa chữa.
	Bài 1/151 Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn.
	Giải: 
 sông Lương (.); toả khói (.)
 đen xám (.) trắng xoá(.)
đã đến(.)
	Bài 2/151 Dấu chấm hỏi nào dùng trong đoạn đối thoại chưa đúng, vì sao?
	Giải;
-Bạn đến động Phong Nha chưa?(Đ)
-Chưa?(Sai)
-Thế còn bạn đến chưa?(Đ)
-Mình đến rồi.
-Có tới đó, bạn mới hiểu như vậy? (S)
	Bài 3/152 Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp.
a)Câu cảm thán.(!)
b)Câu cầu khiến, dấu (!)
c)Câu trần thuật không dùng dấu chấm than (!)
	Bài 4/152 Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ dấu ngoặc đơn.
-Mày nói gì (?)
-Lạy chị, em nói gì đâu (!)
-Rồi Dế Choắt lủi vào (.)
-Chối hả (?)Chối này(!)Chối này(!) Mỗi câu chối này chị Cốc lại giáng một mỏ xuống(.)
	4)Hướng dẫn về nhà:
-Học thuộc bài học.
-Hoàn thành các bài tập vào vở.
-Làm bài tập 5 ở nhà.
-Chuẩn bị bài Ôn tập về dấu phẩy.
	----------------------------------o0o-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6-3.doc