BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Chuyện của một em bé người An - dát )
An – phông – xơ Đô - đê
I.Mục tiêu:
- Nắm cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật , người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại của truyện.
- Ý nghĩa , giá trị của tiếng nói dân tộc
- Kể tóm tắt truyện.
- Tìm hiểu phân tích nhân vật cậu bé Ph răng và thầy giáo Ha- men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả.
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: Văn bản “Vượt thác” em cần ghi nhớ những gì?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Lòng yêu nước là tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có nhiều cách biểu hiện khác nhau. Ở đây, trong tác phẩm “buổi học cuối cùng” đặc biệt này, lòng yêu nước biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ để của tác giả An – phông Xơ – đô – đê
Tuần 24 Ngày soạn: 14/02/2011 Tiết: 89-90 Ngày dạy: 15/02/2011 BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (Chuyện của một em bé người An - dát ) An – phông – xơ Đô - đê I.Mục tiêu: - Nắm cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật , người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại của truyện. - Ý nghĩa , giá trị của tiếng nói dân tộc - Kể tóm tắt truyện. - Tìm hiểu phân tích nhân vật cậu bé Ph răng và thầy giáo Ha- men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. - Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. Soạn bài theo câu hỏi SGK III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Văn bản “Vượt thác” em cần ghi nhớ những gì? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Lòng yêu nước là tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có nhiều cách biểu hiện khác nhau. Ở đây, trong tác phẩm “buổi học cuối cùng” đặc biệt này, lòng yêu nước biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ để của tác giả An – phông Xơ – đô – đê Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động I: Giới thiệu chung Gọi HS đọc về tác giả – tác phẩm ở chú thích SGK - Hãy nêu ngắn gọn vài nét về tác giả, tác phẩm? Dựa vào trình tự đó hãy xác định nội dung khái quát cảu văn bản? .Hoạt động II: Đọc – Hiểu văn bản Hướng dẫn các đọc, chú ý thay đổi giọng điệu cho phù hợp với nội dung của từng đoạn . Bố cục của đoạn trích? ? Câu chuyện được kể trong hoàn cảnh, thời gian nào, không gian nào? ?Em hiểu gì về nhan đề của truyện? Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Thuộc ngôi thứ mấy? Truyện còn có những nhân vật nào? Trong các nhân vật đó, nhân vật nào gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? ?Diễn biến tâm trạng Phrăng được chia mấy thời điểm? Thấy trễ giờ đến lớp Phrăng đã làm gì? Vì sao? Sau đó Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường? Quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? ?Không khí đó như báo hiệu điều gì? Diễn biến tâm trạng Phrăng trước buổi học cuối cùng đó như thế nào? (thái độ việc học tiếng Pháp) - HS trả lời và nhận xét => GV chốt ý I.Giới thiệu chung: 1. Tác giả : An – phông - xơ Đô – đê( 1840 – 1897), nhà văn Pháp , tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng 2.Tác phẩm: - Nội dung khái quát : Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng do thầy Hamen dạy tại một trường làng ở vùng Andát II. Đọc – Hiểu văn bản: 1.Đọc – Chú thích: 2.Bố cục: 3 phần Phần 1: Từ đầu à Vắng mặt con => Quang cảnh trước buổi học Phần 2: tiếp theo à Cuối cùng này => Diễn biến buổi học cuối cùng Phần 3: còn lại => Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng II.Phân tích: 1) Nhân vật Phrăng: à Diễn biến tâm trạng Phrăng trước buổi học Do trễ giờ, chưa thuộc bài nên định trón học nhưng cưỡng lại ba chân bốn cẳng chạy đến trường Thấy khác lạ: nhiều người xem cáo thị Đến lớp: bình lặng, đến trễ nhưng thầy không quở mắng, thầy nói rất dịu dàng Ngạc nhiên => Những điều khác lạ như báo hiệu trước điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra PHoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức ? Đoạn văn “bài học phải từ giã” thể hiện rõ tâm trạng gì của Phrăng? Tâm trạng Phrăng càng ân hận hơn khi nào? Buổi học cuối cùng ấy Phrăng đã học như thế nào? Với thái độ và tình cảm gì? ?Qua những chi tiết trên nhằm bộc lộ tình cảm gì của Phrăng đối với việc học Tiếng Pháp? ?Em có nhận xét gì về suy nghĩ, tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng tiếng Pháp này? ?Qua đó nó thể hiện tình cảm gì của Phrăng đối với quê hương đất nước mình? Hãy tìm chi tiết trong truyện miêu tả thấy Hamen qua trang phục như thế nào? ?Thái độ của thầy đối với HS như thế nào hôm nay Phrăng đi trễ, không thuộc bài? Lời nói của thầy đối với việc học tiếng Pháp như thế nào? ?Thái độ, cử chỉ, hành động của thầy Hamen có gì khác thường? Vì sao như vậy? ?Qua những chi tiết, lời nói, cử chỉ trên diễn tả tâm trạng thầy Hamen trong buổi học cuối cùng như thế nào? ?Qua đó em hiểu gì về thầy Hamen nói “Khi một dân tộc chốn tù lao” ?Ngoài 2 nhân vật chính, truyện còn đề cập đến những nhân vật nào khác? ?Tìm các chi tiết thể hiện thái độ hình ảnh nhân vật khác? Gồm những ai? Các cụ già có thái độ và hành động, tâm trạng gì? ?Các em nhỏ có thái độ gì? Làm gì? Họ là những người như thế nào? Buổi học cuối cùng là một chân lý quan trọng và phổ biến được khẳng định trong truyện đó là chân lý nào? Em có thể khái quát ý nghĩa tư tưởng của truyện như thế nào? ?Bài học này em cần ghi nhớ nghệ thuật và nội dung gì? (đọc ghi nhớ) à Liên hệ đến lịch sử dân tộc Việt Nam à Diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng - Choáng váng, a quân khốn nạn đó à Bất ngờ, tức giận hiểu ra tất cả - Chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đây ư? à Hối tiếc, ân hận, đau đớn - Khi không thuộc bài: lúng túng, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên à Nỗi ân hận quá lớn và chuyển thành sự xấu hổ - Khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế - Chưa bao giờ chăm chú nghe đến thế à Nhận thức, thái độ đã có sự biến đổi sâu sắc Phrăng hiểu ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp => Yêu đất nước Pháp 2) Thầy Hamen - Trang phục: mặc bộ trang phục đẹp nhất trước đó thầy chỉ mặc bộ này vào dịp phát thưởng hoặc thanh tra => Trang trọng - Lời nói: + Học Sinh đi trể, không thuộc bài nhưng thầy không quở mắng + Tiếng Pháp là ngôn ngữ đẹp nhất trong sáng nhất + Thái độ khi giảng bài + Chưa bao giờ nhiệt tình như thế - Hình ảnh thầy giáo cuối buổi học tái nhợt, không nói được nên lời quay lại bảng viết “nước Pháp muôn năm” à Tâm trạng đau đớn, xúc động đến tột đỉnh => Yêu tiếng Pháp, yêu đất nước Pháp 3) Các nhân vật khác - Cụ già Hô – de : Đến lớp chăm chú nghe giảng, run run, xúc động - Người đưa thư, các em nhỏ khác chăm chú nghe giảng à Họ nhận thức được học tiếng của dân tộc mình là điều cần thiết thiêng liêng III. Tổng kết: ghi nhớ SGK 1. Nghệ thuật: - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất . - xây dựng tình huống truyện độc đáo . - Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng , suy nghĩ , ngoại hình . - Ngôn ngữ tự nhiên ,sử dụng câu văn biểu cảm , từ cảm thán và các hình ảnh so sánh . 2) Ý nghĩa: - Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh văn hóa , không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiến nói dân tộc mình. - Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc tiếng mẹ đẻ . IV. Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm BT 1 + 2 /SGK; BT 1 à 4/SBT Tuần 24 Ngày soạn: 15/02/2011 Tiết: 91 Ngày dạy: 16/02/2011 Tiếng Việt: NHÂN HÓA I.Mục tiêu: Giúp HS 1.Kiến thức: Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá. Tác dụng của phép nhân hoá 2.Kĩ năng: - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa. - Sử dụng được phép nhân hóa trong khi nói và viết 3.Thái độ: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau” .Bảng nhóm. Giáo án điện tử 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở tiết trước ta học phép tu từ so sánh. Hôm nay chúng ta học phép tu từ nhân hoá. Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá? Tác dụng của nhân hoá Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động I: Nhân hoá là gì? HS đọc to ví dụ SGK tr 56 Nêu các sự vật đề cấp đến trong VD? Các sự vật này được miêu tả bằng những từ ngữ nào? HS đọc ví dụ 2 SGK So với cách diễn đạt ở ví dụ 2 thì cách diễn đạt ở ví dụ 1 hay hơn ở chỗ nào? Với cách gọi, tả con vật, cây cối bằng những từ ngữ dụng để gợi hoặc tả người như ở VD 1 gọi là cách nhân hoá. Vậy, nhân hoá là gì? HS đọc ghi nhớ Hoạt động II : Các kiểu nhân hoá HS đọc ví dụ SGK tr57 Hãy nêu các sự vật được nhân hoá Dựa vào các từ in đậm hãy cho biết mỗi sự vât trên được nhân hoá bằng cách nào? Qua 3 ví dụ trên cho biết có bao nhiêu kiểu nhân hoá? Đó là những kiểu nào? Cho ví dụ tương tự mỗi loại Ở nội dung này em cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản gì? Hoạt động III: Luyện tập GV hướng dẫn HS làm bài tập bằng các phiếu học tập Đọc yêu cầu của bài tập 1 SGK. GV hưỡng dẫn HS thảo luận? Nhận xet , bổ sung? GV chốt ghi vở Đọc đoạn văn SGK Tìm các câu văn có nội dùng phép so sánh? Sự vật nào được đem ra so sánh và so sánh trong hoàn cảnh nào? Cảm nghĩ gì của em sau khi đọc xong đoạn văn này? Nhờ đâu mà em có được cảm nghĩ ấy? => Tác dụng của so sánh trong đoạn văn ấy là gì? (đọc ghi nhớ SGK/42) I. Nhân hoá là gì? 1. Ví dụ (SGK) 2. Nhận xét *- Bầu trời : ông, mặc áo giáp, ra trận - Cây mía: Múa gươm - Kiến :Hành quân => Nhân hoá *So sánh: - Nhân hóa có tính hình ảnh, làm cho sự vật, sự việc được miêu tả gần gũi với con người. *Ghi nhớ SGK II. Các kiểu nhân hoá: 1.VD: SGK /57 2. Nhận xét - Miệng: Lão, tai : bác , mắt : cô , chân : cậu à Những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật chống lại - Tre: Xung phong giữ à Dùng những từ vốn chỉ tính chất hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật Trâu : ơi à Trò chuyện, xưng hô với vật như với người *Ghi nhớ SGK /58 III. Luyện tập: Bài 1/58: Chỉ ra và cho biết tác dụng của phép nhân hoá: a. Nhân hoá: Đông vui, mẹ con, anh em tíu tít, bận rộn b. Tác dụng: Làm cho các sự vật ở bến cảng, tàu, xe trở nên gần gũi và thể hiện hoạt động nhộn nhịp khẩn trương náo nhiệt Bài 2:/58: Cách diễn đạt ở đoạn văn trên sinh động, gợi cảm, hay hơn Bài 3/58: Cách 1 có dùng nhân hoá nên sinh động, gợi cảm, gần gũi hơn. Ta nên chọn cho văn bản biểu cảm Cách 2: Diễn tả bình thường chỉ rõ ràng, đầy đủ nên chọn cho văn bản thuyết minh Bài 4/59 a. Núi ơi! – Trò chuyện xưng hô với vật như với người- Tác dụng làm cho sự vật núi trở nên gần gũi,bộc lộ tâm tình tâm sự b. Cua cá .. tấp nập. Cò, sếu, vạc cãi cọ om sòm (Cách 1, 2 ) c. Chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn ; thuyền vùng vắng d. Cây bị thương, thân hình, vết thương, cục máu (Cách 2) Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người Tuần 24 Ngày soạn: 17/02/2011 Tiết: 92 Ngày dạy: 18/02/2011 Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI I.Mục tiêu: Giúp HS 1.Kiến thức: - Nắm được cách làm văn tả người và bố cục hình thức, thứ tự miêu tả ; cách xây dựng một đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả - Trình bày những điều quan sát, lụa chọn the ... an trọng trong việc đảm bảo kết quả học tập của chương trình. Nó giúp Hs nắm vững những trọng tâm, trọng điểm của chương trình không để kiến thức vào tình trạng lộn xộn, rời rạc, dễ bị rơi rụng vì không có đặt vào các hệ thống. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 I. Thống kê, phân loại các tác phẩm đã học ở lớp 6 theo thể loại ? Chương trình Ngữ văn 6 bao gồm các tác phẩm tự sự và văn bản nhật dụng nào? Trong các loại hình tự sự, các em đã học các tác phẩm thuộc thể loại nào? Văn bản nhật dụng bao gồm các bài viết? 1. Văn bản tự sự: - 5 thể loại: Truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại (viết cho thiếu nhi), thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, kí. 2. Văn bản nhật dụng: - Gồm: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Động Phong Nha. Hoạt động 2 II. Tổng kết truyện dân gian ? Nhắc lại khái niệm các thể loại truyện đã học? Kể tên những tác phẩm theo thể loại đó? 1. Truyền thuyết. 2. Truyện ngụ ngôn. 3. Truyện cổ tích. 4. Truyện cười. Hoạt động 3 III. Tổng kết truyện trung đại ? Truyện trung đại có những đặc điểm gì? Đã học những truyện trung đại nào? 1. Đặc điểm: 2. Nội dung: 3. Cốt truyện: 4. Tác phẩm. Hoạt động 4 IV. Tổng kết truyện hiện đại ? Em đã đọc những truyện hiện đại nào? Truyện trung đại và hiện đại giống và khác nhau ở chỗ nào? - Truyện trung đại: - Truyện hiện đại: Hoạt động 5 V. Tổng kết về kí ? Em đã học những tác phẩm kí nào? Kí và truyện giống và khác nhau ở những điểm nào? - Kí: - Truyện: Hoạt động 6 VI. Tổng kết thơ ? Chương trình Ngữ văn 6, các em đã học những bài thơ nào? Hoạt động VII VII. Tổng kết văn bản nhật dụng ? Những văn bản nhật dụng giúp ích các em được điều gì? IV. Củng cố: - Trong những truyện đã học, em thích truyện nào nhất? Nhận vật nào nhất? V. Dặn dò: - Nắm các thể loại truyện đã học: nội dung, nghệ thuật. - Ôn kỹ chuẩn bị kiểm tra học kì II. Ngày soạn ......./......./.......... Ngày dạy: ......./......./.......... Tiết 134 TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Giúp học sinh củng cố kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học, đã biết và tập làm; nắm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, kiến thức và mục đích giao tiếp, bố cục cơ bản của bài văn gồm phần với các yêu cầu và nội dung của chúng. B. PHƯƠNG PHÁP: - Quy nạp. C. CHUẨN BỊ: Thầy: Nghiên cứu, soạn bài. Trò: Xem trước bài ở nhà. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. ổn định tổ chức: II. Bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Để giúp các em củng cố kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học, đã biết và tập làm; nắm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, kiến thức và mục đích giao tiếp, bố cục cơ bản của bài văn gồm phần với các yêu cầu và nội dung của chúng. 2. Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học ? Hãy dẫn ra một số văn bản đã học trong Sgk (Ngữ văn 6), từ đó, phân loại các bài văn đã học theo các phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. 1. Tự sự: 2. Miêu tả: 3. Biểu cảm: 4. Nghị luận: 5. Thuyết minh: 6. Hành chính công cụ. Hoạt động 2 II. Đặc điểm và cách làm ? theo em, các văn bản: miêu tả, tự sự và đơn từ khác nhau ở chỗ nào? So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày? Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức Tự sự Miêu tả Đơn từ ? Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần? Các phần Tự sự Miêu tả Mở bài Thân bài Kết bài ? Nêu những yêu cầu đối với một bài văn tự sự? - Cốt truyện: - Nhân vật: ? Khi làm một bài văn tự sự, chúng ta cần tiến hành những việc làm và thao tác gì? - Lời kể: - Cách làm: Tìm hiểu đề; tìm ý và xây dựng dàn ý. ? Nêu những yêu cầu đối với bài văn miêu tả. * Yêu cầu: Hoạt động 3 III. Luyện tập Học sinh tự làm. Bài tập 1: Làm bài tập ở sách bài tập Ngữ văn 6 trang 33. Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn và có các biện pháp tu từ đã học. IV. Củng cố: - Nhắc lại yêu cầu làm 1 bài văn tự sự, miêu tả? V. Dặn dò: - Nắm cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả. Ngày soạn ......./......./.......... Ngày dạy: ......./......./.......... Tiết 135 TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Giúp học sinh ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng Việt lớp 6. - Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, phó từ, câu đơn, câu ghép... so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ. - Biết phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó. B. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp. C. CHUẨN BỊ: Thầy: Nghiên cứu, soạn bài. Trò: Xem trước bài ở nhà. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. ổn định tổ chức: II. Bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Trực tiếp. 2. Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 I. Các từ loại đã học ? Chương trình Ngữ văn 6 đã học, có những từ loại nào? - Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ. Hoạt động 2 II. Các phép tu từ đã học ? Nêu những phép tu từ đã học? Trình bày định ngữ? Cho ví dụ? 1. So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ. Hoạt động 3 III. Các kiểu cấu tạo câu đã học ? Nêu các kiểu cấu tạo câu đã học? Nhắc lại khái niệm các kiểu câu? Cho ví dụ? - Câu trần thuật đơn: + Có từ là. + Không có từ là. Hoạt động 4 IV. Các dấu câu đã học ? Nêu các loại dấu câu đã học? Tác dụng? 1. Dấu kết thúc câu; - Dấu chấm, dấu hỏi, chấm than. 2. Dấu phân cách các bộ phận câu. Hoạt động 5 V. Luyện tập Bài tập 1: Làm bài tập ở sách bài tập Ngữ văn 6 - Trang 33. Bài tập 2: Viết đoạn văn ngắn, chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn và có các biện pháp tu từ đã học. IV. Củng cố: Phân loại ẩn dụ và hoán dụ? V. Dặn dò: Nắm phần kiến thức đã học. Chuẩn bị thi học kì II. Ngày soạn ......./......./.......... Ngày dạy: ......./......./.......... Tiết 136 ÔN TẬP TỔNG HỢP A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Bài tập làm văn số 8 là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau: + Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ văn. + Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và miêu tả) trong 1 bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung. B. PHƯƠNG PHÁP: - Quy nạp. C. CHUẨN BỊ: Thầy: Nghiên cứu, soạn bài. Trò: Xem trước bài ở nhà. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. ổn định tổ chức: II. Bài cũ: III. Bài mới: Hoạt động 1: I. Về phần đọc - hiểu văn bản - Yêu cầu học sinh nắm chắc các đặc điểm thể loại đã học. - Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản đã học: nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ và ý nghĩa của văn bản. - Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm, thể loại ở những văn bản đã học. - Nắm nội dung và ý nghĩa 3 văn bản nhật dụng. Hoạt động 2: II. Phần Tiếng Việt ? Phần tiếng Việt ở học kì II, cần chú ý những gì? - Phó từ. - Các vấn đề về câu: + Các thành phần chính của câu. + Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn. + Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ. - Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ. Hoạt động 3: III. Phần Tập Làm Văn - Tự sự, miêu tả, đơn từ. IV. Củng cố: - Cho học sinh làm đề kiểm tra mẫu ở Sgk. V. Dặn dò: - Nắm các kiến thức đã học ở 3 phân môn. Ngày soạn ......./......./.......... Ngày dạy: ......./......./.......... Tiết 137,138 KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM (Đề thi và đáp án của Phòng GD - ĐT) Ngày soạn ......./......./.......... Ngày dạy: ......./......./.......... Tiết 139 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp học sinh - Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình bảo vệ môi trường nơi địa phương đang sống. - Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 - Tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về chủ đề đã học. B. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận. C. CHUẨN BỊ: Thầy: Nghiên cứu, soạn bài. Trò: Xem trước bài ở nhà. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. ổn định tổ chức: II. Bài cũ: III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 I. Chuẩn bị ở nhà Làm theo hướng dẫn ở Sgk. Bài tập 1, 2. Hoạt động 2 II. Hoạt động trên lớp Hoạt động nhóm: Trao đổi nội dung đã chuẩn bị ở nhà: đại diện học sinh trả lời, lớp nhận xét, giáo viên đánh giá lại. 1. Văn bản nhật dụng đã học. - Động Phong Nha: danh lam thắng cảnh. - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: bảo vệ, giữ gìn môi trường. - Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử: di tích lịch sử. 2. Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương Quảng Trị. ? Ở quê hương em có những danh lam thắng cảnh nào, di tích lịch sử nào? Ghi lại và giới thiệu cho cả lớp cùng biết? - Danh lam thắng cảnh: - Di tích lịch sử: địa đạo Vĩnh Mốc, Thành Cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ, Trường Sơn, Cầu Hiền Lương. Chú ý: Danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử đó ở đâu? Có từ bao giờ, được phát hiện khi nào? Do ai, nhân tạo hay cảnh tự nhiên? - Vẻ đẹp và sức hấp dẫn. - Ý nghĩa lịch sử. - Giá trị kinh tế. IV. Củng cố: - Cảm nghĩ của em về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh quê hương. V. Dặn dò: - Sưu tầm tài liệu về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở quê hương em. Chuẩn bị phần còn lại. Ngày soạn ......./......./.......... Ngày dạy: ......./......./.......... Tiết 140 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (NGỮ VĂN) A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp học sinh - Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình bảo vệ môi trường nơi địa phương đang sống. - Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6 - Tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về chủ đề đã học. B. PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận. C. CHUẨN BỊ: Thầy: Nghiên cứu, soạn bài, sưu tầm tài liệu liên quan. Trò: Xem trước bài ở nhà, sưu tầm tranh ảnh về môi trường. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. ổn định tổ chức: II. Bài cũ: III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 2 II. Hoạt động trên lớp Hoạt động nhóm: ? Môi trường xung quanh em có xanh, sạch, đẹp hay không? (ao, hồ, sông,suối, rừng cây, nước, không khí). * Bài tập 3: Tìm hiểu vấn đề môi trường và bảo vệ, giữ gìn môi trường ở quê hương em. ? Có những yếu tố nào về môi trường đang vi phạm? ? Địa phương và trường em có những chủ trương, chính sách gì để giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp? * Bài tập 4: Giới thiệu bằng miệng văn bản đã sưu tầm hay viết thành bài văn miêu tả cảnh đẹp hoặc danh lam thắng cảnh ở quê hương em. IV. Củng cố: - Em phải làm gì để giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nơi em đang sống? V. Dặn dò: - Sưu tầm 1 số tài liệu về vấn đề môi trường.
Tài liệu đính kèm: