Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 10 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tĩnh dạ tứ)

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 10 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tĩnh dạ tứ)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.

2. Rèn kĩ năng:

- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, ít lời nhiều ý.

- Rèn luyện kĩ năng cảm nhận, phân tích cái hay của bài thơ qua bản dịch và nguyên tác.

3. Tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục tình yêu quê hương, thái độ yêu mến, kính trọng trước tình quê hương của mỗi con người.

B/ CHUẨN BỊ:

 Tích hợp với các bài như : Từ Hán Việt, Luyện nói về văn biểu cảm.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 10 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tĩnh dạ tứ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Tiết: 37
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
(Tĩnh dạ tứ)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
- Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
Rèn kĩ năng:
Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, ít lời nhiều ý.
- Rèn luyện kĩ năng cảm nhận, phân tích cái hay của bài thơ qua bản dịch và nguyên tác.
Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục tình yêu quê hương, thái độ yêu mến, kính trọng trước tình quê hương của mỗi con người.
B/ CHUẨN BỊ:
 Tích hợp với các bài như : Từ Hán Việt, Luyện nói về văn biểu cảm. 
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Đọc thuộc bài thơ :Xa ngắm thác núi Lư ,Cho biết nội dung bài thơ.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ được học một bài thơ nữa của nhà thơ Lý Bạch. Qua bài thơ chúng ta sẽ thấy một chủ đề quen thuộc trong thơ xưa đó là vọng nguyệt hoài hương. Nhưng có thể nói trong chủ đề này bài thơ tĩnh dạ tứ là một bài thơ xuất sắc cái hay của bài thơ được thể hiên như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Gv giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh ra đời bài thơ và Treo bảng phụ.
Hướng dẫn học sinh cách đọc và gọi 2-3 em đọc bài.
Hỏi HS về thể thơ so sánh nguyên âm và bản dịch.
 Trong các bài tuyệt cú được học đây là bài đơn giản, dễ hiểu nhất, các chữ đều rất quen thuộc.
Bài thơ được làm theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
Hoạt động 2: tìm hiểu nội dung bài thơ
Học sinh đọc hai câu đầu
Hỏi: Bản nguyên âm và bản dịch đều là thể thơ này( Khác với bài Phò giá về kinh) nhưng câu đầu không gieo vần Em thâùy hai câu thơ đầu tác giả tả cảnh gì? Có gì khác thường trong cảnh ấy?
Qua cách miêu tả cảnh như vậy tác giả có bày tỏ suy tư, tình cảm gì không? Hay chỉ hoàn toàn là tả cảnh?
TL: Từ cái hoạt động trăng sáng tưởng là sương như vậy cho thấy hai câu đầu không hoàn toàn chỉ là tả cảnh mà phải chăng do chợt lạnh trong lòng 
Mà ngỡ trăng sáng là sương
Học sinh đọc hai câu cuối 
Hỏi : Hai câu cuối tác giả đã sử dụng phép đối như thế nào? tác dụng của nó ra sao ? 
TL: Phép đối được sử dụng triệt để đối về số lượng chữ, cấu trúc ngữ pháp, từ loại, trùng thanh. Biêïn pháp đối góp phần thể hiện tình cảm của tác giả trong hai câu thơ cuối.
Hỏi: Có những hành động nào đáng chú ý? Phân tích ý nghĩa của các hành động ấy?
Hai hành động ngẩng đầu, cúi đầu nối tiếp nhau diễn tả cảm xúc của tác giả.
Ngẩng đầu là hành động xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thứ hai đặt ra :Sương hay trăng? Và khi thấy vầng trăng trên cao kia cũng cô đơn lạnh lẽo như mình lập tức TG lại cúi đầu . Không phải là để nhìn một lần nữa sương trên mặt đất mà để suy ngẫm về quê hương.
Hai hành động xẩy ra trong khoảng khắc đã động mối tình quê đủ để thấy tình quê hương của tác giả thường trực và sâu nặng biết chừng nào. 
Thảo luận nhóm: Bố cục của bài thơ rất chặt chẽ, bố cục chặt chẽ ấy có được là do tác giả sử dụng thành công bốn động từ trong bài . Em hãy chứng minh
Gv chốt vấn đề:Việc sử dụng bốn động từ nghi, cử, đê, tư khiến tứ thơ phát triển thống nhất, suy tư và cảm xúc được phát triển liền mạch trong cả bài thơ. Nó như bốn cái mốc để liên kết mạch thơ ngắm trăng nhớ quê của tác giả.
Hỏi: Hãy tóm lại về nội dung và nghệ thuật của bài thơ .
Học sinh tự bộc lộ.
à ghi nhớ SGK
I/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1/ Đọc và giải thích từ khó
2/ thể thơ
Ngũ ngôn tứ tuyệt (Cổ thể)
3/ Phân tích
a/ Hai câu đầu.
Tả ánh trăng trong đêm thanh.
Trăng sáng quá, những giọt trăng lung linh huyền ảo phủ mờ mặt đất khiến cho tác giả tưởng là sương. Hành động này chứa đựng biết bao tình cảm của thi nhân đó có thể là nỗi lạnh lòng khi nhớ về quê cũ.
/ Hai câu cuối.
Cử đầu vọng minh nguyệt 
Đê đầu tư cố hương.
Phép đối rất chỉnh góp phần bộc lộ tình cảm nhớ quê hương sâu sắc của tác giả.
Hai hành động ngẩng đầu, cúi đầu xẩy ra trong khoảng khắc đã động mối tình quê đủ để thấy tình quê hương của tác giả thường trực và sâu nặng biết chừng nào. 
* Bố cục bài thơ.
Bố cục của bài thơ rất chặt chẽ nhờ việc sử dụng 4 động từ.
Nghi ( Thị sương) à Cử (đầu) à 
Vọng (Minh nguyệt) à Đê(đầu)
à Tư (Cố hương)
à ghi nhớ SGK
II/ LUYỆN TẬP
Làm nhóm bài tập sgk
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại nội dung bài học. Đọc diễn cảm bài thơ.
Học thuộc bài, vàchuẩn bị bài sau : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 37.doc