Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 26: Văn bản: Em bé thông minh (tiếp)

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 26: Văn bản: Em bé thông minh (tiếp)

A: Mục tiêu cần đạt:

 - HS hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.

 - Rèn kỹ năng kể chuyện bằng lời văn cuă mình.

 - Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ dân gian.

B. Các hoạt động dậy và học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

H. Hãy kể tóm tắt truyện Em bé thông minh bằng lời văn của em?

Cho biết trong lần thử thách thứ nhất em bé đã thể hiện là người ntn? Đánh giá về câu đố và câu trả lời của em bé?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 26: Văn bản: Em bé thông minh (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18.10.2006
Ngày giảng:
Tiết 26 .Bài 7:
Văn bản: Em bé thông minh (Tiếp)
 ( Truỵên cổ tích)
A: Mục tiêu cần đạt:
 - HS hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
 - Rèn kỹ năng kể chuyện bằng lời văn cuă mình.
 - Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ dân gian.
B. Các hoạt động dậy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: 
H. Hãy kể tóm tắt truyện Em bé thông minh bằng lời văn của em? 
Cho biết trong lần thử thách thứ nhất em bé đã thể hiện là người ntn? Đánh giá về câu đố và câu trả lời của em bé?
3. Bài mới:
* Hoạt đông 1: Sau lần giải đố thứ nhất, quan đã tím được bé thông minh lỗi lạc nhưng em bé còn thể hiệntrrí thông minh của mình ở những lần giải đố tiếp theo.Vậy những câu đố này ra sao em bé đã giải như thế nào?
- H/s kể lại những việc chính.
- Theo dõi (sgk - 71)
H. Hãy kể lại lần giải đố thứ hai? Đối tượng đố lần này là ai? Em hiểu ntn về nhân vật này?
 ( Vua là người có quyền lực tối cao)
H. Nội dung của câu đố lần hai?
H.Em có nhận xét gì về câu đố này? 
H.Trước câu đố của vua, thái độ của cả làng ra sao?
H. Thái độ của em bé trước lệnh của vua ntn?
H. Em bé đã giải đố ntn?
H. Qua đó cho thấy mđích của việc làm trên của em bé là gì?
( Câu hỏi của em chỉ là cái cớ để đưa vua vào bẫy bằng chính câu trả lời của nhà vua.)
H. Kết quả nhà vua có thái độ ntn? (Cười, thán phục )
H. Vậy em có nhận xét gì về em bé qua lần thử thách thứ 2.
Gv: Thử thách, lần này so với lần trước thì khó khăn hơn, làm cho người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lý của điều họ nói.
- H/s theo dõi tiếp ( sgk - 72)
H. Đối tượng ra câu đố này là ai? ra câu đố trong h/cảnh nào? ND của câu đố.
H. Chim xẻ là loại chim ntn?
( Giống chim nhỏ ăn thóc, sâu bọ, có thức ăn. nhiều món)
H. Vậy với đầu bếp giỏi cólàmđượckhông
H.Nêu nhận xét về câu đố của nhà vua?
H. Vớí câu đố đó em bé đáp lại ntn?
H.Em có nhận xét gì về câu trả lời của em bé?
H. Em bé được thưởng rất hậu trở về quê. Sự việc tiếp diễn có liên quan đến nhà vua là gì? Em có nhận xét gì về t/c của sự việc này.
( Nước láng giềng lăm le xâm chiếm " liên quan đến vận mệnh đất nước)
H. Sự việc này có liên quan gì đến em bé? Chuyển ý – Theo dõi ( sgk -72)
H. Câu đố thứ 4 được đặt ra như thế nào? Đối tượng đố là ai? ND câu đố là gì?
H. Em bé đã giải thích đố ntn? Giải trong h/cảnh nào.
H. So sánh câu đố này với những câu đố trên xem có gì đặc biệt.
( Câu đố này khác 3 câu đố trên vì có ý nghĩa ctrị, ngoại giao, giải được thì tự hào, không giải được thì nhục nhã, xấu hổ, sỹ diện quốc gia bị tôn thương nghiêm trọng " câu đố oái oăm đến mức cả triều đình không ai giải thích được. Tà năng của em càng được đề cao)
H. Qua lần giải lời em bé tỏ ra là người ntn?
Gv: Lời giải được đặc biệt, dễ dàng tại sao dân gian lại xử dụng chi tiết : Vua quan nhìn nhau đều lắc đầu bó tay, còn em bé lại hát 1 câu.
H. Qua lần giải đố thứ tư, em thấy em bé là người ntn?
H. Kết cục câu chuyện ntn?
(Em bé được phong làm trạng Nguyên...)
H. Qua nhân vật em bé thông minh t/giả muốn nói lên điều gì.
Gv: Em bé tiêu biểu cho trí khôn sự thông minh được đúc kết từ đời sống vàluôn vận dụng trong thhực tế.
* Hoạt động 3:
- H/s đọc ghi nhớ nhấn mạnh ý cơ bản.
* Hoạt động 4:
- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Cho h/s đọc thêm truyện. “ Lương thế vinh” ( sgk – 74).
 III Tìm hiểu bài: ( Tiếp).
1. Câu chuyện về trí thông minh của em bé.
b. Lần thử thách thứ hai:
* Vua:
+ Ban cho làng 3 tháng gạo nếp, 3 con trâu đực, nuôi đẻ thành 9 con, lệnh năm sau nộp đủ.
- Câu đố rất khó, trái với quy luật thiên nhiên. Nhưng mang tính chất nghiêm trọng.
* Dân làng và em bé:
+ Lo lắng, cho là tai vạ gieo giắc cho nhân làng.
+ Em bé bình tĩnh...bảo mọi người thịt trâu.. đồ sôi để ăn.. Lên đường vào kinh... vờ khóc trước sân rồng rồi trả lời vua: Mẹ chết sớm...cha không chịu đẻ em bé...
- Em bé rất thông minh nắm rõ quy luật tự nhiên nhận ra ngay mẹo của nhà vua, nghĩ ra được cách đối phó đúng mực.
C. Lần thử thách thứ ba:
* Vua:
+ Ra câu đố khi hai cha con đang ăn cơm: Đưa cho 1 con chim sẻ, bắt phải dọn 3 cỗ thức ăn.
- Câu đố hay ở tình huống bất ngờ (lúc hai cha con đang ăn cơm, phải trả lời ngay.)
* Em bé:
+ Đưa cho cái kim may xin rèn thành dao để mỏ thịt chim.
- Câu trả lời của em bé mang tính chất thách đố lại .
 Em bé thật thông minh.
d. Lần thử thách thứ tư:
+ Câu đố do sứ thần nước ngoài ra: Đưa cho vỏ ốc dài, rỗng 2 đầu, yêu cầu xâu chỉ qua vỏ ốc.
+ Em bé vừa bghịch vừa hát 1 bài đồng dao.
- Em bé có trí tuệ hơn người. Trí Thông Minh của em bé góp phần cứu nguy ch đất nước.
2. ý của truyện.
- Đề cao tài năng của em bé, tài năng, trí Thông Minh của người lao động.
- Thể hiện sự hài hước mua vui.
IV. Ghi nhớ:
V. Luyện tập:
* Bài tập:
Kể diễn cảm truyện: “ Em bé thông minh”
4. Củng cố:
- Hệ thống kiến thức toàn bài.
5. HDH: 
- Nẵm vững toàn bài.
- Chuẩn bị bài “ Chữa nỗi dùng bai”
- Dặn: Ôn lại các bài thuộc thể lạo truyền thuyết " Giờ sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 26 em be thong minh 2.doc