Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 10 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. (hồi hương ngẫu thư)

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 10 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. (hồi hương ngẫu thư)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.

2. Rèn kĩ năng:

- Bước đầu thấy được phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.

- Rèn luyện kĩ năng cảm nhận, phân tích cái hay của bài thơ qua bản dịch và nguyên tác.

3. Tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục tình yêu tiếng nói quê hương, một biểu hiện để bày tỏ tình yêu quê hương của mỗi con người.

B/ CHUẨN BỊ:

Bảng phụ chép sẵn bài thơ cả phần nguyên âm và dịch nghĩa, dịch thơ.

- Tích hợp với các bài như : Từ Hán Việt, Tĩnh dạ tứ.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Đọc thuộc bài thơ :Cảm xúc trong đêm thanh tĩnh,

Cho biết nội dung bài thơ.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 10 - Tiết 38: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. (hồi hương ngẫu thư)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Tiết: 38
Ngày soạn: 05/10/2005
Ngày dạy: 07/10/2005
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ.
(Hồi hương ngẫu thư)
 Hạ Tri Chương
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
Rèn kĩ năng:
- Bước đầu thấy được phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.
- Rèn luyện kĩ năng cảm nhận, phân tích cái hay của bài thơ qua bản dịch và nguyên tác.
Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục tình yêu tiếng nói quê hương, một biểu hiện để bày tỏ tình yêu quê hương của mỗi con người.
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ chép sẵn bài thơ cả phần nguyên âm và dịch nghĩa, dịch thơ.
- Tích hợp với các bài như : Từ Hán Việt, Tĩnh dạ tứ. 
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Đọc thuộc bài thơ :Cảm xúc trong đêm thanh tĩnh,
Cho biết nội dung bài thơ.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Tình yêu quê hương của con người vô cùng phong phú và có nhiều cách thể hiện khác nhau.Với LyÙ bạch thì đó là nỗi nhớ quê thăm thẳm khi ở nơi đất khách quê nhà còn với Hạ Tri Chương thì sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ. 
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Hỏi: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Hạ Tri Chương.
Gv nhấn mạnh về hoàn cảnh ra đời bài thơ
Gv treo bảng phụ
Hướng dẫn học sinh cách đọc 
Tìm hiểu thể thơ so sánh nguyên âm và bản dịch.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung
Hỏi : So sánh với bài thơ Tĩnh dạ tứ để cho biết tình huống biểu hiện tình quê hương độc đáo ở bài thơ này?
TL: Ở bài Tĩnh dạ tứ tình cảm nhớ quê được bộc lộ khi ở xa quê nhìn trăng gợi nhớ về quê. Trong bài này tình quê được bộc lộ ngay từ lúc đặt chân tới quê nhà. Tác giả không chủ định làm thơ mà do một tình huống đầy kịch tính khiến tác giả viết bài thơ.
Hỏi: Ở hai câu thơ đầu tác giả đã dùng phép đối như thế nào? Nêu tác dụng của phép đối ấy?
Nhắc lại phép đối trong thơ ngũ ngôn, thất ngôn .
Ở hai câu thơ đầu tác giả đã dùng phép đối như thế nào? Nêu tác dụng của phép đối ấy?
TL: Nhắc lại phép đối trong thơ ngũ ngôn, thất ngôn .
Phép đối được sử dụng ngay trong câu gọi là tiểu đối. Phép đối trong câu đầu cho thấy một sự thay đổi lớn của bản thân tác giả: Khi đi trẻ lúc về già; khi đi còn nhỏ lúc về đã lớn. Hình thể đổi thay , tuổi tác cũng đổi thay không cưỡng lại được quy luật của tạo hóa.
Ở câu thứ hai tác giả cũng sử dụng phép đối nhưng về nội dung thì có phần khác câu trước nó nhấn mạnh được phần không đổi của tác giả : Giọng quê không đổi.
Gv Nêu vấn đề cho HS thảo luận.
 Giọng quê không đổi có phụ thuộc vào quy luật của tạo hóa hay không ? Chúng ta có thể nói như thế nào về một con người xa quê đã lâu, đổi thay đã nhiều nhưng riêng giọng quê thì không đổi?
Thảo luận và cử đại diện trình bày ý kiến.
Giọng quê không đổi không phụ thuộc vào quy luật của tự nhiên mà phụ thuộc vào ý thức của con người, đổi hay không là do con người tự quyết định. Một con người xa quê bao nhiêu năm, hình thể đã thay đổi nhưng vẫn giữ giọng quê chứng tỏ đó là một con yêu quê, nhớ quê, trân trọng nâng niu tiếng nói của quê hương thể hiện tình yêu quê tha thiết. 
Học sinh đọc hai câu cuối 
Hỏi: Hai câu cuối, tác giả đã gặp gỡ những ai ở quê? Em thử hình dung xem tâm trạng tác giả như thế nào khi : “Gặp nhau mà chẳng biết nhau”. Đặc biệt là khi các em bé cười hỏi : “ Khách ở chốn nào lại chơi”.
TL: Về quê tác giả gặp gỡ với các em nhỏ ở làng, người làng nhưng gặp nhau mà chẳng biết nhau nên gây ra một tâm trạng buồn. Nhưng hẳn tác giả còn buồn hơn khi những người làng nhỏ tuổi đã coi ông như một người xa lạ, như một người khách ở nơi xa đến.
GV: Một người yêu quê hương tha thiết như tác giả nhưng lại bị xem như là khách lạ ngay trên chính quê hương yếu dấu của mình điều đó chắc chắn đã làm tác giả chạnh lòng, ngậm ngùi, chua xót. Và cũng chính từ sự chạnh lòng ấy đã tạo cho ông cảm xúc để viết bài thơ này. Một bài thơ ra đời không chủ ý ghi lại khoảnh khắc tâm trạng ngày đầu mới đặt chân về quê. Nó bộc lộ một tình yêu quê thật là sâu sắc.
Tóm lại về nội dung và nghệ thuật của bài thơ .
àđọc ghi nhớ.
I/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1/Tác giả: Hạ Tri Chương
(659 - 744) Là nhà thơ TQ đời Đường.
2/ Đọc và giải thích từ khó
3/ Thể thơ
Thất ngôn tứ tuyệt 
3/ Phân tích
a/ Hai câu đầu.
Sử dụng tiểu đối rất chỉnh ở cả hai câu thơ làm nổi bật được sự thay đổi về con người và tuổi tác đồng thời cũng nhấn mạnh được phần không thay đổi trong con người tác giả. Qua đó cho thấy tình yêu quê tha thiết trong con người tác giả.
b/ Hai câu cuối.
Tâm trạng bùi ngùi, chua xót khi bị coi là khách lạ ngay trên chính quê hương yếu dấu của mình càng làm nổi bật hơn tình cảm quê hương sâu nặng của tác giả.
GHI NHỚ SGK
II/ LUYỆN TẬP
Làm nhóm bài tập sgk
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại nội dung bài học. Đọc diễn cảm bài thơ.
Học thuộc bài, chuẩn bị bài sau : Từ trái nghĩa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 38.doc