Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 11 - Tiết 43: Từ đồng âm

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 11 - Tiết 43: Từ đồng âm

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là từ đồng âm.

2. Rèn kĩ năng:

- Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.

3. Tư tưởng, tình cảm

- Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.

- Tích hợp với các bài : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá; Các yếu tố miêu tả tự sự trong văn biểu cảm.

B/ CHUẨN BỊ:

Bảng phụ chép sẵn một số ví dụ và bài tập nhanh để khắc sâu kiến thức.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Thế nào là từ trái nghĩa cho VD ? Nêu cách sử dụng từ trái nghĩa.

Kiểm tra bài tập số 4 cho về nhà tiết trước.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 11 - Tiết 43: Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Tiết: 43
Ngày soạn: 13/11/2005
Ngày dạy: 14/11/2005
TỪ ĐỒNG ÂM
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Hiểu thế nào là từ đồng âm.
Rèn kĩ năng:
Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.
Tư tưởng, tình cảm
Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
Tích hợp với các bài : Bài ca nhà tranh bị gió thu phá; Các yếu tố miêu tả tự sự trong văn biểu cảm.
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ chép sẵn một số ví dụ và bài tập nhanh để khắc sâu kiến thức.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Thế nào là từ trái nghĩa cho VD ? Nêu cách sử dụng từ trái nghĩa.
Kiểm tra bài tập số 4 cho về nhà tiết trước.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài
Ví dụ: SGK
Hỏi : Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các VD.
Câu 1 : Lồng ở đây có nghĩa là nhảy dựng lên. (Động từ)
Câu 2 : Lồng có nghĩa là vật bằng tre, nhựa, sắt...dùng để nhột chim, gà, vịt...(Danh từ)
Hai từ lồng trong các câu trên là hai từ đồng âm vậy thế nào là từ đồng âm?
Giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa thì khác xa nhau.
Bài tập nhanh: Giải nghĩa các cặp từ :
a. Những đôi mắt sáng(1) thức đến sáng (2).
b. Sao đầy hoàng hôn trong(1) mắt trong(2).
* Giải nghĩa từ đường kính trong hai câu:
Mỗi hình tròn có mấy đường kính?
Giá đường kính đang hạ.
Giải nghĩa: 
Câu 1:
Sáng 1 : Tính chất của mắt, trái nghĩa với đục, mờ...
Sáng 2 : Chỉ thời gian, phân biệt với chiều, tối...
Trong 1 : Chỉ vị trí, phân biệt với ngoài, giữa...
Trong 2 : Tính chất của mắt, trái nghĩa với đục, mờ...
Câu 2 : Đường kính : Dây cung lớn nhất đi qua tâm của hình tròn.
Đường kính : Sản phẩm chế tạo từ mía dạng tinh thể trắng. 
àGhi nhớ 1
Hỏi : Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của các từ lồng trong các câu trên ?
TL: Hiểu nghĩa các từ ấy được là nhờ đặt nó vào từng ngữ cảnh cụ thể.
Hỏi: Câu : “Đem cá về kho” Nếu tách khỏi ngữ cảnh thì nó có thể hiểu thành mấy nghĩa? Thêm vào câu này vài từ để nó trở thành đơn nghĩa.
Nếu tách khỏi ngữ cảnh thì từ kho có hai nghĩa : kho nấu và kho chứa hàng.
Thêm vào: Đem cá về kho nhớ cho riềng vào nhé!
Hỏi: Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần chú ý điều gì khi giao tiếp?
TL: Phải đặt từ đồng âm trong ngữ cảnh cụ thể như câu văn, đoạn văn, tình huống giao tiếp.
Thảo luận nhóm:
Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
Dò đến hàng nem chả muốn ăn.
Nhấn mạnh : Trong cuộc sống, nhất là trong văn chương, người ta thường lợi dụng hiện tượng đồng âm với mục đích tu từ.
à Ghi nhớ sgk.
HỌC SINH trình bày :
Từ chả có hai cách hiểu : 
Một món ăn.
Phủ định từ : Không, chưa, chẳng...
Hướng dẫn học sinh luyện tập
I/ THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM ?
 Câu 1 : Lồng ở đây có nghĩa là nhảy dựng lên. (Động từ)
Câu 2 : Lồng có nghĩa là vật bằng tre, nhựa, sắt...dùng để nhột chim, gà, vịt...(Danh từ)
 Giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa thì khác xa nhau.
* GHI NHỚ 1 SGK
II/ SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM 
 Khi giao tiếp phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ do hiện tượng đồng âm gây ra. 
* GHI NHỚ 2 SGK
III/ LUYỆN TẬP
Bài 1 : Tìm từ đồng âm với các từ đã cho :
(HS nêu miệng rồi ghi vào vở )
Bài 2 
Tìm nghĩakhác nhau của danh từ “Cổ” 
Cổ 1 : Bộ phân cơ thể nối đầu với thân.
Cổ 2 : bộ phận nối liền cánh tay ( chân) với bàn tay (chân)
Cổ 3 : Chỗ eo lại gần phần đầu của đồ vật.
* Từ đồng âm với danh từ cổ
cổ : Bộ phận cơ thể nối đầu với thân.
Cổ : Xưa 
Cổ : Cô ấy (đại từ)
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại nội dung bài.
Học bài, làm bài tập 4 sgk
 Chuẩn bị bài sau : Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 43.doc