Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 14 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 14 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng , đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.

- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

2. Rèn kĩ năng:

3. Tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục tình cảm yêu quý trân trọng những kỷ niệm đẹp tuổi thơ, tình cảm yêu mến gắn bó với người thân, tình yêu tổ quốc.

B/ CHUẨN BỊ:

Bảng phụ nhỏ ghi những ý thơ cần thiết để minh họa và phân tích.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Kiểm tra phần chuẩn bị bài của hs ở nhà.

 

doc 5 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 14 - Tiết 53, 54: Tiếng gà trưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Tiết: 53, 54
Ngày soạn: 04/12/2005
Ngày dạy: 06/12/2005
TIẾNG GÀ TRƯA
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng , đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
Rèn kĩ năng:
Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục tình cảm yêu quý trân trọng những kỷ niệm đẹp tuổi thơ, tình cảm yêu mến gắn bó với người thân, tình yêu tổ quốc.
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ nhỏ ghi những ý thơ cần thiết để minh họa và phân tích.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Kiểm tra phần chuẩn bị bài của hs ở nhà.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong cuộc sống gia đình và đời sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một tâm hồn phụ nữ chân thành, đằm thắm. Bài thơ : Tiếng gà trưa là một trong những bài thơ bình dị đó được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc vàtìm hiểu chung về tác phẩm.
Hỏi : Hãy cho biết vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
GV nói thêm về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Học sinh đọc bài.
giải thích một số từ khó sgk.
Hỏi: Em có nhận xét gì về thể thơ ?Về cách gieo vần, về số câu, trong mỗi khổ?
TL: Bài thơ được làm theo thể thơ 5 chữ. Có các câu thơ 3 tiếng xen kẽ, lặp đi lặp lại ở đầu các khổ thơ 5 tiếng.
Gieo vần ở cuối câu nhưng tương đối ít vần. Số câu trong mỗi khổ không cố định.
Hỏi: Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ điều gì? Mạch cảm xúc của bài thơ diễn biến như thế nào? Từ đó em có thể nêu ra bố cục của bài thơ ra sao? 
TL: Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được gợi ra từ việc nghe tiếng gà nhảy ổ buổi trưa khi dừng chân bên xóm nhỏ trên đường hành quân. Tiếng gà gợi kỷ niệm tuổi thơ, gợi kỷ niện về tình cảm của bàvới tình yêu và sự chăm lo, chắt chiu cho cháu và cuộc hành quân chiến đấu hôm nay của tác giả cũng là vì những tình cảm ấu thơ thân thuộc đó
Hỏi: Em thấy bài thơ được làm theo bố cục mấy phần ? Ý của mỗi phần ?
TL: Bài thơ được làm theo bố cục 3 phần: 
Đ1: Từ đầu đến : Nghe gọi về tuổi thơ à Tiếng gà thức dậy tình cảm làng quê.
Đ2 : Tiếp đến: Đi qua nghe sột soạt à Tiếng gà khơi dậy những kỷ niệm tuổi thơ.
Đ3 : Phần còn lại à Những suy nghĩ từ tiếng gà.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài thơ.
Hỏi : Tiếng gà vọng vào trong tâm trí tác giả trong thời điểm cụ thể nào?
TL: Vào buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân.
Hỏi: Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê tác giả chỉ ám ảnh bởi tiếng gà trưa?
TL: Tiếng gà là âm thanh quen thuộc thể hiện một cuộc sống yên bình, vui vẻ. Tiếng gà trưa nhảy ổ đẻ còn là niềm vui của người nông dân cần cù, chắt chiu. Âm thanh tiếng gà trưa là âm thanh tốt lành vì thế nó dễ tạo thành kỷ niệm khó quên trong lòng người.
Hỏi: Tiếng gà trưa đã gợi cảm giác mới lạ nào trong lòng người ra trận ?
TL: Tiếng gà trưa gợi ra những cảm giác :
- Cảm thấy nắng trưa xao động.
- Cảm thấy bàn chân đỡ mỏi.
Cảm thấy tuổi thơ hiện về
GV sử dụng bảng phụ 3 câu thơ cuối ở khổ 1
Hỏi : Tại sao âm thanh tiếng gà trưa lại có thể gợi những cảm giác đó của con người?
TL: Buổi trưa ở làng quê là thời điểm rất là yên tĩnh do đó tiếng gà nhảy ổ có thể khua động cả không gian.
Tiếng gà có thể đem lại niềm vui cho con người có thể giúp cho con người vơi đi nỗi vất vả.
 Tiếng gà gắn bó thân thiết với tuổi thơ vì thế nghe tiếng gà là gợi ra kỷ niệm.
Gv nêu vấn đề : Như thế, con người ở đây không chỉ nghe tiếng gà bằng thính giác, mà còn nghe bằng cảm xúc tâm hồn . Theo em đó phải là con người có tình cảm như thế nào với quê hương, làng xóm thì mới nghe và cảm nhận được bằng cảm xúc tâm hồn như vậy?
TL: Đó phải là người có tình cảm gắn bó thắm thiết với quê hương, yêu quê hương sâu nặng.
Hết tiết 53 chuyển sang tiết 54
Học sinh đọc đoạn thơ thứ hai.
Hỏi : Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sỹ những hình ảnh và kỷ niệm nào của tuổi thơ ?
TL: Hình ảnh những con gà mái với ổ trứng hồng.
Hình ảnh người bà với tình yêu thương, những lo toan, chắt chiu dành cho cháu.
Hỏi: Nghe tiếng gà trưa, nhớ tuổi thơ tác giả nhớ ngay đến hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng. Tìm, đọc và nhận xét cách miêu tả của tác giả. Những chi tiết miêu tả nàygợi tả vẻ đẹp gì trong cuộc sống của làng quê?
TL: Đoạn thơ : “ Ổ rơm hồng ........màu nắng”
Hình ảnh những con gà với ổ trứng được miêu tả thật sinh động bằng những màu sắc tươi sáng, ấm áp, đẹp đẽ gợi tả được cuộc sống hiền hòa, bình dị của làng quê.
* Gv treo bảng phụ khổ thơ miêu tả hình ảnh những con gà.
Hỏi : Lời thơ : “Này con gà mái” như tiếng gọi được lặp lại trong đoạn thể hiện tình cảm như thế nào?
Lời thơ ấy biểu hiện tình cảm nồng hậu, gần gũi thân thương, trìu mến của tác giả đối với những con gà với làng quê của mình.
GV Đó là kỷ niệm bị bà mắng, hình ảnh bà chăm chút từng quả trứng, nỗi lo lắng của bà, niềm vui được áo mới của cháu.
Hỏi: Lên bảng sắp xếp các khổ thơ trong âm thanh : “ Tiếng gà trưa” nhiều kỷ niệm về tình bà cháu hiện về theo em đó là những kỷ niệm nào?
Hs nêu gv ghi bảng ( Chú ý chừa khoảng cách để gắn các khổ thơ)
* Gọi hs lên bảng tìm những khổ thơ sắp xếp hợp với mỗi kỷ niệm đã nêu
Hỏi: Chi tiết bà mắng gợi cho em có cảm nghĩ gì về tình bà cháu?
TL: Lời bà mắng thể hiện sự quan tâm, lo lắng cho cháu mong muốn cháu mình sau này xinh đẹp, có hạnh phúc . chi tiết này đã thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc yêu thương của bà dành cho cháu.
Hỏi: Những chắt chiu, lo toan của bà trong đoạn thơ gợi cho em cảm nghĩ gì về hình ảnh người bà và tình cảm của bà dành cho cháu?
TL: - Đó là một người bà chịu thương, chịu khó , tần tảo chắt chiu, lo lắng trong cảnh nghèo. Dành chọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu, một tình yêu thương thật giản dị, thầm lặng mà cũng thật sâu sắc biết chừng nào.
GV Tuổi thơ gắn liền với những niềm vui bé nhỏ , trong lành ở gia đình , làng quê. Vui vì có quần áo mới nhưng còn vui hơn vì tình cảm ấm áp bà dành cho . niềm vui ấy được tạo ra từ biết bao lo toan của bà do vậy tình niềm vui thật thiêng liêng không dễ gì quên được.
Hỏi: Những chắt chiu lo toan của bà được bù lại bằng tình yêu của cháu. Chi tiết niềm vui được quần áo mới gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ về tình bà cháu?
TL: Tình bà cháu thật sâu nặng thắm thiết . Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu, cháu yêu thương, kính trọng và biết ơn bà.
Hỏi: Em hãy nói tóm lại qua việc nhớ lại những kỷ niệm bên bà đã thể hiện tình bà cháu như thế nào? 
Học sinh tự bộc lộ
Chuyển ý : tiếng gà trưa không chỉ khơi gợi lại những kỷ niệm mà tiếng gà trưa còn gợi lên những suy tư trong lòng trong lòng người chiến sỹvề cuộc chiến đấu ngày hôm nay.
Đọc các câu thơ trong khổ thơ cuối .
Câu hỏi thảo luận
Nhận xét ý nghĩa của từ vì được nhắc đi nhắc lại.
Người chiến sỹ đã suy nghĩ như thế nào về mục đích của cuộc chiến đấu từ đó em hiểu thêm điều gì về lòng yêu nước? Em có liên hệ với tác phẩm nào đã học về vấn đề này không?
Gợi ý trình bày:
Từ vì được nhắc lại nhiều lần khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả nhưng cũng hết sức bình thường.
Tình yêu đất nước bắt đầu từ tình yêu người thân và xóm làng mình sống, những tình cảm ấy sẽ làm sâu sắc thêm tình yêu tổ quốc trong mỗi con người. Có thể liên hệ với bài : Lòng yêu nước của Erenbua.
GV Tóm lại về nội dung và nghệ thuật.
à Ghi nhớ: SGK
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN.
1. Tác giả.
Xuân Quỳnh (1942-1988) 
Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. 
2/ Đọc và giải thích từ khó
3/ Thể thơ, bố cục
Thể thơ 5 tiếng.
Bố cục chia 3 phần.
3/ Phân tích
a. Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê.
 Tiếng gà trưa trong xóm nhỏ trên đường hành quân đã gợi lại bao cảm xúc trong tâm hồn tác giả. Đó là âm thanh rộn rã. Là niềm vui, là những kỷ niệm tốt lành tuổi thơ.
Tiếng gà được tác giả cảm nhận không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm xúc tâm hồn à Tình làng quê thắm thiết sâu nặng của tác giả. 
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỷ niệm ấu thơ.
a. Hình ảnh những con gà mái với ổ trứng hồng.
Được miêu tả thật sinh động bằng những màu sắc tươi sáng, ấm áp, đẹp đẽ, những lời gọi thân thương, trìu mến gợi tả được cuộc sống hiền hòa, bình dị của làng quê và tình cảm gắn bó của tác giả với quê hương.
b. Những kỷ niệm bên bà.
Lời bà mắngà sự quan tâm, lo lắng cho cháu.
Hình ảnh bà chăm chút từng quả trứng, lo lắng cho đàn gàà
Đó là một người bà chịu thương, chịu khó , tần tảo chắt chiu, lo lắng trong cảnh nghèo.
Niềm vui được áo mới của cháu à được tạo ra từ biết bao lo toan của bà do vậy tình niềm vui thật thiêng liêng không dễ gì quên được.
è Tình bà cháu thật sâu nặng thắm thiết . Bà chắt chiu , dành chọn vẹn tình yêu thương chăm lo cho cháu, cháu yêu thương, kính trọng và biết ơn bà.
c. Những suy tư gợi lên từ tiếng gà.
Từ vì được nhắc lại nhiều lần khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả nhưng cũng hết sức bình thường.
Tình yêu tổ quốc phải bắt đầu từ tình yêu những gì bình thường giản dị với mình như yêu người thân, yêu làng xóm, yêu những kỷ niệm...
à Ghi nhớ: SGK
II/ LUYỆN TẬP
Đọc diễn cảm bài thơ.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ.
Học thuộc bài, vàchuẩn bị bài sau : Điệp ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 53,54.doc