Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 23 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 23 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Nắm được công dụng của trạng ngữ trong câu như bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu, các đoạn trong bài.

Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng (Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc).

2. Rèn kĩ năng:

Hiểu cách bổ sung thông tin tình huống liên kết các đoạn văn

3. Tư tưởng, tình cảm

B/ CHUẨN BỊ:

Bảng phụ ghi sẵn ví dụ và bài tập trong sgk.

Tìch hợp với bài : Thêm trạng ngữ cho câu ở tiết trước.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Nêu đặc điểm của trạng ngữ ? Cho ví dụ.

3. Bài mới.

*/ Giới thiệu bài:

Chúng ta tìm hiểu thêm một số công dụng khác của trạng ngữ .

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 23 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Tiết: 89
Ngày soạn: 20/02/2006
Ngày dạy: 24/02/2006
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU(Tiếp theo)
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Nắm được công dụng của trạng ngữ trong câu như bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu, các đoạn trong bài.
Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng (Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc).
Rèn kĩ năng:
Hiểu cách bổ sung thông tin tình huống liên kết các đoạn văn
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi sẵn ví dụ và bài tập trong sgk.
Tìch hợp với bài : Thêm trạng ngữ cho câu ở tiết trước.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Nêu đặc điểm của trạng ngữ ? Cho ví dụ.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Chúng ta tìm hiểu thêm một số công dụng khác của trạng ngữ .
*/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Giáo viên: Ghi bảng tên bài 
Hướng dẫn hs tìm hiểu công dụng của trạng ngữ 
Treo bảng phụ đoạn văn ví dụ sgk.
Giáo viên hỏi : Tìm các trạng ngữ trong đoạn văn .
Học sinh trả lời: Đoạn văn a có các trạng ngữ :
- Thường thường, vào khoảng đó 
- Sáng dậy 
- Trên giàn hoa lý
- Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong
Câu b có trạng ngữ : Về mùa đông
Hỏi : Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ ?
Học sinh trả lời :Tuy các trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc nhưng trong những câu trên nó bổ sung cho câu những thông tin cần thiết, làm cho câu miêu tả đầy đủ, thực tế khách quan hơn.Hơn nửa có những trạng ngữ có vai trò rất quan trọng như hai câu cuối của đoạn văn a các trạng ngữ này có vai trò nối kết các câu văn trong đoạn, trong bài, làm cho văn bản mạch lạc không thể bỏ trạng ngữ trong các câu này được. Câu b cũng vậy nếu không có thông tin bổ sung ở trạng ngữ thì nội dung của câu sẽ thiếu chính xác.
Giáo viên hỏi :Qua các ví dụ trên em thấy trạng ngữ có những công dụng gì ?
Học sinh trả lời: xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc và nối kết các câu các đoạn lại với nhau nhằm làm cho nội dung của câu đầy đủ, bài văn, đoạn văn được mạch lạc.
Tóm lại về công dụng của trạng ngữ rồi cho HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK
Học sinh đọc ghi nhớ 1 – 2 em.
Giáo viên chép ví dụ lên bảng . Yêu cầu HS chỉ ra trạng ngữ của câu đứng trước và so sánh với trạng ngữ đó với câu đứng sau để thấy sự giống và khác nhau.
Học sinh trả lời : Trạng ngữ của câu đứng trước là : Để tự hào với tiếng nói của mình. So sánh với câu đúng sau ta thấy :
- Giống nhau : Về ý nghĩa cả hai đều có quan hệ như nhau với chủ ngữ và vị ngữ của câu. (Có thể gộp chung lại trong một câu và câu đó có hai trạng ngữ)
- Khác nhau là trạng ngữ : Để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó được tách thành một câu riêng.
Giáo viên hỏi : Việc tách câu như trên có tác dụng gì ?
Học sinh trả lời :Việc tách câu như vậy có tác dụng nhấn mạnh vào ý của trạng ngữ đứng sau.
Giáo viên treo bảng phụ các bài tập nhanh yêu cầu Học sinh làm để củng cố kiến thức:
Trạng ngữ của câu nào có thể tách thành một câu riêng?
a. Chúng ta cần học tập tốt để có một kiến thức vững vàng và có một tương lai tốt đẹp.
b. Qua cách nói năng, tôi biết nó đang có điều phiền muộn trong lòng.
Qua ví dụ em rút ra kết luận gì ?
Học sinh suy nghĩ trả lời: Trường hợp có thể tách được thành câu riêng là câu a.Điều ấy cho thấy các TN có thể tách thành câu đặc biệt thường đứng ở cuối câu.
Giáo viên yêu cầu Học sinh nhắc lại những hiểu biết của mình về việc tách TN và cho Học sinh đọc ghi nhớ sgk 2 sgk
Học sinh đọc ghi nhớ 2 – 3 em.
* Chuyển sang phần luyện tập
Giáo viên yêu cầu Học sinh làm bài tập 1 -2 vào vở bài tập. Dành khoảnh 5 – 7 phút cho Học sinh làm bài rồi gọi Học sinh đứng tại chỗ trả lời (Gọi Học sinh yếu trước Học sinh khá giỏi bổ sung sau) 
Học sinh trả lời bài tập 
Giáo viên nhận xét rồi ghi bảng
I. Công dụng của trạng ngữ
Ví dụ : 
 Câu a.có các trạng ngữ sau : 
- Thường thường, vào khoảng đó 
- Sáng dậy 
- Trên giàn hoa lý
- Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong
Câu b. có trạng ngữ : Về mùa đông
* Các TN trên xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc và nối kết các câu các đoạn lại với nhau nhằm làm cho nội dung của câu đầy đủ, bài văn, đoạn văn được mạch lạc.
* Có thể chuyển các TN này sang các vị trí khác nhau như đầu câu - giữa câu – cuối câu.
Ghi nhớ 1 (SGK)
II.Tách trạng ngữ thành câu đặc biệt 
Ví dụ :
Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Việc tách câu như vậy có tác dụng nhấn mạnh vào ý của trạng ngữ đứng sau.
Ghi nhớ 2 (SGK)
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Nêu công dụng của TN trong các đoạn trích :
Câu a : - Ở loại bài thứ nhất
- Ở loại bài thứ hai.
Câu b : Đã bao lần
- lần đầu tiên tập bơi
- Lần đầu tiên chơi bóng bàn
- Lúc còn học phổ thông
- Về môn hoá
TN vừa có tác dụng bổ sung những thông tin tình huống vừa liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn giúp bài văn trở nên mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.
Bài 2 
Câu a Việc tách TN có tác dụng nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu.
Câu b Việc tách TN có tác dụng thể hiện cảm xúc buồn bã , đau đớn vì mất mát.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại nội dung bài.
Học bài. Làm bài tập số 3 .Chuẩn bị bài sau : Kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 89.doc