Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 24 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 24 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Giúp học sinh

- Cảm nhận qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị : Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.

2. Rèn kĩ năng:

- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

3. Tư tưởng, tình cảm

- Nhớ và thuộc được một câu văn hay, tiêu biểu trong bài.

B/ CHUẨN BỊ:

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 24 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Tiết: 93
Ngày soạn: 26/02/2006
Ngày dạy: 01/03/2006
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Giúp học sinh 
Cảm nhận qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị : Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.
Rèn kĩ năng:
Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
Tư tưởng, tình cảm
Nhớ và thuộc được một câu văn hay, tiêu biểu trong bài.
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với các bài học về văn nghị luận 
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
*/ Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
- Đọc mẫu một đoạn gọi 2 – 3 Học sinh đọc tiếp.
Học sinh đọc bài.
GV hỏi : Trong VB tác giả đã sử dụng kết hợp các kiểu nghị luận chứng minh, giải thích, bình luận. Theo em kiểu nghị luận nào là chính.
TL: Kiểu ngị luận chính trong VB là nghị luận chứng minh.
GV nêu câu hỏi : Theo em mục đích chứng minh của VB này là gì ?
TL: Làm rõ cho mọi người hiểu về đức tính giản dị của Bác Hồ trong những biểu hiện rất cụ thể.
GV nêu câu hỏi : Để đạt được mục đích đó tác giả đã tổ chức theo trình tự lập luận nào ? từ đó em hãy xác định bố cục VB.
TL: Tác giả đi từ nhận xét khái quát đến những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác.
Bố cục chia làm hai phần :
Phần 1 từ đầu đến tuyệt đẹp à Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.
Phần 2 (Còn lại ) Trình bày những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác.
GV lưu ý HS đây là một đoạn trích vì thế nó không có bố cục hoàn chỉnh của một bài văn nghị luận mà chủ yếu chỉ có MB và TB.
* Chuyển sang phần phân tích
GV : Phần đầu của bài viết tác giả đã viết hai câu văn :
- Một câu nêu nhận xét chung
- Một câu giải thích nhận xét ấy.
Đó là câu văn nào ?
Học sinh tìm và đọc hai câu văn.
GV nêu câu hỏi : Nhận xét được nêu thành luận điểm ở câu thứ nhất là gì ?
Học sinh trả lời: Sự nhất quán giữa đời sống chính trị và đời sống bình thường giản dị và khiêm tốn của Bác.
GV hỏi em nhận thấy văn bản này tập trung làm nổi rõ phạm vi đời sống nào của Bác?
TL: Đời sống giản dị hằng ngày.
GV hỏi tác giả đã đưa ra những từ ngữ nào để nhận định về đức tình giản dị của Bác? 
TL: Tác giả đưa ra các từ như : Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. Trong đó từ thanh bạch quan trọng nhất vì nó thâu tóm được đức tính giản dị của Bác.
GV hỏi : Trong khi nhận định về đức tính giản dị của Bác TG đã có thái độ như thế nào ? Lời văn nào chứng tỏ điều ấy ?
TL: Thái độ tin tưởng ở nhận định của mình, thái độ khâm phục ngợi ca : “Rất lạ lùng, rất kì diệu..”
GV Phần tiếp theo tác giả đề cập đến đức tình giản dị của Bác trên những phương diện nào ?
TL: Trong tác phong sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong bài viết, lời nói..
GV hỏi để chứng minh Bác giản dị trong ăn uống tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ? dẫn chứng đó theo em có thuyết phục hay không ?
Học sinh trả lời các dẫn chứng :
- Bữa cơm chỉ vài ba món rất giản đơn.
- Lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạtc ơm.
- Aên xong bát vẫn sạch, thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Các dẫn chứng thuyết phục bởi sự chọn lọc, tiêu biểu, gần gũi, đời thường.
GV nêu câu hỏi : Trước khi đi chứng minh nhà ở của Bác cũng rất giản dị tác giả đã có sự bình luận chuyển ý như thế nào ? 
Học sinh trả lời: tác giả bình luận về thái độ quý trọng của Bác đối với kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ 
GV hỏi khi CM nhà ở giản dị của Bác TG đã nêu dẫn chứng như thế nào ? Em có thấy lời bình luận của tác giả không ?
TL: DC : Một nhà sàn vẻn vẹn chỉ có 3 phòng lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương hoa.Tác giả bình luận : “Đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao”
GV hỏi : Để thuyết phục người đọc về sự giản dị trong lối sống và trong quan hệ với mọi người tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ? 
TL: Tác giả đưa ra các dẫn chứng như :Bác làm việc suốt đời từ việc lớn đến việc nhỏ. Bác cố gắng tự làm việc và chỉ sử dụng rất ít người giúp việc.Bác đặt tên cho các đồng chí bảo vệ mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.
GV hỏi : Trong nghệ thuật trình bày luận điểm của tác giả ở đoạn văn này chúng ta thấy có những ưu điểm nào nổi bật?
TL: TG định hướng vấn đề cần chứng minh rất rõ ràng.
- DC chọn lọc, phong phú là những sự thật hiển nhiên , có tính thuyết phục cao.
- Chú trong xen kẽ bình luận, đánh giá làm đoạn văn sinh động.
- Có sự giải thích để tránh hiểu lầm ở cuối đoạn.
(GV phân tích thêm cho HS hiểu về đoạn văn giải thích này)
- Bác sống giản dị vì Người được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân.
- Sự giản dị về vật chất càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn tình cảm cuả Bác.
- Đó là đời sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng.
GV để mọi người hiểu trọn vẹn hơn về đức tình giản dị của Bác ở đoạn văn cuối tác giả đề cập đến vấn đề gì ? 
TL: Tính chất giản dị trong lời nói, bài viết của Bác.
GV hỏi để chứng minh Bác giản dị trong lời nói bài viết tác giả đã lập luận như thế nào?
Học sinh trả lời tác giả lập luận bằng cách nêu mục đích các lời nói, bài viết của Bác là muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được nhớ được và làm đượcDẫn ra các các lời nói của Bác thể hiện chân lý lớn mà đặc điểm của chân lý là giản dị. Cuối cùng tác giả nêu tác giả nêu tác dụng to lớn của những chân lý giản dị ấy khi thâm nhập vào nhân dân 
GV nêu câu hỏi tổng kết : VB đã để lại cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về Bác ?
Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả bài viết?
Học sinh trả lời 
GV tóm lại nội dung bài và yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ sgk
Học sinh đọc ghi nhớ sgk. (2-3 em)
GV hướng dẫn HS thảo luận để làm bài tập 1 sgk
Học sinh thảo luận rồi trình bày :
Vd trong thơ cổ động, tuyên truyền, chúc tết của Bác
I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản
1. Đọc và giải thích từ khó.
2. Tìm hiểu chung về bài viết
* Đây là bài văn nghị luận
* Bố cục : 2 phần
Mở bài : (Từ đầu đến “tuyệt đẹp”)Tác giả Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.
Thân bài : (Tiếp đến hết ) chứng minh đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.
II. PHÂN TÍCH
1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ..
Tác giả đã nêu luận điểm của bài viết Sự nhất quán giữa đời sống chính trị và đời sống bình thường giản dị và khiêm tốn của Bác.
- Giải thích sơ lược về nhận định bằng những tính từ được nêu liên tiếp và với thái độ ngợi ca, tin tưởng vào nhận định của mình
2. Những biểu hiện của đức tinh giản dị của Bác Hồ.
a. Sự giản dị trong tác phong sinh hoạt và trong quan hệ với mọi người của Bác 
* Trong sinh hoạt
- Bữa cơm chỉ vài ba món rất giản đơn.
- Lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm.
- Aên xong bát vẫn sạch, thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
- Ơû một nhà sàn vẻn vẹn chỉ có 3 phòng lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương hoa
* Trong lối sống và quan hệ với mọi người
- Bác làm việc suốt đời từ việc lớn đến việc nhỏ. 
- Bác cố gắng tự làm việc và chỉ sử dụng rất ít người giúp việc.
- Bác đặt tên cho các đồng chí bảo vệ mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.
Tóm lại trong đoạn văn TG đã định hướng vấn đề cần chứng minh rất rõ ràng.
- DC chọn lọc, phong phú là những sự thật hiển nhiên , có tính thuyết phục cao.
- Chú trong xen kẽ bình luận, đánh giá làm đoạn văn sinh động.
- Có sự giải thích để tránh hiểu lầm ở cuối đoạn.
Tất cả điều đó đã khẳng định đức tính giản dị của Bác.
b. Sự giản dị trong lời nói, bài viết của Bác.
- Mục đích các lời nói, bài viết của Bác là muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được nhớ được và làm được
- lời nói của Bác thể hiện chân lý lớn mà đặc điểm của chân lý là giản dị.
 - Những chân lý giản dị ấy khi thâm nhập vào nhân dân thì phát huy tác dụng to lớn 
à Cách lập luận chặt chẽ làm người đọc càng hiểu thêm một cách sâu sắc đức tính giản dị của Bác.
à Ghi Nhớ ( Sgk)
	D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
	Đọc diễn cảm đoạn văn em thích.
	Học bài. Làm bài tập 2. Chuẩn bị bài sau : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 93.doc