I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh :
- Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
II. CHUẨN BỊ
- Một số đoạn văn giải thích để minh hoạ cho cách viết của từng phần.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY
A : Kiểm tra bài cũ :
Thế nào là văn nghị luận giải thích ?Có những cách giải thích nào ?
Theo em lời văn giải thích phải ra sao?
B : Giới thiệu bài mới
Chúng ta đã biết thế nào là nghị luận giải thích nhưng để viết được bài nghị luận chứng minh thì chúng ta còn phải học cách viết. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng ta cách viết một bài văn nghị luận giải thích như thế nào.
Tuần 27 tiết 107 Ngày soạn: 17/03/2006 Ngày dạy : 22/03/2006 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh : Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. II. CHUẨN BỊ Một số đoạn văn giải thích để minh hoạ cho cách viết của từng phần. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI DẠY A : Kiểm tra bài cũ : Thế nào là văn nghị luận giải thích ?Có những cách giải thích nào ? Theo em lời văn giải thích phải ra sao? B : Giới thiệu bài mới Chúng ta đã biết thế nào là nghị luận giải thích nhưng để viết được bài nghị luận chứng minh thì chúng ta còn phải học cách viết. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng ta cách viết một bài văn nghị luận giải thích như thế nào. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Yêu cầu Học sinh đọc đề bài trong sgk. Hỏi muốn làm được bài thì trước hết ta phải làm gì ? Học sinh đọc đề bài – Trả lời: Ta phải tìm hiểu đề và tìm ý. Giáo viên hỏi : Đề bài trong sgk đặt ra yêu cầu gì ? Người làm bài có cần giải thích tại sao đi một ngày đàng học một sàng khôn không ? Vì sao ? Học sinh trả lời : Đề đặt ra một vấn đề là giải thích câu tục ngữ. Người làm bài phải giải thích câu tục ngữ về nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của nó. Cho hs đọc phần giải thích nghĩa của câu TN ở sgk. Giáo viên hỏi : Làm thế nào để có thể tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ ? Hs : Phải hỏi người hiểu biết hơn, tra từ điển, đọc sách báo, tự suy nghĩ thấu đáo thêm... Giáo viên hỏi : Theo em muốn tìm ý cho đề bài này ta phải làm gì ? Học sinh trả lời: Ta cần phải biết đặt câu hỏi đa dạng : Nghĩa là gì ? Tại sao ? Do đâu? Ý nghĩa là gì ? Tác dụng của vấn đề ? Có cách hiểu nào khác không? Có cách hiểu nào sai không ? Có cách phản bác không? Có thể so sánh với vấn đề gì ? Giáo viên nhấn mạnh : Thường các câu hỏi về định nghĩa sẽ đặt lên đầu, các câu hỏi về ý nghĩa, tác dụng đặt ở cuối , các câu khác đặt ở giữa, trong đó câu hỏi phản bác cần đặt ra trước khi kết luận khẳng định vấn đề. Giáo viên : Yêu cầu HS đưa ra kết luận về việc tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn giải thích . HS trả lời : Tỉm hiểu đề là Xác định yêu cầu của đề Tìm ý bằng cách đặt các câu hỏi... GV cho hs thảo luận các câu hỏi : Phần mở bài của bài giải thích cần phải đạt yêu cầu gì ? Phần thân bài, kết bài có nhiệm vụ gì ? Phải sắp xếp ý trong phần thân bài như thế nào ? Hãy rút ra kết luận về việc lập dàn bài cho bài văn giải thích? Học sinh thảo luận cử đại diện trả lời :Dàn ý của bài văn Mở bài : Giới thiệu VĐ cần giải thích gợi ra phương Thân bài : Nêu những lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. Kết bài Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Giáo viên cho hs đọc các mở bài trong sgk .Hỏi có nhiều cách mở bài nhưng quan trọng nhất trong phần mở bài là người viết phải nêu được điều gì ? Học sinh trả lời Phải nêu được luận điểm cần chứng minh. Giáo viên đọc cho hs nghe một số đoạn văn chứng minh phần thân bài rồi hỏi để phần mở bài và thân bài có sự liên kết ta thường bắt đầu phân thân bài trong văn chứng minh như thế nào? Học sinh trả lời phải viết từ ngữ chuyển đoạn như: Thật vậy, đúng như vậy.. Giáo viên lưu ý với học sinh với những đề văn mà vấn đề cần chứng minh là một câu tục ngữ hoặc một vấn đề mà HS phải suy luận mới tìm ra được yêu cầu của đề thì ngay phần đầu của thân bài ta phải giải thích các từ khó, giải thích qua nghĩa của câu tục ngữ về nghiã đen, nghĩa bóng để làm rõ nội dung của đề làm căn cứ cho phần chứng minh ở sau. Đọc cho hs nghe một một số đoạn văn để minh hoạ. Hỏi : Việc nêu dẫn chứng trong phần thân bài cần chú ý điều gì ? Học sinh trả lời : Cần chú ý nêu ra những dẫn chứng tiêu biểu, theo trình tự hợp lý. Có thể đưa bằng cách liệt kê hoặc phân tích từng dẫn chứng. Giáo viên nhấn mạnh việc phân tích dẫn chứng đối với những vấn đề mà dẫn chứng không có nhiều và cần nhấn mạnh . Cho hs quan sát một số đoạn văn mẫu về việc đưa dẫn chứng. Hỏi : Khi viết phần kết bài ta cần lưu ý điều gì ? Học sinh trả lời: - Cần chú ý từ ngữ chuyển đoạn và việc hô ứng giữa kết bài và mở bài. Giáo viên Cho HS đọc phần chú ý trong sgk . I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích * Đề văn : Nhân dân ta có câu tục ngữ : “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn ”. Hãy hãy giải thích nội dung của câu tục ngữ đó. Tìm hiểu đề – tìm ý * Tìm hiểu đề - Xác định đúng yêu cầu của đề :Yêu cầu giải thích câu TN““ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn ”. * Tìm ý - phải biết đặt câu hỏi đa dạng : Nghĩa là gì ? Tại sao ? Do đâu? Ý nghĩa là gì ? Tác dụng của vấn đề ? Có cách hiểu nào khác không? Có cách hiểu nào sai không ? Có cách phản bác không? Có thể so sánh với vấn đề gì ? Lập dàn bài Mở bài : Nêu luận điểm cần chứng minh Thân bài : Nêu những lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. viết bài Mở bài (Có nhiều cách viết phần mở bài song nhất thiết phải nêu được luận điểm cần chứng minh) Thân bài - Viết từ ngữ chuyển đoạn . - Viết đoạn phân tích lí lẽ - Viết đoạn nêu các dẫn chứng Kết bài - Cần chú ý từ ngữ chuyển đoạn và việc hô ứng giữa kết bài và mở bài. Đọc lại và sửa chữa Ghi nhớ : SGK II. Luyện tập IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Nhắc lại nội dung bài. Học bài. Làm tiếp bài tập .Chuẩn bị bài sau : Luyện tập lập luận chứng minh.
Tài liệu đính kèm: