Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 3 - Tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 3 - Tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.

2. Rèn kĩ năng:

Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản

B/ CHUẨN BỊ:

- Kiến thức về quá trình tạo lập văn bản.

- Tích hợp với các văn bản ca dao dân ca, các bài đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Một văn bản mạch lạc phải có những đặc điểm gì?

 Cho VD trong một văn bản mà em đã học.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 3 - Tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 Tiết: 12
Ngày soạn: 22/09/2005
Ngày dạy: 25/09/2005
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
Rèn kĩ năng:
Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản
B/ CHUẨN BỊ:
Kiến thức về quá trình tạo lập văn bản.
Tích hợp với các văn bản ca dao dân ca, các bài đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. 
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Một văn bản mạch lạc phải có những đặc điểm gì?
 Cho VD trong một văn bản mà em đã học.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Ngoài những kiến thức quan trọng về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản hôm nay chúng ta lại được tìm hiểu một bài học nữa cũng góp phần đặc biệt trong quá trình viết văn của chúng ta.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Hỏi: Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?( viết hoặc nói).
TL: Khi có nhu cầu giao tiếp, muốn được chia sẻ, giãi bày tâm sự  cùng người khác.
Hỏi: Để tạo lập một văn bản, chẳng hạn là một bức thư . em phải xác định điều gì trước khi viết? Cho VD cụ thể?
TL: Phải xác định được viết cho ai, viết để làm gì? Viết về cái gì ? viết như thế nào?
VD: Viết cho bà, viết để hỏi thăm sức khoẻ, viết về sức khoẻ của bà, hỏi thăm bà về sức khoẻ hiện nay, nhưng căn bệnh cũ có còn tái phát không, bà đã chữabệnh như thế nào  
GV : Khi có nhu cầu giao tiếp, ta phải xây dựng văn bản nói hoặc viết. Muốn giao tiếp có hiệu quả trước hết phải định hướng VB về nội dung, đối 
tượng, mục đích. Đây chính là bước đầu tiên của quá trình tạo lập VB.
Hỏi: Sau khi đã có định hướng như vậy đã viết được ngay chưa hay còn phải làm gì trước khi viết?
TL: Chưa viết ngay được mà phải xây dựng bố cục cho VB
Hỏi: Xây dựng bố cục sẽ có lợi gì cho VB ? một bố cục phải được xây dựng như thế nào?
 TL: Xây dựng bố cục sẽ giúp em nói, viết chặt chẽ, mạch lạc và khi ấy người đọc, người nghe sẽ dễ dàng hiểu em muốn nói gì.
GV nhắc lại kiến thức cũ về bố cục ( tiết 7) 
Hỏi: Chỉ có dàn bài mà chưa có lời văn thì đã tạo được một VB chưa? Vậy sau khi xây dựng bố cục ta phải làm gì ? Lời văn ta viết ra có cần đạt dược những yêu cầu như SGK đã nêu không?
TL: Chỉ có dàn bài thì chưa diễn đạt dược các ý cụ thể mà người viết muốn trình bày.Vì vậy sau khi xây dựng bố cục ta phải diễn đạt các ý trong bố cục thành lời văn. Lời văn ta viết ra phải đạt dược tất cả các yêu cầu đã nêu trong sgk.
GV:Một sản phẩm trước khi được đem ra bán bao giờ người sản xuất cũng kiểm tra chất lượng. Một nhà văn, sau khi sáng tác xong tác phẩm, bao giờ cũng đọc lại bản thảo.
Còn chúng ta sau khi hoàn thành xong VB có cần kiểm tra lại không? Nếu kiểm tra lại thì em làm những công việc gì?
TL: Sau khi hoàn thành xong VB rất cần kiểm tra lại.
Khi kiểm tra lại thì em làm những công việc sau: Kiểm tra các bước 1,2,3.Sửa chữa những sai sót, bổ sung những thiếu hụt. 
àGhi nhớ SGK
I/ CÁC BƯỚC CỦA QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN.
Bước 1:Định hướng văn bản
Phải xác định được: 
Đối tượng : Nói, viết cho ai.
Mục đích : Để làm gì ?
Nội dung: Viết về cái gì ?
Cách thức: Viết như thế nào?
Bước 2: Xây dựng bố cục cho VB.
Tìm ý, sắp xếp ý để xây dựng được một bố cục rành mạch, hợp ly sát với định hướng.
Bước 3 : Diễn đạt các ý ghi trong bố cục thành lời văn.
Các lời văn phải trong sáng, chính xác, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. 
Bước 4: Kiểm tra văn bản.
Kiểm tra các bước 1,2,3.Sửa chữa những sai sót, bổ sung những thiếu hụt.
 à Ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Luyện tập :
Bài tập 1:
Bài tập 2:
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nêu các bước tạo lập VB. Em thấy bước nào quan trọng nhất? Vì sao? 
 Làm bài 4, học bài, đọc bài đọc thêm
Soạn bài: Những câu hát than thân - những câu hát châm biếm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12.doc