A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca dao về chủ đề châm biếm.
2. Rèn kĩ năng:
Học thuộc những bài ca dao trong bài.
Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc trong các bài ca dao trữ tình.
3. Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài đại từ ,với phần TLV ở bài các bước tạo lập VB.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định. (1)
2. Kiểm tra bài cũ. (5)
Đọc thuộc các bài ca dao thuộc chủ đề Những câu hát than thân.
Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong những bài ca dao thuộc chủ đề này. Nêu các bài ca dao có cùng chủ đề mà em sưu tầm được.
Tuần: 4 Tiết: 14 Ngày soạn: 25/09/2005 Ngày dạy: 27/09/2005 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Kiến thức: Giúp HS nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca dao về chủ đề châm biếm. Rèn kĩ năng: Học thuộc những bài ca dao trong bài. Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc trong các bài ca dao trữ tình. Tư tưởng, tình cảm B/ CHUẨN BỊ: Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài đại từ ,với phần TLV ở bài các bước tạo lập VB. C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định. (1’) Kiểm tra bài cũ. (5’) Đọc thuộc các bài ca dao thuộc chủ đề Những câu hát than thân. Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong những bài ca dao thuộc chủ đề này. Nêu các bài ca dao có cùng chủ đề mà em sưu tầm được. Bài mới. */ Giới thiệu bài: Chúng ta không chỉ bắt gặp trong truyện cười những tiếng cười hài hước, châm biếm, phê phán mà ngay trong ca dao ta cũng thấy chủ đề thú vị này. Bằng cách riêng đặc biệt của mình các bài ca dao thuộc chủ đề này đã đưa đến cho chúng ta tiếng cười lạc quan với nhiều cung bậc thật hấp dẫn người đọc và người nghe. */ Tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc hiểu VB. Hỏi: Theo em cần đọc những bài ca dao này với giọng điệu như thế nào Đọc giọng hài hước, vui sôi nổi. GV hướng dẫn HS đọc bài - giải thích từ khó. Hãy giải thích các từ :Tăm, trống canh, la đà, mõ rao. Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. Hỏi: Bài 1 giới thiệu về chú tôi như thế nào?Bài ca dao đã dùng nghệ thuật gì để nhấn mạnh tính cách của ông chú? TL: Bài ca dao đã vẽ lên một bức tranh sống động về ông chú - một người nghiện ngập và lười biếng. Dùng cách nói phóng đại và gây cười trong hai câu cuối, dùng hình thúc nói ngược ( cô yếm đào > < chú tôi)để giễu cợt, mỉa mai. Hỏi: Bài ca chế giễu hạng người nào trong xã hội? TL: Bài ca dao chế diễu hạng người nghiện ngập và lười biếng. Hạng người này thời nào, nơi nào cũng có và cần phải phê phán Hỏi: Bài ca dao là lời của ai nhại lời của ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói ? TL: Nhại lời của thầy bói nói với người đi xem bói. Lời thầy phán có vẻ cụ thể mà lại toàn chuyện hệ trọng về số phận mà người đi xem bói quan tâm. Cách phán của thầy lại là kiểu nói dựa, nói nước đôi vì thế lời phán trở nên vô nghĩa. Hỏi: Bài này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? TL: Bài ca đã phóng đại lối nói nước đôi để lật tẩy chân dung, tài cán của thầy bói qua đó phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát lừa bịp lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Đồng thời cũng phê phán sự mù quáng của những người thiếu hiểu biết tin vào bói toán phản khoa học. Hỏi: Em thấy XH ngày nay có còn hiện tượng bói toán này nữa không? Em thấy mình phải có thái độ như thế nào trước các hiện tượng này? TL: HS tự bộc lộ GV HDtìm thêm một số bài có nội dung tương tự. Hỏi: Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa ? việc chọn các con vật để miêu tả và “ Đóng vai”như thế lí thú ở điểm nào? TL: Mỗi con vật trong bài tượng trưng cho một hạng người trong xã hội xưa: + Cò tượng trưng cho gia đình người nông dân xấu số. + Cà cuống tượng trưng cho địa chủ, nhà giàu có vai vế + Chim ri, chào mào làm ta liên tưởng đến cai lệ, lính lệ. + Chim chích gợi nghĩ đến anh mõ đi rao việc làng Việc chọn các con vật để miêu tả và “ Đóng vai”như thế lí thú ơ ûcho Dùng thếgiới loài vật để nói về thế giới con người . Từng con vật với những đặc điểm của nó là hình ảnh sinh động tiêu biểu cho các loại người, hạng người trong XH mà nó ám chỉ . Sử dụng các con vật như vậy làm cho nội dung phê phán kín đáo sâu sắc hơn. Hỏi: Cảnh tượng trong bài có hợp với đám tang không? Bài ca này phê phán điều gì? TL: Cảnh tượng trong bài hoàn toàn không hợp với đám tang. Vì trong cảnh đau thương tang tóc của gia đình người chết mà các cuộc đánh chén chia chác lại diễn ra tưng bừng như trong đám hội làng. Bài ca phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong XH cũ mà tàn tích của nó đôi khi vẫn còn rơi rớt lại cho đến ngày nay rất đáng lên án. Đầu đội nón dấu lông gà chứng tỏ cậu là lính và cũng đồng thời bộc lộ quyền lực của cậu. Ngón tay đeo nhẫn chứng tỏ tính cách phô trương, trai lơ của cậu ta Sử dụng kiểu câu định nghĩa đầy hàm ý mỉa mai chế giễu hình ảnh kệch cỡm của cậu cai. Hơn thế nữa bài ca dao còn vạch trần cái thân phận thật thảm hại của cậu : một chuyến đi làm việc công thật hiếm hoi ba năm mới có một lần mà không đủ trang phục phải đi mươn đi thuê thật khổ sở. GV chốt lại : Như vậy bài ca dao như một bức tranh biếm hoạ thể hiện thái độ mỉa mai,khinh ghét của nhân dân đối với cậu cai. Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm trong bài ca dao? TL: Nghệ thuật châm biếm trong bài ca dao được thể hiện ở: - Cách gọi tên đầy vẻ châm chọc, mát mẻ. - Dùng kiểu câu định nghĩa, Chọn nét tiêu biểu để miêu tả. - Nghệ thuật phóng đại. GV HDHS Tóm tắt ND àGhi nhớ. HOẠT ĐỘNG V: luyện tập bài tập1: Thảo luận nhóm 1/ Đọc và giải thích từ khó 2/ Thể loại ca dao , dân ca. thuộc kiểu VB biểu cảm. 3/ Phân tích. Bài 1: Bài ca dao chế diễu hạng người nghiện ngập và lười biếng. Hạng người này thời nào, nơi nào cũng có và cần phải phê phán. Bài 2 Bài ca đã phóng đại lối nói nước đôi để lật tẩy chân dung, tài cán của thầy bói qua đó phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát lừa bịp lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Đồng thời cũng phê phán sự mù quáng của những người thiếu hiểu biết tin vào bói toán phản khoa học. Bài 3 Bài ca phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong XH cũ mà tàn tích của nó đôi khi vẫn còn rơi rớt lại cho đến ngày nay rất đáng lên án. Bài 4 Bài ca dao như một bức tranh biếm hoạ thể hiện khá sinh động hình ảnh kệch cỡm, thân phận thật thảm hại của cậu cai qua đó bày tỏ thái độ mỉa mai,khinh ghét của nhân dân đối với cậu cai. àghi nhớ SGK II/ LUYỆN TẬP Bài 1/ Đáp án đúng là : Đáp án c D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Củng cố : Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài. Học bài, chuẩn bị bài : Đại từ.
Tài liệu đính kèm: