Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 4 - Tiết 15: Đại từ

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 4 - Tiết 15: Đại từ

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được thế nào là đại từ.

2. Rèn kĩ năng:

Nắm được các loại đại từ tiếng việt.

3. Tư tưởng, tình cảm

Có ý thức sử dụng đại từ họp với tình huống giao tiếp.

B/ CHUẨN BỊ:

Tích hợp với các văn bản ca dao, dân ca.

Bảng phụ phân loại đại từ

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

- Có mấy loại từ láy ? Cho ví dụ.

- Nêu nghĩa của từ láy.

3. Bài mới.

*/ Giới thiệu bài:

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 4 - Tiết 15: Đại từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Tiết: 15
Ngày soạn: 26/09/2005
Ngày dạy: 28/09/2005
ĐẠI TỪ 
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được thế nào là đại từ.
Rèn kĩ năng:
Nắm được các loại đại từ tiếng việt.
Tư tưởng, tình cảm
Có ý thức sử dụng đại từ họp với tình huống giao tiếp.
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với các văn bản ca dao, dân ca.
Bảng phụ phân loại đại từ 
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Có mấy loại từ láy ? Cho ví dụ.
Nêu nghĩa của từ láy.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 Tìm hiểu nội dung
Cho học sinh đọc ví dụ a, b, c, d, .
Hỏi: từ nó ở đoạn văn a trỏ ai ? Từ nó ở đoạn văn b trỏ con vật gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn này?
TL: Từ nó ở đoạn văn a trỏ “em tôi” còn từ nó ở đoạn văn b trỏ “con gà trống “
Ta biết điều đó vì trong đoạn văn a từ nó thay thế cho em tôi ở câu trước.
Trong đoạn văn b từ nó thay thế cho con gà của anh Bốn Linh ở câu trước.
Hỏi: Từ thế trong đoạn c trỏ sự việc gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này?
TL: Từ thế trong đoạn c trỏ sự việc chia đồ chơi được nói ở câu trước.
Từ thế trong đoạn c trỏ sự việc chia đồ chơi được nói ở câu trước.
Hỏi: Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì ?
TL: Từ ai trong bài ca dao dùng để hỏi.
Hỏi: Các từ : nó, thế, ai trong các đoạn văn trên là đại từ . Vậy theo em đại từ là những từ như thế nào?
Là những từ trỏ người,sự vật hoạt động, tính chất,hoặc dùng để hỏi.
Đại tư ølà những từ trỏ người,sự vật hoạt động, tính chất nhưng phải trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói. 
Hỏi:Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
TL: Từ nó ở đoạn văn a, từ ai trong bài ca dao c là chủ ngữ.
Từ nó ở đoạn văn b là phụ ngữ của danh từ.
Từ thế trong đoạn c là phụ ngữ của động từ.
Hỏi: Theo em đại từ có thể giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?ĐT có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
àGhi nhớ sgk
Hỏi: Các đại từ tôi, tao, tớ,chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ, trỏ gì?
TL: Các đại từ tôi, tao, tớ,chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ, trỏ người , sự vật.
Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏsố lượng.
Các đại từ vậy, thế trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
Hỏi: Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ gì?
Các đại từ vậy, thế trỏ gì?
Đại từ để trỏ dùng để trỏ người, sự vật còn gọi là đại từ xưng hô, trỏ số lượng, trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
 Đọc ghi nhớ 2 sgk
Hỏi: Các đại từ ai,gì,hỏi về gì?
Các đại từ bao nhiêu, mâùy hỏi về gì?
Các đại từ sao, thế nào hỏi về gì?
Hỏi: Các đại từ ai,gì,hỏi về người, sự vật. 
Các đại từ “bao nhiêu”, “mâùy” hỏi về số lượng
Các đại từ “sao”, “thế nào” hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
Cho HS quan sát bảng phân loại đại từ trên bảng phụ.
Hoạt động 3:Luyện tập 
Số ít
Số nhiều
1
Tôi
Tao
Tớ
Chúng tôi
Chúng tao
Chúng mày
2
Mày
Anh, chị
Bác
chúng mày
các anh..
các bác 
3
nó
hắn
chúng nó
I .Thế nào là đại từ?
Các từ : nó, thế, ai trong các đoạn văn :a,b,c,d dùng để trỏ người,sự vật hoạt động, tính chất và còn dùng để hỏi. 
Các từ ấy làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
àghi nhớ 1 SGK
II/ CÁC LOẠI ĐẠI TỪ.
1/ Đại từ để trỏ
- Trỏ người, sự vật.
- Trỏsố lượng.
- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
* GHI NHỚ 2 SGK
2/ Đại từ để hỏi.
- Hỏi về người, sự vật. 
- Hỏi về số lượng
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
à Ghi Nhớ 3: SGK.
III/ LUYỆN TẬP 
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Củng cố : Thế nào là đại từ ? Đại từ có mấy loại? Cho ví dụ.?
Dặn dò: Học bài , làm bài tập 3,4.
 Chuẩn bị cho tiết luyện tập về tạo lập văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 15.doc