Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà) phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư )

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà) phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư )

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ :Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

Bước đầu hiểu về thể thơ :Thất ngôn tứ tuyệt vàngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

2. Rèn kĩ năng:

Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ đường luật.

3. Tư tưởng, tình cảm

Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc.

B/ CHUẨN BỊ:

Bảng phụ chép sẵn bài thơ cả phần phiên âm và phần dịch nghĩa, dịch thơ.

Tích hợp với văn bản biểu cảm, với khái niệm từ Hán Việt.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1433Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà) phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Tiết: 17
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM( Nam quốc sơn hà)
 PHÒ GIÁ VỀ KINH (Tụng giá hoàn kinh sư )
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ :Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
Bước đầu hiểu về thể thơ :Thất ngôn tứ tuyệt vàngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Rèn kĩ năng:
Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ đường luật.
Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc.
B/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ chép sẵn bài thơ cả phần phiên âm và phần dịch nghĩa, dịch thơ.
Tích hợp với văn bản biểu cảm, với khái niệm từ Hán Việt.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
1/ Các bài ca dao em đã học thuộc phương thức biểu đạt nào?
 A. Tự sự B. Miêu tả
 C. Biểu cảm D. Nghị luận
2/ Vì sao em biết các bài ca dao đã học thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn ở câu 1
Vì các bài ca dao ấy bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Vì các bài ca dao ấy tái hiện trạng thái sự vật, con người. 
Vì các bài ca dao ấy trình bày diễn biến sự việc. 
Vì các bài ca dao ấy nêu ý kiến đánh giá bàn luận.
3/ Các bài ca dao thường được viết theo thể thơ gì?
Thể thơ song thất lục bát.
Thể thơ ngũ ngôn.
Thể thơ lục bát.
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
4/ Các bài ca dao nào thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người.
Những câu hát châm biếm.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 
Những câu hát về tình cảm gia đình.
Những câu hát than thân.
5/ Chép thuộc một bài ca dao thuộc chủ đề tình cảm gia đình.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu 2 bài thơ ra đời trong giai đoạn LSDT đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc, đang trên đường vừa xây dựng, vừa củng cố một quốc gia tự chủ rất mực hào hùng, đặc biệt là trong trường hợp có ngoại xâm. Cả hai bài đều được viết bằng chữ Hán và được rất nhiều người biết đến.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
* Giải thích về văn học trung đại.
Nêu cách đọc: Đọc giọng chậm chắc, hào hùng, đanh thép. Đọc mẫu 1 lần.
Gọi 2-3 em đọc bài. 
Dựa vào chú thích nói qua về tác giả và sự xuất hiện bài thơ. 
Tìm hiểu nội dung bài 
Hỏi : Bài thơ từng được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc . vậy Tuyên ngôn Độc lập là gì ? Nội dung Tuyên ngôn trong bài thơ được bố cục như thế nào ? gồm ý cơ bản gì? 
TL: Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố chủ quyền của đất nước và khảng định không một thế lực nào được xâm phạm.
Nội dung Tuyên ngôn trong bài thơ được bố cục gồm hai ý cơ bản : 
Hai câu đầu : Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng
Hai câu sau : Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thế nào cũng chốc phải thảm hoạ 
Hỏi: Sông núi nước Nam thiên về biểu ý ( Bày tỏ ý kiến ) em thấy sự biểu ý thể hiện ở chỗ nào ? 
TL: Sự biểu ý thể hiện ở chỗ bài thơ đã trục tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ Độc lập , kiên quyết chống ngoại xâm. 
à ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hỏi: Về thể thơ ở bài này em thấy có gì giống và khác với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở bài trước ?
TL: Giống ở số câu và cách hiệp vần, còn khác ở số chữ trong mỗi câu ( chỉ có 5 chữ) nên gọi là thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
Hoạt động 3 :Tìm hiểu nội dung bài 
Hỏi :Nội dung hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào?
TL: Nội dung hai câu đầu là hào khí chiến thắng, hai câu sau là khát vọng hoà bình, thịnh trị của dân tộc. 
GV:Hào khí chiến thắng vang lên trong hai câu thơ cô đúc với cách nói chắc nịch :
 Chương Dương cướp giáo giặc,
 Hàm Tử bắt quân thù.
Địa danh của đất nước đã thành địa danh của chiến công, thành biểu tượng sáng ngời của hào khí Đông A trong thời đại nhà Trần. Khát vọng hoà bình, thịnh trị của dân tộc được nói tiếp liền sau chiến thắng là rất tự nhiên, đúng với lôgic suy nghĩ của con người. Đó là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình với niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
Liên hệ với hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông : “ Xã tắc .âu vàng.” 
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách biểu ý, biểu cảm của bài thơ?
TL: Bài thơ biểu ý một cách sáng rõ, diễn đạt ý tưởng trực tiếp không hình ảnh, không hoa mỹ.Cảm xúc trữ tình được nén kín trong ý tưởng: Đó là niềm tự hào trước chiến thắng và là niềm tin tưởng sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. 
à ghi nhớ SGK
câu hỏi thảo luận: Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam có gì giống nhau?
I. Giới thiệu chung
BÀI 1: SÔNG NÚI NƯỚC NAM
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc và tìm hiểu chú thích.
Thể loại.
thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ( Đường luật ) 
Bố cục
Phân tích
a/ Hai câu đầu .
khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng
b/ Hai câu cuối 
nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước trước mọi kẻ thù xâm lược.
àghi nhớ SGK 
BÀI 2: PHÒ GIÁ VỀ KINH
2/ Thể loại
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt
3/ Phân tích
a/ Hai câu đầu.
Hai câu thơ cô đúc với cách nói chắc nịch thể hiện niềm tự hào về chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược. 
b/ Hai câu cuối
 Là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình với niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
àghi nhớ SGK 
III. Tổng kết
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Đọc diễn cảm bài thơ .
2/ Dặn dò: Học thuộc lòng hai bài thơ .Làm bài tập, học bài.
Chuẩn bị bài : Từ Hán Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 17.doc