Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được bức tranh thiên nhiên ở đèo Ngang hoang sơ, hùng vĩ.

- Hiểu được tâm trạng buồn thương, cô đơn của người phụ nữ xa nhà.

2. Rèn kĩ năng:

-Rèn kỹ năng cảm thụ thơ trữ tình cổ điển.

3. Tư tưởng, tình cảm

 - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước ; Sự đồng cảm với tâm trạng của người khác.

B/ CHUẨN BỊ:

Tích hợp với các bài Ca dao, bài Bạn đến chơi nhà.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Đọc thuộc bài thơ Bánh trôi nước. Cho biết nội dung bài

3. Bài mới.

 

doc 5 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 8 - Tiết 29: Qua đèo ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Tiết: 29
Ngày soạn: 23/10/2005
Ngày dạy: 26/10/2005
QUA ĐÈO NGANG
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
- Cảm nhận được bức tranh thiên nhiên ở đèo Ngang hoang sơ, hùng vĩ.
- Hiểu được tâm trạng buồn thương, cô đơn của người phụ nữ xa nhà.
Rèn kĩ năng:
-Rèn kỹ năng cảm thụ thơ trữ tình cổ điển. 
Tư tưởng, tình cảm
 - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước ; Sự đồng cảm với tâm trạng của người khác.
B/ CHUẨN BỊ:
Tích hợp với các bài Ca dao, bài Bạn đến chơi nhà.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Đọc thuộc bài thơ Bánh trôi nước. Cho biết nội dung bài
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh vàQuảng Bình, là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh đèo Ngang như : Cao Bá Quát có bài Đăng Hoành Sơn ( Lên núi Hoành Sơn), Nguyễn Khuyến có bài Quá Hoành Sơn ( qua núi Hoành Sơn), Nguyễn Thượng Hiền có bài ( Mùa xuân trông núi Hoành Sơn )....
Nhưng có thể nói bài thơ về đèo Ngang được mọi người yêu thích nhất vẫn là bài Qua đèo Ngang của bà Huyên Thanh Quan mà chúng ta học hôm nay.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Hỏi : Em biết gì về tác giả Và hoàn cảnh sáng tác bài thơ 
Gv giảng thêm:Bà là người học rộng, đươcï vua vời vào Huế làm chức Cung trung giáo tập ( Dạy học cho các cung nữ ) . Bài thơ này có thể được viết khi bà trên đường vào kinh thành Huế để nhậm chức. Thơ của bà có một đặc điểm chung là trang nhã, buồn và luôn luôn hoài cổ . 
Gv Đọc mẫu một lần - Gọi 1-2 em đọc bài.
Hỏi: Hãy giải thích các từ: Tiều, quốc quốc, gia gia . 
Căn cứ vào phần chú thích sgk gọi một hs lên bảng chỉ vào bài thơ và nêu những nhận biết về thể thơ.
TL: Cảnh tượng đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà
 ( trời đã về chiều) . Thời gian vào lúc này thường gợi buồn, gợi nhớ càng làm tăng thêm nỗi cô đơn trong lòng tác giả trên con đường lữ thứ.
Liên hệ với một số bài khác cũng tả về cảnh chiều.
Hỏi : Đèo Ngang hiện trong con mắt của người đã ở trên đèo, vào lúc chiều tà bóng xế. Theo em cảnh vật trên đèo lúc này được nhìn gần hay nhìn từ xa? Từ vị trí ấy tác giả nhìn thấy những gì trên đèo? 
Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? Dùng điệp từ chen ở đây có tác dụng gì?
Cách miêu tả của tác giả thật độc đáo chỉ trong một câu thơ mà tác giả kể ra có đến 5 thứ ...ngoài ra nêm vào hai vế thơ tác giả lại sử dụng điệp từ chen tất cả gợi lên sức sống hoang dã , vô trật tự của cỏ cây ở một nơi chật hẹp, cằn cỗi 
: Cảnh vật phô phang cái vẻ hoang dã, ban sơ, vắng vẻ, lặng lẽ trong bóng chiều tà khiến cho lòng người càng chở nên buồn vắng hơn.
: Đọc hai câu thực.
Tiếp tục tả cảnh đèo Ngang , nhà thơ đã chú ý đến những đối tượng nào, ở đâu nữa? Bức tranh đèo Ngang có thêm nét gì mới mẻHai câu thực tả cụ thể thêm cảnh vật đèo Ngang ở dưới núi và bên sông .Nhà thơ đã đưa thêm vào hai chi tiết mấy chú tiều phu và mấy ngôi nhà chợ. Nét mới mẻ trong cảnh đèo Ngang lúc này là đã thấy thấp thoáng dấu hiệu của cuộc sống con người 
Tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ các từ láy gợi hình lác đác, lom khom được đặt ở đầu câu cùng với các số từ vốn là từ chỉ số nhiều nhưng trong thực tế lại là số ít, chẳng đáng là bao tất cả gợi lên hình bóng con người đã nhỏ, đã mờ lại càng nhỏ càng mờ hơn nữa. Cái chợ là nơi tập trung đông đúc phản ánh sự nhộn nhịp của cuộc sống con người thì ở đây lại lèo tèo, thưa thớt càng tăng thêm cái vẻ tiêu điều, thê lương.
Như vậy tuy đã có thêm dấu hiệu của cuộc sống con người nhưng hình như chỉ làm tăng thêm cái ấn tượng hoang vắng, mênh mông , heo hút của cảnh vật. Và vì thế nó cũng chỉ làm tăng thêm nỗi buồn trong lòng người xa xứ.
: Đọc 4 câu thơ cuối .
Dẫn dắt : Ở 4 câu trên tuy có bộc lộ tình cảm song vẫn nặng về tả cảnh. Còn ở 4 câu dưới thì sao?
Cho hs thảo luận ý : Tâm trạng bà Huyện Thanh Quan khi đi qua đèo Ngang được thể hiện qua hai hình thức mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào? 
Cảnh đèo Ngang lúc này lại được cảm nhận bằng âm thanh khắc khoải của tiếng chim kêu.
Những âm thanh buồn buồn, triền miên không dứt.
Đọc hai câu thơ tiếp theo.
Ơû hai câu luận này tác giả có mô tả đèo Ngang qua cảnh vật hay hình ảnh cuộc sống con người như các câu trước không ? hay là qua cái gì khác?
Tác giả đã sử dụng một điển tích khá quen thuộc trong thơ văn trung đại, cách chơi chữ và phép đối ngữ được thể hiện rất mẫu mực và tài hoa. Tiếng chim kêu thiết tha khắc khoải được cảm nhận như một sự đau lòng nhớ nước, một niềm thương nhà. Điều đó chứng tỏ trong tâm hồn tác giả cũng đang ẩn chứa một nỗi niềm nhớ nhà, nhớ nước thì mới nghe và cảm như vậy được. 
Tiếng chim cũng chính là tiếng lòng của tác giả nhớ nhà , nhớ quá khứ của đất nươc.
:Hãy nhận xét về cách miêu tả tiếng chim kêu của tác giả?
Tiếng chim kêu ở đây được tác giả cảm nhận như thế nào?
với cách cảm nhận như vậy phần nào thể hiện tâm trạng của tác giả. Theo em đó là tâm trạng gì? 
Đọc hai câu kết.
Hãy phân tích cái hay ở hai câu thơ cuối ? Nêu cảm nhận về tình cảm của tác giả ?
Cách biểu cảm của câu thơ này có giống với cách biểu cảm của câu thơ trước không?
: Bài thơ vừa tả cảnh vừa tả tình. Nét đặc sắc của bài thơ là tả cảnh để ngụ tình . tình lồng trong cảnh. Cảnh đậm hồn người càng về cuối cảnh càng mờ, tình càng đậm . cuối cùng còn lại nỗi u hoài cô đơn chẳng biết chia sẻ cùng ai giữa cảnh trời non nước mênh mông.
Đọc ghi nhớ.
ghi nhớ sgk.HOẠT ĐỘNGV : Hướng dẫn luyện tập
Tiết : 25
Qua đèo Ngang
I/ ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN
1/ Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống ở thế kỷ XIX
Thơ của bà có một đặc điểm chung là trang nhã, buồn và luôn luôn hoài cổ . 
2/ Đọc và giải thích từ khó
3/ Thể thơ : 
Thất ngôn bát cú Đường luật.
3/ Phân tích 
a/4 Câu thơ đầu.
Cảnh đèo Ngang hoang sơ, vắng vẻ, lặng lẽ trong bóng chiều tà gợi nỗi buồn trong lòng người.
Sử dụng biện pháp đảo ngữ cùng các từ láy gợi hình 
Miêu tả dấu hiệu của cuộc sống con người nhưng chỉ làm tăng thêm cái ấn tượng hoang vắng,tiêu điều , heo hút của cảnh vật và nỗi buồn trong lòng người.
b/ 4 Câu thơ cuối
Sử dụng điển tích, đối ngữ và cách chơi chữ làm tăng thêm sự vắng lặng của cảnh đèo.
 Gợi lên được một tấm lòng nhớ thương nước , thương nhà của tác giả.
Hình ảnh tương phản, Cách biểu cảm trực tiếp nhấn mạnh nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi của tác giả.
 GHI NHỚ SGK
II LUYỆN TẬP
Bài 1:.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
: Đọc diễn cảm bài thơ. 
2/ Dặn dò: học thuộc bài thơ, học bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 29.doc