Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 9 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa

Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 9 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.

- Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

2. Rèn kĩ năng:

- Nâng cao kỹ năng sử dụng từ đồng nghĩa.

3. Tư tưởng, tình cảm

B/ CHUẨN BỊ:

- tích hợp với văn bản đã học như : Xa ngắm thác núi Lư.

C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1. Ổn định. (1)

2. Kiểm tra bài cũ. (5)

Nêu các lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ và cách sửa các lỗi đó.

Kiểm tra bài tập cho về nhà.

3. Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Năm học: 2005 - 2006 - Tuần 9 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Tiết: 35
Ngày soạn: 1/11/2005
Ngày dạy:04/11/2005
TỪ ĐỒNG NGHĨA
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Kiến thức:
Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa. 
Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
Rèn kĩ năng:
Nâng cao kỹ năng sử dụng từ đồng nghĩa.
Tư tưởng, tình cảm
B/ CHUẨN BỊ:
tích hợp với văn bản đã học như : Xa ngắm thác núi Lư.
C/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định.	(1’)
Kiểm tra bài cũ. (5’)
Nêu các lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ và cách sửa các lỗi đó.
Kiểm tra bài tập cho về nhà.
Bài mới.
*/ Giới thiệu bài:
Ở Tiểu học chúng ta đã được học về từ đồng nghĩa, để mở rộng hơn về loại từ này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu qua bài học hôm nay.
*/ Tiến trình bài học
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài.
Hỏi: Em đã học về từ đồng nghĩa ở tiểu học , hãy cho biết từ đồng nghĩa là những từ như thế nào?
 Hãy đọc lại bản dịch thơ : Xa ngắm thác núi Lư. Tìm từ đồng nghĩa với từ : Rọi, trông? 
TL: Nhắc lại kiến thức cũ.
Trong bài thơ :
Từ đồng nghĩa với từ rọi là chiếu.
Từ đồng nghĩa với từ trông là nhìn, ngắm. 
Ở ngữ cảnh khác : 
Từ đồng nghĩa với từ rọi là: soi.
Từ đồng nghĩa với từ trông là : ngắm, nhòm, liếc... 
Hỏi: Nếu không nằm trong ngữ cảnh là bài thơ thì các từ ấy còn đồng nghĩa với những từ nào?
TL: Với hai nghĩa ấy thì từ đồng nghĩa phải là những từ khác đó là:
- Trông coi, chăm sóc, coi sóc.
- Mong, hy vọng, trông mong.
Hỏi: Từ trông ngoài nghĩa là nhìn để nhận biết còn có nghĩa khác là : Coi sóc, giữ cho yên ổn và mong. Vậy với hai nghĩa này thì từ đồng nghĩa với nó có là các từ đã nêu trên không? Hãy tìm các từ đồng nghĩa với các từ trông theo nghĩa này?
Từ việc tìm từ đồng nghĩa với từ “Trông” em có thể rút ra kết luận gì?
Học sinh rút ra ghi nhớ 1 
Nghĩa của hai từ quả và trái giống nhau hoàn toàn.
Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hy sinh giống nhau ở chỗ cùng có nghĩa là chết. Khác nhau là : Bỏ mạng là cái chết vô ích, mang sắc thái khinh bỉ. Hy sinh là cái chết cao cả - mang sắc thái kính trọng.
Hỏi: Như vậy có mấy loại từ đồng nghĩa?
Học sinh rút ra ghi nhớ 2 
Hỏi: Hãy thay thế từ quả và trái, bỏ mạng và hy sinh trong các VD và rút ra nhận xét?
Từ quả và trái có thể thay thế còn từ bỏ mạng và hy sinh thì không thể thay thế cho nhau được.Tại sao trong đoạn trích : Chinh phụ ngâm khúc lại lấy tiêu đề là : Sau phút chia ly chứ không phải là sau phút chia tay?
TL: Chia tay hay chia ly đều có nghĩa là : “Rời nhau, mỗi người đi một nơi” nhưng lấy tiêu đề là: Sau phút chia ly thì hay hơn vì nó nhấn mạnh hơn nỗi sầu bi của người chinh phụ.
Hỏi: Như vậy em rút ra được điều gì khi sử dụng từ đồng nghĩa?
Học sinh ra ghi nhớ 3 
 I/ THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
Trong bài thơ :
Từ đồng nghĩa với từ rọi là chiếu.
Từ đồng nghĩa với từ trông là nhìn, ngắm. 
* Ỏû các nghĩa khác trông còn có nghĩa là: Trông coi, chăm sóc, coi sóc, 
Mong, hy vọng, trông mong.
* ghi nhớ 1 SGK
II/ CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA.
Nghĩa của hai từ quả và trái giống nhau hoàn toàn.
Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hy sinh vừa giống lại vừa khác nhau.
* ghi nhớ 2 SGK
III/ SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA.
Từ quả và trái có thể thay thế còn từ bỏ mạng và hy sinh thì không thể thay thế cho nhau được.
* ghi nhớ 3 SGK
Hoạt động 3:LUYỆN TẬP
BÀI 1
 Gan dạ- dũng cảm. 
Nhà thơ - Thi sĩ
Mổ xẻ - Phẫu thuật.
Của cải - Tài sản.
Nước ngoài - Ngoại quốc.
Chó biển - Hải cẩu.
Đòi hỏi - Yêu cầu.
Năm học - Niên khóa.
Loại người - Nhân loại.
Thay mặt - Đại diện.
BÀI 2 
Máy thu thanh - Ra- đi- ô
Sinh tố - Vi ta min.
Xe hơi - ô tô
Dương cầm - pi -a- nô.
BÀI 4: 
Các từ đồng nghĩa cần thay là : trao, tiễn, càu nhàu, mắng,mất.
BÀI 6 
A1- Thành quả
A2 - Thành tích 
B1 Ngoan cố
B2 ngoan cường
C1 nghĩa vụ
C2 nhiệm vụ.
D/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Nhắc lại nội dung bài.
Học bài, làm bài tập 7,8,9 ở nhà.
 Chuẩn bị bài : Cách lập ý của văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 35.doc