Giáo án Ngữ Văn 7 - Năm học 2011 - 2012

Giáo án Ngữ Văn 7 - Năm học 2011 - 2012

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

(Lí Lan)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Thấy được tình cảm sâu sắc của mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt :đêm trước ngày khai trường.

 - Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em-tương lai nhân loại.

 - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

 - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ,gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người,nhất là tuổi thiếu niên ,nhi đồng.

 - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

2. Kĩ năng.

- Đọc –hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một nhười mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

 

doc 371 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 - Năm học 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1	 Ngày soạn: 13/ 08/ 2011
Tiết 1	
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA 
(Lí Lan)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Thấy được tình cảm sâu sắc của mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt :đêm trước ngày khai trường.
 - Hiểu được những tình cảm cao quý ,ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em-tương lai nhân loại.
 - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
	- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ,gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người,nhất là tuổi thiếu niên ,nhi đồng.
 - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng.
- Đọc –hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một nhười mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
III. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, bài soạn, sách GV, tranh SGK
	- HS:SGK, bài soạn
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
	- Ổn định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. 
	-> Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (SGK)
3. Dạy bài mới: 
	-> Vào bài: Gợi lại kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 của mỗi học sinh Bằng bài hát “Ngày đầu tiên đi học”. -> Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao ? Họ có những tâm trạng gì trong ngày ấy ? Bài Cổng trường mở ra mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó. 
Ho¹t ®éng cña thÇy - trò
Nội dung cần đạt
- Gv đọc mẫu 1 đoạn rồi gọi hs đọc tiếp.
? Giải nghĩa 1 số từ khó?
(nhạy cảm, háo hức, mền mùng, dặm?)
GV tích hợp với giải nghĩa từ, từ mượn, từ địa phương.
“ Cổng trưởng mở ra” thuộc kiểu văn bản nào? 
- Em hiểu thế nào về văn bản “Nhật dụng”? Kể tên những văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6?
- GV: Giới thiệu nội dung văn bản nhật dụng 7; là những vấn đề về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, văn hóa, giáo dục.
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
? Tác phẩm được viết theo dòng cảm xúc của lòng mẹ với con yêu. Dòng cảm xúc ấy được thể hiện qua ngôi kể nào? Tác dụng của ngôi kể này?
? Văn bản chia làm mấy đoạn? 
Đ1: Từ đầu  “ngày đầu năm học” à Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con.
 Đ2: tiếp theo đến hết à Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ.
? Từ văn bản đã đọc, em hãy tóm tắt đại ý của bài.
I. Đọc, hiểu chú thích, thể loại:
1. Đọc
2. Chú thích
- Tõ khã. (Sgk)
3. Thể loại: Văn bản nhật dụng
Thể kí
Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
4. Bố cục: 2 đoạn
( Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
MT: Nắm được giá trị ND, liên hệ thực tiễn từ vấn đề đặt ra trong văn bản.
PP: Vấn đáp tái hiện, phân tích cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu.
? Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản? (VB viết về ai, về việc gì?).
? Tâm trạng của mẹ và của con được thể hiện qua những chi tiết nào? Và có gì khác?
Gợi :
? Hãy tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của con? Phân tích và cho biết đó là tâm trạng gì?
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm trạng trẻ thơ của tác giả?
? Còn mẹ thì sao? 
Tác giả miêu tả tâm trạng người mẹ cũng rất tinh tế, chính xác. Đó là tâm trạng của hầu hết những người cha người mẹ yêu con trước những việc quan trọng của cuộc đời con.
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả hành động của mẹ?
? Vậy theo em, vì sao người mẹ lại không ngủ được, lại trằn trọc?
Gợi: 
? Người mẹ không ngủ được vì lo lắng cho con hay vì lí do nào khác?
? Vì sao những kỷ niệm ấy lại hiện ra trong đêm trước ngày khai trường của con?
? Tại sao mẹ lại nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản? Ngày ấy có gì giống và khác ở Việt Nam?
? Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không.
? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai?
( Người mẹ nói một mình, giọng độc thoại là giọng chủ đạo của văn bản. Nhân vật là nhân vật tâm trạng, nhân vật trữ tình. Người mẹ không trực tiếp nói với người con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thật ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình.)
? Cách viết này có tác dụng gì. 
à Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.
 ? Em thấy người mẹ trong bài là người mẹ như thế nào? Cảm nghĩ của em? 
? Theo em, câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
? Kết thúc bài, người mẹ nghĩ đến ngày mai đứa con đến trường vào một thế giới kỳ diệu. Em đã bước vào thế giới đó 6 năm, hãy cho biết thế giới kỳ diệu đó là gì? (Thế giới kì diệu của hiểu biết phong phú là tri thức, tư tưởng, đạo đức và những tình cảm mới, con người mới, quan hệ mới, sẽ đến với con như tình thầy trò, bè bạn, mà nhà trường đem lại cho em.)
GV: Có thể khẳng định: Mọi nhân tài xưa nay đều được vun trồng trong thế giới kì diệu đó.
Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1.Tâm trạng của người con 
- Hăng hái dọn dẹp đồ chơiHáo hức. 
 Giấc ngủ đến với con dễ dàng
è Vô tư thanh thản, ngủ ngon lành.
2. Tâm trạng của người mẹ.
- Trìu mến quan sát những việc làm của con, vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
- Mẹ: thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên.
- Mẹ thương yêu con, lo lắng, hồi hộp, xúc động.
- Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.
-> Mẹ có tấm lòng sâu nặng, quan tâm sâu sắc đến con 
--> người mẹ yêu con vô cùng
3/ Vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ
- Thế giới của ước mơ và khát vọng
- Thế giới của niềm vui ...
--> nhà trường là tất cả tuổi thơ 
Nhà trường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của thế hệ trẻ và phát triến của đất nước.
II. Tổng kết: Ghi nhớ (sgk)
4. Củng cố bài học : Cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản : Cổng trường mở ra.
5. Dặn dò : Soạn văn bản : Mẹ tôi.
Tuần 1 Ngµy so¹n: 14/ 08/ 2011 
TiÕt 2 MÑ t«i
( Trích Nh÷ng tÊm lßng cao c¶_Et-môn-đô đơ A-mi-xi)
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Qua bức thư của một người cha gửi cho một đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về Et-môn-đô đơ A-mi-xi.
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
III. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, bài soạn, sách GV
	- HS:SGK, bài soạn
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
	- Ổn định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số 
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có 1 vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả, nhưng không phải khi nào ta cũng có ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Văn bản “Mẹ tôi” sẽ cho ta 1 bài học.
Hoạt động 2: Giới thiệu:
-Mục tiêu:HS nắm được tác giả tác phẩm, đại ý của bài.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ.
- Gv gọi hs đọc
 ? Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả? GV bổ sung:
Cuộc đời hoạt động, cuộc đời văn chương là 1 . Tình yêu thương & hạnh phúc của con người là lí tưởng cảm hứng sáng tác văn chương của ông kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.
? Em biết gì về tác phẩm “Những tấm lòng cao cả ” của tác giả ?
Hoạt động 3: Đọc, hiểu chú thích, thể loại - GV: hướng dẫn HS đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm, tha thiết và nghiêm.
- GV: đọc mẫu.
- GV: gọi 3 – 4 HS đọc tiếp cho đến hết
- GV: nhận xét.
- Gọi học sinh đọc lại chú thích sách giáo khoa. 
- GV: giải thích từ: Khổ hình (hình phạt nặng nề, tàn nhẫn, làm đau đớn kéo dài); Vong ân bội nghĩa (quên ơn, phản lại đạo nghĩa); Bội bạc (phản lại người tốt, người từng có ơn, từng giúp đỡ mính).
? Theo em, bài văn chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào? Nội dung chính của từng phần.
? Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản.
* Tóm tắt: En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vửa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-côTrước cách ứng xử khéo léo và tế nhị nhưng kiên quyệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.
Tại sao văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ Tôi”?
à Thứ 1, nhan đề ấy là của chính tác giả A-Mi-Xi đặt cho đoạn trích. Mỗi truyện nhỏ trong “Những tấm lòng cao cả” đều có một nhan đề do tác giả đặt.
à Thứ 2, khi đọc kỹ chúng ta sẽ thấy tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.
- Văn bản được viết theo thể loại nào? Về hình thức văn bản có gì đặc biệt?
 ( Mang tính chuyện nhưng được viết dưới hình thức bức thư ( qua nhật ký của con)
I.Giới thiệu chung.
1. Tác giả: E. A-mi-xi ( 1846 - 1908), nhà văn Ý là tác giả của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm: Văn bản “ Mẹ tôi” trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” 1886
II. Đọc, hiểu chú thích, bố cục, thể loại.
1.Đọc:
2.Chú thích: (Sgk)
3.Bố cục: 3 phần
- Mở đoạn: Nêu hoàn cảnh người bố viết thư cho con.
- Thân đoạn: Tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của người con.
- Kết đoạn: Bố muốn con xin lỗi mẹ; thể hiện tình yêu của mình với con.
4. Thể loại:
Thư từ - biểu cảm.
Hoạt động 4: Tìm hiểu văn bản.
-Mục tiêu: Phân tích và hiểu được nội dung văn bản.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích ,nêu và giải quyết vấn đề.
- Nhan đề “ mẹ tôi”
- Tại sao đây là bức thư người bố gửi con mà tác giả lấy nhan đề là “ mẹ tôi”?(Con ghi nhật ký)
- Mẹ là tiêu điểm để hướng tới, để làm sáng tỏ mọi vấn đề
- Nêu nguyên nhân khiến người cha viết thư cho con?
- Chú bé nói không lễ độ với mẹ -> cha viết thư giáo dục con
- Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con?
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy
- Bố không thể nén được cơn giận
- Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư?
- Thà bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc. Con không được tái phạm nữa.
- Trong một thời gian con đừng hôn bố.
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong phần trên?
- So sánh => đau đớn
- Câu cầu khiến => mệnh lệnh
- Câu hỏi tu từ => ngỡ ngàng
- Qua các chi tiết đó em thấy được thái độ của cha như thế nào?
GV phân tích thêm đoạn “ Khi ta khôn lớ ...  câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
Liên hệ bản thân.
* Cách tính điểm:
Điểm từ 4.5 -> 5.0: Bài viết thể hiện hoàn chỉnh nội dung yêu cầu, văn viết có cảm xúc, trình bày rõ ràng, trong sáng.
Điểm từ 3.5 -> 4.0: Nội dung khá hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, lời văn có cảm xúc
Điểm từ 2.5 -> 3.0: Nội dung còn thiếu một số chỗ nhưng về cơ bản đã nêu được đầy đủ yêu cầu, trình bày còn sai chính tả nhưng không đáng kể.
Các trường hợp còn lại giáo viên chấm theo yêu cầu của đề bài và thực tế học sinh trình bày trong bài làm của mình. Khuyến khích các bài làm có tính sáng tạo và cảm xúc riêng của từng cá nhân.
TUẦN 35 Ngày soạn: 03/ 05 / 2012 Ngày dạy: 07/ 05 / 2012
 TIẾT 133 - 134 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (Phần văn và tập làm văn) 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm chắc yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
- Hiểu rõ hơn về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: 
 - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương
 - Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
2. Kĩ năng: 
 - Sắp xếp các văn bản đã sưu tầm được thành hệ thống
 - Nhận xét về đặc sắc của ca dao tục ngữ địa phương mình.
 - Trình bày kết quả sưu tầm tầm trước tập thể.
 III. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, nêu vấn đề. Thực hành .
Thảo luận, trình bày.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới : 
A.Trình bày kết quả sưu tầm về ca dao, tục ngữ, thành ngữ của mỗi miền quê (Của mình)
- Mỗi HS sưu tầm từ 5- 10 câu.
- Chọn 2 HS khá phân loại, viết bài giới thiệu trình bày trước cả lớp.
B. Nhận xét về đặc sắc của ca dao tục ngữ địa phương mình.
+ Ngôn ngữ: Dùng nhiều từ ngữ địa phương
+ Thể thơ: Lục bát
+ Giọng điệu: Tâm tình, thủ thỉ
C. Trình bày kết quả sưu tầm các nhà thơ nhà văn của địa phương đã học trong chương trình và các nhà thơ nhà văn khác.
D. Hát một số bài hát về địa phương.
* Có thể hát tiếng K’ho – sau đó hát tiếng Việt.
* Ưu tiên các bài Dân ca( Mang âm hưởng vùng miền)
Hướng dẫn học bài: 
-Tiếp tục sưu tầm tục ngữ, ca dao và các đặc sản của Nghệ an.
- Chuẩn bị bài: Hoạt động Ngữ văn- Đọc diễn cảm văn nghị luận.
TUẦN 36 Ngày soạn: 21/ 04 / 2012 
 TIẾT 135 - 136 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
 Đọc diễn cảm văn nghị luận
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm chắc yêu cầu đọc diễn cảm văn nghị luận.
- Biết cách đọc diễn cảm văn nghị luận.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: 
 Yêu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận.
2. Kĩ năng: 
 - Xác định được giọng đọc văn nghị luận của toàn bộ văn bản.
 - Xác định được ngữ điệu cần có ở những câu nghị luận cụ thể trong văn bản.
 - Trình bày kết quả sưu tầm tầm trước tập thể.
 III. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp, nêu vấn đề.
Thảo luận, trình bày.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Bài mới : 
I. Yêu cầu đọc và tiến trình giờ học:
1- Yêu cầu đọc:
- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.
- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
2- Tiến trình giờ học:
- Tiết 1: 2 bài:
+Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
-Tiết 2: 2 bài:
+Đức tính giản dị của Bác Hồ.
+ý nghĩa văn chơng.
II. Hớng dẫn tổ chức đọc:
1- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
 Giọng chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
*Đoạn mở đầu:
- Hai câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ "nồng nàn" đó là giọng khẳng định chắc nịch.
- Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1,2); Cụm chủ - vị chính , đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ : sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lớt, nhấn chìm tất cả...
- Câu 4,5,6 ;
+Nghỉ giữa câu 3 và 4.
+Câu 4 : đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ. 
+Câu 5 : giọng liệt kê.
+Câu 6 : giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lu ý các ngữ điệp, đảo : Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc.
Gọi từ 2 - 3 học sinh đọc đoạn này. HS và GV nhận xét cách đọc.
* Đoạn thân bài:
- Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.
+Câu : Đồng bào ta ngày nay,... cần đọc chậm, nhấn mạnh ngữ : Cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên.
+Câu : Những cử chỉ cao quý đó,... cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát.
Chú ý các cặp quan hệ từ : Từ - đến, cho đến.
- Gọi từ 4 -5 hs đọc đoạn này. Nhận xét cách đọc.
*Đoạn kết: 
- Giọng chậm và hơi nhỏ hơn .
+3 câu trên : Đọc nhấn mạnh các từ : Cũng như, nhưng.
+2 câu cuối : Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : Giải thích , tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho,...
 Gọi 3 -4 Hs đọc đoạn này, GV nhận xét cách đọc.
- Nếu có thể :
+ Cho HS xem lại 2 bức ảnh Đoàn chủ tịch Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ II ở Việt Bắc và ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo cáo chính trị tại Đại hội.
+ GV hoặc 1 HS có khả năng đọc diễn cảm khá nhất lớp đọc lại toàn bài 1 lần.
2- Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Nhìn chung, cách đọc văn bản nghị luận này là : giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.
* Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ : tự hào , tin tưởng.
* Đoạn : Tiếng Việt có những đặc sắc ... thời kì lịch sử :
Chú ý từ điệp Tiếng Việt ; ngữ mang tính chất giảng giải : Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng...
* Đoạn : Tiếng Việt... văn nghệ. v.v..đọc rõ ràng, khúc chiết, luư ý các từ in nghiêng : chất nhạc, tiếng hay... 
* Câu cuối cùng của đoạn : Đọc giọng khẳng định vững chắc.
Trọng tâm của tiết học đặt vào bài trên nên bài này chỉ cần gọi từ 3 -4 Hs đọc từng đoạn cho đến hết bài.
- GV nhận xét chung.
3- Đức tính giản dị của Bác Hồ
* Giọng chung: Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!)
* Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : sự nhất quán, lay trời chuyển đất.
* Câu 2 : Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kì diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ : Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
* Đoạn 3 và 4 : Con ngời của Bác ... thế giới ngày nay: Đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh...
* Đoạn cuối :
- Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết.
- Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 128, nên sau khi hướng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi 2- 3 HS đọc 1 lần. 
4- Ý nghĩa văn chương
Xác định giọng đọc chung của văn bản : giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng, thấm thía.
* 2 câu đầu: giọng kể chuyện lâm li, buồn thơng, câu thứ 3 giọng tỉnh táo, khái quát.
* Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là ... gợi lòng vị tha:
- Giọng tâm tình thủ thỉ nh lời trò chuyện.
* Đoạn : Vậy thì ... hết : Tiếp tục với giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2.
- Luư ý câu cuối cùng , giọng ngạc nhiên nh không thể hình dung nổi đợc cảnh tượng nếu xảy ra.
- GV đọc trước 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần
- Sau đó lần lượt gọi 4- 7 HS đọc từng đoạn cho hết. 
III- GV tổng kết chung Hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận:
- Gv nhận xét việc đọc trong 2 tiết của Hs về: chất lượng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tợng cần luư ý khắc phục.
- Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận.
+ Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trớc hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
IV- Hớng dẫn luyện đọc ở nhà
- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đọan mà em thích nhất.
- Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập.
Chương trình địa phơng
 (phần tiếng Việt)
A- Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh:
- Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hởng của cách phát âm địa phơng.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
B- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng : 
- Những điều cần lu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
I-ổn định tổ chức:
II- Kiểm tra: 
III- Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- GV nêu yêu cầu của tiết học.
- GV đọc- HS nghe và viết vào vở.
- Trao đổi bài để chữa lỗi.
- HS nhớ lại bài thơ và viết theo trí nhớ.
- Trao đổi bài để chữa lỗi.
- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống:
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống ?
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những tiếng in đậm ?
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (giành, danh) ?
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp ?
- Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặng điểm, tính chất:
+ Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo)?
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ) ?
- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa nh sau:
+ Trái nghĩa với chân thật ?
+ Đồng nghĩa với từ biệt ?
+ Dùng chày với cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp vỏ ngoài ?
- Đặt câu với mỗi từ : lên, nên ?
- Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội?
I- Nội dung luyện tập:
Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi nh tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.
II- Một số hình thức luyện tập:
1- Viết các dạng bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:
a- Nghe viết một đoạn văn trong bài Ca Huế trên sông Hơng- Hà ánh Minh:
 Đêm. Thành phố lên đèn nh sao sa. Màn sơng dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi nh một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình ngời nồng hậu bớc xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xa kia chỉ dành cho vua chúa. Trớc mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm đợc trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trớc mũi là một đầu rồng nh muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. 
b- Nhớ- viết bài thơ Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan:
2- Làm các bài tập chính tả:
a- Điền vào chỗ trống:
- Chân lí, chân châu, trân trọng, chân thành.
- Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
- Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
- Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b- Tìm từ theo yêu cầu:
- Chơi bời, chuồn thẳng, chán nản, choáng váng, cheo leo.
- Lẻo khỏe, dũng mãnh.
- Giả dối.
- Từ giã.
- Giã gạo.
c- Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
- Mẹ tôi lên nơng trồng ngô.
 Con cái muốn nên ngời thì phải nghe lời cha mẹ.
- Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay.
 Nớc ma từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm.
IV-Hớng dẫn học bài: 
- Tiếp tục làm các bài tập còn lại.
- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA NV 7 CA NAM CHUAN KTKN.doc