Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1: Khởi ngữ

Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1: Khởi ngữ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

1. Kiến thức:

 - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.

 - Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (trả lời câu hỏi: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này).

2. Thái độ:

 - Học tập nghiêm túc, sôi nổi

3. Kĩ năng:

 - Nhận biết khởi ngữ.

 - Biết đặt câu có khởi ngữ; Phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.

B. CHUẨN BỊ:

 - G: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập;.

 - H: bài soạn;.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: phân tích; phát vấn; quy nạp thực hành;.

 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Kiểm tra vở soạn của HS.

III. NỘI DUNG BÀI MỚI:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 1: Khởi ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết 1 
Tiếng Việt	
Khởi ngữ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
1. Kiến thức:
 - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. 
 - Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (trả lời câu hỏi: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này).
2. Thái độ:
 - Học tập nghiêm túc, sôi nổi
3. Kĩ năng:
 - Nhận biết khởi ngữ. 
 - Biết đặt câu có khởi ngữ; Phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
B. chuẩn bị: 
 - G: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập;...
 - H: bài soạn;...
C. phương pháp: 
 - G: phân tích; phát vấn; quy nạp thực hành;...
 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra vở soạn của HS.
III. nội dung Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
G Treo bảng phụ:
Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau:
a. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
b. Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân thế giới hiện tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu nó được.
c. Trang phục không có PL nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá XH. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
? Thêm những từ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm được ở bài tập 1?
G Treo bảng phụ: Chuyển các câu sau thành các câu có chứa thành phần khởi ngữ:
a. Người ta sợ cái uy quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị lại.
b. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
c. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
? Viết 1 đoạn văn ngắn có SD câu có khởi ngữ. Gạch dưới thành phần khởi ngữ trong đoạn văn đó?
a. Đọc sách
b. Kiến thức phổ thông
c. Trang phục, Đi đám cưới, Đi dự đám tang
a. Về (việc) đọc sách thì phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
b. Đối với kiến thức phổ thông thì không chỉ những công dân thế giới hiện tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu nó được.
c. Về trang phục thì không có PL nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá XH. Đối với (việc) đi đám cưới thì không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đối với (việc) đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
a. Quan, người ta sợ cái uy quyền thế. Nghị lại, Người ta sợ cái uy của đồng tiền. b. Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượu, không uống.
- Ông giáo ấy, Thuốc không hút, rượu không uống.
c. Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm.
- Tôi cứ nhà tôi tôi ở, việc tôi tôi làm.
- Bạn Nam, chúng tôi rất tự hào về bạn ấy. Bóng đá, bạn ấy đá cũng giỏi. Bóng bàn, bạn ấy chơi cũng hay. Học, bạn ấy luôn luôn nhất lớp.
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
IV. Củng cố: 
 G khái quát lại từng ND bài. 
V. Hướng dẫn: 
 - Xem lại lí thuyết và hoàn thành các bài tập.
 - Soạn bài: Phép PT và tổng hợp.
E. Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • doc1-KHOI NGU.doc