Tiết 101 - Văn bản
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Nắm được đề tài, kiểu bài, luận đề, luận điểm và dẫn chứng của các văn bản nghị luận đã học: chỉ ra được những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của các văn bản ấy: nắm vững các đặc trưng chung của văn nghị luận qua việc đối sánh với các thể văn tự sự miêu tả, trữ tình.
2. Tích hợp với phần văn ở tất cả các văn bản nghị luận đã học ở chương trình lớp 7 và một số văn bản tự sự, miêu tả, trữ tình đã học ở lớp 6; với phần TV ở câu chủ động và câu bị động: sự chuyển đổi giữa 2 kiểu câu ấy.
3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp những kiến thức đã học về văn bản.
B- Chuẩn bị
Giáo viên: soạn bài.
Học sinh: Học bài cũ chuẩn bị bài mới.
Tuần 26 Ngày soạn: 6/03/2007. Tiết 101 - Văn bản Ôn tập văn nghị luận A- Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Nắm được đề tài, kiểu bài, luận đề, luận điểm và dẫn chứng của các văn bản nghị luận đã học: chỉ ra được những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của các văn bản ấy: nắm vững các đặc trưng chung của văn nghị luận qua việc đối sánh với các thể văn tự sự miêu tả, trữ tình. 2. Tích hợp với phần văn ở tất cả các văn bản nghị luận đã học ở chương trình lớp 7 và một số văn bản tự sự, miêu tả, trữ tình đã học ở lớp 6; với phần TV ở câu chủ động và câu bị động: sự chuyển đổi giữa 2 kiểu câu ấy. 3. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tổng hợp những kiến thức đã học về văn bản. B- Chuẩn bị Giáo viên: soạn bài. Học sinh: Học bài cũ chuẩn bị bài mới. C- Tiến trình dạy-học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm diện: 7A 7D 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra - kết hợp trong giờ học. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng điền vào các ô trống theo mẫu. I- Đọc kỹ các văn bản đã học từ tuần 18-24 (bài 17-23) lập bảng điền vào các ô trống theo mẫu. TT Tên bài Tác giả Kiểu bài Luận đề Những luận điểm chính 1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh C.minh Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam - Truyền thống yêu nước nồng nàn của DTVN trong: lịch sử chống ngoại xâm kháng chiến chống pháp (1946-1951) 2 Sự giàu đẹp của tiếng Việt ĐặngThai Mai C.M kết hợp với giải thích Sự giàu đẹp của T.Việt T.Việt có đủ đặc sắc của một thứ tiếng đẹp. T.Việt có đủ đặc sắc của một thứ tiếng hay 3 Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng C.M kết hợp với giải thích bình luận Đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sự giản dị thể hiện trong mọi phương diện của đời sống: bữa ăn, đồ dùng, cái nhà, lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời ăn, tiếng nói, bài viết. - Thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người. 4 ý nghĩa văn chương Hoài Thanh CM (kết hợp với giải thích và bình luận) Nguồn gốc ý nghĩa là công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người - Văn chương bắt nguồn từ tình thương của con người đối với con người và muôn loài. - Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống - Văn chương rèn luyện và bồi dưỡng tình cảm Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết những đặc sắc về nghệ thuật. II- Những đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của 4 văn bản trên: Tên bài Đặc sắc nghệ thuật Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Bố cục chặt chẽ, mạch lạc - Dẫn chứng toàn diện, chọn lọc, tiêu biểu và sắp xếp theo trình tự thời gian lịch sử, rất k/h hợp lý. Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Kết hợp chứng minh với giải thích ngắn gọn - Luận cứ và luận chứng xác đáng toàn diện, p/p và chặt chẽ Đức tính giản dị của Bác Hồ - Kết hợp chứng minh với giải thích bình luận ngắn gọn - Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục - Lời văn giản dị, tràn đầy nhiệt tình, cảm xúc ý nghĩa văn chương - Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận ngắn gọn - Trình bày vấn đề phức tạp một cách dung dị, dễ hiểu - Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh Hoạt động 3: Hướng dẫn phân biệt văn nghị luận và các thể loại trữ tình. III- Phân biệt văn nghị luận và các thể loại trữ tình: 1.Bảng thống kê: TT Thể loại Yếu tố chủ yếu Tên bài - V.D 1 Truyện ký Cốt truyện; nhân vật; nhân vật kể chuyện - Dế Mèn phiêu lưu ký - Buổi học cuối cùng - Cây tre Việt Nam 2 Trữ tình - Tâm trạng, cảm xúc hình ảnh, vần, nhịp, nhân vật trữ tình - Ca dao - dân cư trữ tình Nam quốc sơn hà, Nguyên tiêu, Tĩnh dạ tứ, Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Mưa, Lượm, Đêm nay... 3 Nghị luận - Luận đề - Luận điểm - Luận cứ - Luận chứng Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Sự giàu đẹp của tiếng Việt Đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chương. 2. Đặc điểm của mỗi thể loại: - Các thể loại tự sự như truyện, ký, thơ tự sự chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện. - Các thể loại trữ tình tuỳ bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu. Chúng đều tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như nhân vật, hình tượng, thiên nhiên, đồ vật. - Khác với thể loại tự sự và trữ tình, văn nghị luận, dùng phương thức lập luận, bằng lý lẽ dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức: văn nghị luận cũng có hình ảnh cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với các hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ xứng đáng. 4. Củng cố: ? Có thể coi những câu tục ngữ bài 18-19 là văn bản nghị luận đặc biệt được không *Gợi ý: Có thể coi những câu tục ngữ bài 18-19 là văn bản nghị luận đặc biệt vì chúng có cấu trúc tư duy của nghị luận, có luận cứ và luận điểm. Ví dụ: một mặt người bằng mười mặt của Đây là một so sánh, vế đầu là “luận cứ” về sau rút ra kết luận là “luận điểm” thể hiện 1 quan điểm 1 tư tưởng. - Giáo viên khái quát bài 5. Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị tiết trả bài D.Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 8/3/2007 Tiết 102 - Tiếng Việt Dùng cụm từ chủ vị để mở rộng câu A- Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được cụm chủ vị với tư cách là một kết cấu ngôn ngữ. - Cách dùng cụm chủ vị - làm thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ. 2. Tích hợp với phần văn qua văn bản ý nghĩa văn chương, với phần tập làm văn ở bài luyện tập văn nghị luận chứng minh. B- Chuẩn bị Giáo viên: soạn bài Học sinh đọc trước bài mới C. Tiến trình 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1 I- Thế nào là dùng cụm chủ vị để... 1. Ví dụ: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm sẵn có. (Hoài Thanh) Xác định các cụm danh từ trong câu văn 2. Nhận xét - Những tình cảm ta không có - Những tình cảm ta có sẵn Phân tích cấu tạo của các cụm danh từ ấy? Định ngữ những những Trung tâm Tình cảm Tình cảm Định ngữ sau ta không có sẵn có Nhận xét về cấu tạo của các định ngữ trong mỗi cụm danh từ. Ta / không có Ta / sẵn có - Cụm C - V làm định ngữ Giáo viên chỉ định học sinh đọc to và chậm ghi nhớ 1. Sách giáo khoa 3. Kết luận - SGK Hoạt động 2 Học sinh đọc kỹ các ví dụ sau II- Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. 1. Ví dụ: a. Chị Ba......vững tâm (Bùi Đức á) b. Khi bắt đầu.........rất hăng hái (Hồ Chí Minh) c. Chúng ta........thành công (Đặng Thai Mai) Xác định các cụm chủ vị làm thành phần câu. Gọi tên các thành phần trong V.D trên a. Chị Ba đến (CN) b..... Tinh thần rất hăng hái (VN) c..... Trời sinh ra lá sen........lá sen (BN) d..... CMT8 thành công (ĐN) a. CN b. V.N c. BN d. ĐN Giáo viên cho học sinh đọc to phần ghi nhớ SGK 3. Kết luận - ghi nhớ SGK III- Luyện tập Câu a: chỉ riêng những người chuyên môn (cụm chủ vị làm định ngữ) Câu b: Khuôn mặt đầy đặn (cụm CV làm V.N) c. Các cô gái vòng đỗ gánh (Cụm CV làm ĐN) hiện ra từng lá cốm cụm CV (đảo C - V) làm BN d. Một bàn tay đập vào vai (cụm CV làm CN) hắn giật mình (cụm CV làm bổ ngữ) 4. Củng cố GV: khái quát bài giảng 5. Hướng dẫn: Chuẩn bị tiết trả lời 6. Rút kinh nghiệm Tiết 103 Trả bài Kiểm tra tiếng việt Bài viết tập làm văn số 5 Kiểm tra văn học A- Mục tiêu bài học. 1. Qua việc nhận xét, trả và chữa 3 bài kiểm tra viết trong 3 tiết (90,95, 96) thuộc cả 3 phần môn tiếng Việt, Tập làm văn và Văn học giúp học sinh củng cố nhận thức và kỹ năng tổng hợp ngữ văn đã học ở học kỳ I và 5 tuần đầu học kỳ II lớp 7. Phân tích lỗi sai trong bài làm của bản thân, tự sửa chữa. B- Chuẩn bị. Giáo viên: soạn bài, chấm trả bài Học sinh: Nhận bài sửa chữa rút kinh nghiệm C- Tiến trình 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh 3. Nội dung Nhận xét ưu khuyết điểm bài tiếng việt + văn học Ưu điểm: học sinh đã làm đúng phần trắc nghiệm, xác định được đúng câu trả lời. Nhiều em viết rất sạch đẹp gọn gàng, diễn đạt và dùng từ lưu loát trong từng câu văn, đoạn văn. Cách sử dụng từ ngữ, đặt câu dựng đoạn và liên kết đoạn. Nhược điểm: Phần tự luận nhiều em viết chưa chính xác, rất sơ sài làm qua loa đại khái. Trình bày luộm thuộm, cẩu thả, chưa khoa học, chữ viết sai nhiều lỗi chính tả, viết tắt nhiều. Đọc bình giá: Giáo viên chọn mỗi phân môn 1 bài, 1 đoạn khá nhất Giao cho chính các học sinh đọc bài của mình Lời bình ngắn gọn của giáo viên và các bạn Chữa lỗi sai: Chọn bài nào nhiều lỗi sai điển hình phổ biến Giáo viên chữa mẫu 2 lỗi Học sinh tiếp tục sửa chữa cho nhau Bài viết tập làm văn số 5 Đề bài: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh. Học sinh tìm hiểu đề. a. Thể loại: Chứng minh một vấn đề VH hay XH? Dấu hiệu nào trong đề cho ta biết điều đó. b. Luận điểm cần chứng minh là gì, thể hiện ở câu, chữ nào? a. Nội dung. - Vấn đề giải quyết - chứng minh tương đối đúng hướng và triệt để, trọn vẹn thuyết phục chưa? - Có luận điểm nào xa đề, lạc đề, không chính xác không? - Các dẫn chứng đưa ra đã đảm bảo các tiêu chuẩn: chính xác, tiêu biểu, có được phân tích toàn diện không? - Các lý lẽ đưa ra có chặt chẽ và đủ sức thuyết phục người đọc không? có lý lẽ nào gượng ép, cứng nhắc, máy móc không? - Có rút ra được bài học sâu sắc và bổ ích cho bản thân không? b. Nghệ thuật nghị luận - hình thức trình bày. - Bố cục có cân đối hợp lý không? các phần mở, thân, kết có vừa rành mạch, vừa gắn bó không? - Cách sử dụng từ ngữ có phù hợp, có chính xác, có phạm vào các lỗi sáo rỗng, công thức hay không? - Có bao nhiêu câu cảm, câu hỏi bên cạnh, những câu kể, câu thuật, câu khẳng định, câu phủ định, câu chủ động và câu bị động. - Có bao nhiêu lỗi về câu? các loại lỗi gì? lý do mắc lỗi là gì? (viết theo lối quen hay không kịp đọc lại, không kịp sửa?). - Tự nhận xét về chữ viết trong bài làm, về các lỗi chính tả đã mắc, có mắc các lỗi về phụ âm s - x, l - n, ch - tr; các lỗi viết hoa lung tung, mất nét, viết tắt không?... - Tổng hợp nhận xét của học sinh, giáo viên nhận xét chung... - Giáo viên kết hợp với học sinh chọn đọc - bình 1 bài viết thành công nhất, lấy ý kiến nhận xét của học sinh, giáo viên bình ngắn gọn. 4. Củng cố. 5. Hướng dẫn Chuẩn bị bài giải thích 6. Rút kinh nghiệm Tiết 104 Tìm hiểu chung về phép luận giải thích A- Mục tiêu cần đạt. 1. Bước đầu nắm được mục đích, tính chất và yếu tố của kiểu bài văn nghị luận giải thích. 2. Tích hợp với phần văn: liên hệ đến các đoạn giải thích trong 4 văn bản nghị luận chứng minh đã học vừa ôn tập: với phần TV tiếp tục công việc các tiết trước. B- Chuẩn bị. Giáo viên: soạn bài Học sinh: đọc và soạn trước bài mới C- Tiến trình 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1 I- Mục đích và phương pháp giải thích Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích? - Nhu cầu giải thích của con người là vô cùng phong phú và đa dạng. Những sự vật, những hiện tượng lạ con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích xuất hiện. Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hàng ngày? VD: Vì sao có mưa? Tại sao lại có bão lụt? Vì sao lại có dịch bệnh? Tại sao bạn ấy lại giận mình? Tại sao dạo này bạn học kém hơn? - Muốn trả lời những câu hỏi “tại sao” ta phải chỉ ra nguyên nhân và lý do quy luật làm nảy sinh hiện tượng đó. Mốn trả lời những câu hỏi ấy phải có tri thức khoa học. Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lý lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người (ví dụ: thế nào là hạnh phúc, trung thực là gì? Có chí thì nên?...) - Trong văn nghị luận, giải thích là thao tác nhằm làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa một từ, một câu, một khái niệm... chúng thường tồn tại dưới một quan niệm đánh giá. - Muốn giải thích được thấu đáo thì người ta phải hiểu, phải học, phải có tri thức nhiều mặt. - Người ta thường sử dụng những lý lẽ và dẫn chứng hay nói cách khác là phải phân tích nội dung của vấn đề ấy. Học sinh đọc bài: “Lòng khiêm tốn” Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào? - Lòng khiêm tốn đã được giải thích thông qua những đoạn văn định nghĩa (có từ là) những đoạn văn chứng minh làm sáng tỏ khái niệm khiêm tốn. Bài văn đã làm sáng tỏ những khía cạnh cụ thể của lòng khiêm tốn thông qua liệt kê các biểu hiện: đối lập kẻ khiêm tốn và không khiêm tốn. Cuối cùng là “tóm lại” để đánh giá tổng quát. Để tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính.... Đó có phải là cách giải thích không? - Khái niệm “Lòng khiêm tốn” - Khiêm tốn là biểu hiện của những con người đúng đắn. - Khiêm tốn là tính nhã nhặn Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận. Theo em cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không? - Những biểu hiện liệt kê, đối lập ở bài văn là cách giải thích sinh động phong phú tạo nên chất lượng cao cho tác phẩm. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn là của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không? - Việc (giải) chỉ ra cái lợi, cái hại và nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung của bài giải thích. Điều này làm cho vấn đề giải thích có ý nghĩa thực tế với người đọc. Lập luận giải thích? Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK Ghi nhớ SGK Hoạt động 2 Học sinh đọc văn bản: “Lòng nhân đạo” II- Luyện tập Vấn đề được giải thích? Phương pháp giải thích? - Là “lòng nhân đạo” + Nêu định nghĩa Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người. Đặt câu hỏi: Thế nào là biết thương người? Và thế nào là lòng nhân đạo? Kể những biểu hiện: Ông lão hành khất Đứa bé nhặt từng mẩu bánh Mọi người xót thương Đối chiếu lập luận bằng cách đưa ra câu hỏi của Thánh Găng-đi 4. Củng cố giáo viên khái quát toàn bài 5. Hướng dẫn Chuẩn bị bài: Sống chết mặc bay 6. Rút kinh nghiệm. Tiết 105-106 Sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn A- Mục tiêu bài học Giúp học sinh: hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn: Sống chết mặc bay. B- Chuẩn bị Giáo viên: Soạn bài + SGK + tài liệu hướng dẫn Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK C- Tiến trình 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra: thế nào là lập luận giải thích 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1 I- Tác giả - tác phẩm 1. Tác giả Phạm Duy Tốn (1883-1924). Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyền ngắn hạn đại. 2. Tác phẩm: T.phẩm thành công nhất. Hoạt động 2 II- Đọc hiểu cấu trúc văn bản Quan sát chuyện sống chết mặc bay hãy cho biết: a. Chuyện kể về sự kiện gì. Nhân vật chính của sự kiện đó là ai? Sự kiện và nhân vật đó được tổ chức trong một cốt truyện mấy phần. 1. Đọc 2. Cấu trúc văn bản - Vỡ đê - Quan phụ mẫu 3 phần P1: từ đầu đến không khéo Thì vỡ mất P2: Cảnh trên đê và trong đình trước khi đê vỡ P3: Đoạn còn lại Cảnh đê vỡ Theo em, hai bức tranh trong SGK được vẽ với dụng ý gì? - Minh hoạ nội dung chính của truyện - Tạo hai cảnh trái ngược, làm nổi bật tư tưởng phê phán bọn quan lại ăn chơi vô trách nhiệm trong khi dân đang ra sức cứu đê. Hoạt động 3 III- Đọc - hiểu nội dung văn bản Theo dõi phần đầu văn bản “sống chết mặc bay”, cho biết: 1. Cảnh đê sắp vỡ a. Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết không gian, thời gian địa điểm nào? Thời gian: gần 1h đêm Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to Địa điểm: Khúc sông làng X thuộc phủ X hai ba đoạn đã thẩm lậu. Các chi tiết đó gợi một cảnh tượng như thế nào? - Đêm tối, mưa to không ngớt, nước sông dâng nhanh có nguy cơ làm đê vỡ. Tên sông được nói cụ thể (sống Nhị Hà) nhưng tên làng tên phủ được ghi bằng ký hiệu (làng X thuộc phủ X). Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả. - Tác giả muốn bạn đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta. Trong truyện này, phần mở đầu có vai trò “thắt nút” ý nghĩa “thắt nút” ở đây là gì? - Tạo tình huống có vấn đề (đê sắp vỡ) để từ đó, các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra. 2. Cảnh trên đê và trong đình khi đê vỡ a, Cảnh trên đê. Cảnh tượng trên đê trước khi đê vỡ được miêu tả trong đoạn văn nào? Đoạn từ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người đến khúc đê này hỏng mất. Cảnh được tả bằng những chi tiết hình ảnh và âm thanh điển hình nào? - Hình ảnh: kẻ thì thuổng.... lướt thướt như chuột lột. - Âm thanh: trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau,... Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc - Nhiều từ láy tượng hình (bì bõm, lướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn) - Kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than ôi, lo thay, nguy thay) Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ cách miêu tả này? - Hối hả, chen chúc, nhếch nhác, thảm hại. Đặt trong nội dung truyện sống chết mặc bay, đoạn tả cảnh trên đê trước khi đê vỡ có ý nghĩa gì? - Dựng cảnh dân đang lo chống chọi với nước đê cứu đê. - Chuẩn bị cho sự xuất hiện cảnh tượng trái ngược sẽ diễn ra ở trong đình. b. Cảnh trong đình trước khi đê vỡ. Theo dõi đoạn văn kể chuyện trong đình hãy cho biết những chuyện gì đang xảy ra ở đây?. Chuyện quan phủ được hầu hạ Quan phủ chơi tổ tôm Quan phủ nghe tin đê vỡ Trong đoạn văn kể chuyện quan phủ được hầu hạ. Tác giả đã dùng những chi tiết nào về chân dung đồ vật để dựng hình ảnh quan phủ. - Uy nghi, chễm chện ngồi, tay trái tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà ở dưới đất mà gãi. - Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi trong ngăn bạc đầy những trầu vàng... hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng. Các chi tiết đó tạo hình ảnh một viên quan phụ mẫu như thế nào? Hình ảnh quan phụ mẫu nhàn nhã hưởng lạc trong đình T ngược với hình ảnh nào ngoài đê. - Mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít... trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê... - Béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng lạc, hách dịch. Trong nghệ thuật, đặt hai cảnh trái ngược nhau như thế gọi là biện pháp tương phản. Theo em phép tương phản có tác dụng gì? Theo dõi tiếp đoạn văn kể chuyện quan phủ đánh tổ tôm và cho biết: Hình ảnh quan phủ nổi lên qua những chi tiết điển hình nào về cử chỉ và lời nói. Cử chỉ: Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung dài, mắt đang mải trông đĩa mọc... - Lời nói: tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc” tiếng quan lớn truyền “ừ”. - Có người khẽ nói: Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt, gắt rằng: Mặc kệ! Trong khi miêu tả và kể chuyện này, tác giả đã có những lời bình luận và biểu cảm nào? - Này này đê vỡ mặc ai...nhiều đường thú vị - Than ôi! Cứ như..... đồng bào huyết mạch Kết hợp miêu tả, kể chuyện bằng tương phản với những lời bình luận biểu cảm đã mang lại hiệu quả gì cho đoạn truyện này. - Làm nổi rõ tính cách bất nhân của quan phủ - Gián tiếp phản ánh tình cảnh thê thảm của dân. - Bộc lộ thái độ mỉa mai phê phán của tác giả. Theo dõi đoạn văn kể chuyện quan phủ khi nghe tin đe vỡ và cho biết: Hình thức ngôn ngữ nổi bật ở đây là gì? Ngôn ngữ đối thoại. Những câu đối thoại nào đắt nhất, qua đó tính cách quan phụ mẫu được bộc lộ. - Khi có tin báo đê vỡ: đê vỡ rồi!...đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày thời ông bỏ tù chúng mày! có biết không. - Khi chơi bài: ù thông tôm, chi chi nảy!.... Điếu này! Tương phản nổi bật trong đoạn truyện này là chi tiết nào? - Hình ảnh người nhà quê, mình mẩy lấm láp áo quần ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời “Bẩm.... Quan lớn đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng: “Đê vỡ rồi... thời ông cách cổ chúng mày”. - Làm rõ tính cách hưởng lạc của quan phủ và thảm cảnh của người dân. - Góp phần ý nghĩa phê phán truyện Sống chết mặc bay. Cách dùng ngôn ngữ đối thoại và tương phản ở đây có tác dụng gì? - Khắc hoạ thêm tính cách tàn nhẫn vô lương tâm của quan phụ mẫu. - Tố cáo bọn quan lại có quyền lực thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng con người. Học sinh theo dõi đoạn cuối văn bản 3. Cảnh vỡ đê Tác giả đã kết hợp ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ biểu cảm như thế nào? - Ngôn ngữ miêu tả: khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết. - Ngôn ngữ biểu cảm: kẻ sống không chỗ ở... kể sao cho xiết! Tác dụng của cách dùng ngôn ngữ này? - Vừa gợi tả cảnh tượng lụt do đê vỡ vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả. (học sinh thảo luận) IV- đọc - hiểu ý nghĩa văn bản Cảm nhận của em về giá trị của truyện Sống chết mặc bay trên các phương diện: Nội dung phản ánh hiện thực? Nội dung nhân đạo? Đặc sắc nghệ thuật? - Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống cơ cực thê thảm của người dân trong xã hội cũ. - Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mệnh dân thường. Cảm thương thân phận người dân bị rẻ rúng. - Xây dựng nhân vật bằng nhiều hình thức ngôn ngữ nhất là đối thoại. Tác giả Phạm Duy Tốn (là t/g) sống cách chúng ta hơn nửa thế kỷ. Từ truyện “sống chết mặc bay”, em hiểu gì về nhà văn? - Là người am hiểu đời sống hiện thực nước ta trước cách mạng tháng 8. - Là người có tình cảm yêu ghét phân minh (thông cảm với người nghèo căm ghét kẻ có quyền lực). - Là người dùng văn để bênh vực người nghèo, lột mặt bọn quan lại vô lương tâm. 4. Củng cố Học sinh: đọc lại phần nghi nhớ 5. Hướng dẫn: Chuẩn bị bài: cách lập luận văn giải thích 6. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: