Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính

BÀI 26

TIẾT 1055: VĂN BẢN.

SỐNG CHẾT MẶC BAY

 (Phạm Duy Tốn)

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay.

- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật của truyện ngắn.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu, với phần Tập làm văn ở bài Cách làm bài văn lập luận giải thích.

3. Kĩ năng:

- Đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp.

B- CHUẨN BỊ:

1- Giáo viên: SGK+ giáo án + Tài liệu tham khảo.

2- Học sinh: Đọc + soạn bài mới.

C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức:

 Kiểm diện: 7A 7D

2- Kiểm tra bài cũ:

GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27 - Nguyễn Hồng Nhung - Trường THCS Kim Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 27 	
	 Ngày soạn: 11/03/2007
Bài 26
Tiết 1055: Văn bản.
Sống chết mặc bay
	(Phạm Duy Tốn)
A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay.
- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật của truyện ngắn.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu, với phần Tập làm văn ở bài Cách làm bài văn lập luận giải thích.
3. Kĩ năng:
- Đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp.
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: SGK+ giáo án + Tài liệu tham khảo.
2- Học sinh: Đọc + soạn bài mới.
C- Tiến trình lên lớp
 	1. ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7A	7D
2- Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3- Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	GV: Thể loại văn xuôi truyện ngắn xuất hiện ở nước ta đã từ lâu. Đó là những truyện ngắn trung đại viết bằng chữ Hán. Chẳng hạn, truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng,  mà chúng ta đã học ở lớp 6. Truyện ngắn hiện đại ở Việt Nam bắt đầu hình thành chủ yếu từ đầu thế kỉ XX. Tác phẩm được coi mở đầu là Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, người Nam Bộ, in năm 1887. Vào những năm 20 thế kỉ XX, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn ở trong nước, Nguyễn ái Quốc ở pháp, được coi là những tác giả có những thành tựu đầu tiên về thể loại này.
	Sống chết mặc bay như bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
Hoạt động 2: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
GV: Yêu cầu HS đọc chú thích (ả) - SGK.
? Nêu một vài nét về tác giả Phạm Duy Tốn ?
? Vị trí của truyện ngắn trong văn nghiệp của Phạm Duy Tốn ?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả (1883 - 1924).
- Nguyên quán: Phượng Vũ - Thường Tín - Hà Tây.
- Sinh quán: Đông Thọ (Hàng Dỗu - Hà Nội)
- Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.
2. Tác phẩm:
- Được coi là tác phẩm thành công nhất của Phạm Duy Tốn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu thể loại, bố cục.
GV: Nêu yêu cầu đọc: chú ý phân biệt các giọng đọc.
GV: Gọi 2 HS đọc.
GV: Nhận xét cách đọc của HS.
? Văn bản thuộc thể loại nào ?
? Tìm bố cục của truyện ngắn ?
? Trong tác phẩm trọng tâm miêu tả thuộc đoạn nào ?
- Đoạn 2.
? Đọc kĩ toàn truyện, theo dõi mạch truyện từ đầu đến cuối, chúng ta thấy tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào ?
- Đối lập và tăng cấp:
+ Đối lập và tăng cấp giữa sức trời và sức người.
+ Đối lập và tăng cấp giữa cảnh hộ đê ngoài đình của dân phu và cảnh hộ đê trong đình của quan phụ mẫu và đám nha lại.
II - Đọc, tìm hiểu thể loại, bố cục.
1. Đọc
2. Tìm hiểu thể loại, bố cục.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
+ Phần 2: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê”.
+ Phần 3: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
Hoạt động 4: Hướng dẫn phân tích chi tiết.
II- Phân tích chi tiết:
Theo dõi phần đầu văn bản “sống chết mặc bay”, cho biết:
1. Cảnh đê sắp vỡ
? Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết không gian, thời gian địa điểm nào?
- Thời gian: gần 1h đêm
- Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to
- Địa điểm: Khúc sông làng X thuộc phủ X hai ba đoạn đã thẩm lậu.
? Các chi tiết đó gợi một cảnh tượng như thế nào?
- Đêm tối, mưa to không ngớt, nước sông dâng nhanh có nguy cơ làm đê vỡ.
Tên sông được nói cụ thể (sống Nhị Hà) nhưng tên làng tên phủ được ghi bằng ký hiệu (làng X thuộc phủ X). Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả.
- Tác giả muốn bạn đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta.
? Trong truyện này, phần mở đầu có vai trò “thắt nút” ý nghĩa “thắt nút” ở đây là gì?
ị Tạo tình huống có vấn đề (đê sắp vỡ) để từ đó, các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra.
4. Củng cố:
GV: Gọi 2 HS lên bảng tóm tắt tác phẩm.
GV: - Giải thích định nghĩa về phép tăng cấp.
 - Phân tích qua cho HS thấy phép tăng cấp trong truyện ngắn:
* Với cảnh người dân hộ đê, phép tăng cấp trong cách miêu tả:
+ Cảnh trời mưa mỗi lúc một nhiều, dồn dập.
+ Mực nước sông mỗi lúc một dâng cao.
+ Âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ.
+ Sức người mỗi lúc một đuối.
+ Nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần và cuối cùng đã đến.
* Với cảnh quan phủ cùng nha lại đánh bài tổ tôm trong đình, phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mê tổ tôm gắn với bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng:
+ Mê bài bạc do không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ đê đã đành, khi trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì thì độ mê mải bài bạc đã quá lớn. 
+ Đến khi có người dân phu vào báo tin đê vỡ, vẫn thờ ơ, lại lên giọng quát nạt bọn tay chân, rồi quay lại tiếp tục đánh tổ rôm cho đến lúc “ù, thông tôm, chi chi nảy” trong một niềm vui sướng cực độ và phi nhân tính - nói như tác giả là “lòng lang dạ thú”.
GV: Phép tăng cấp trong nghệ thuật ở truyện ngắn này có tác dụng làm rõ thêm tâm lí, tính cách xấu xa của nhân vật là như thế.
5- Hướng dẫn về nhà: 	
- Học thuộc Ghi nhớ SGK.
	- Làm bài tập 1 - SGK 
	- ÔN tập để chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
D - Rút kinh nghiệm:
	Ngày soạn: 12/03/2007
Tiết 106: Văn bản
Sống chết mặc bay (tiếp)
	(Phạm Duy Tốn)
A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay.
- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật của truyện ngắn.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu, với phần Tập làm văn ở bài Cách làm bài văn lập luận giải thích.
3. Kĩ năng:
- Đọc, kể, tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp.
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: SGK+ giáo án + Tài liệu tham khảo.
2- Học sinh: Đọc + soạn bài mới.
C- Tiến trình lên lớp
 	1. ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7A	7D
2- Kiểm tra bài cũ:
? Tóm tắt truyện ngắn “Sống chết mặc bay” và nêu những chi tiết trong cảnh đê sắp vỡ ? Tác dụng của những chi tiết ấy đối với truyện ngắn ?
* Cảnh đê sắp vỡ
- Thời gian: gần 1h đêm
- Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to
- Địa điểm: Khúc sông làng X thuộc phủ X hai ba đoạn đã thẩm lậu.
ị Tạo tình huống có vấn đề (đê sắp vỡ) để từ đó, các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra.
3- Bài mới:
Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích chi tiết (Tiếp).
II- Phân tích chi tiết:
2. Cảnh trên đê và trong đình khi đê vỡ
a, Cảnh trên đê.
? Cảnh tượng trên đê trước khi đê vỡ được miêu tả trong đoạn văn nào?
- Đoạn từ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người đến khúc đê này hỏng mất.
? Cảnh được tả bằng những chi tiết hình ảnh và âm thanh điển hình nào?
- Hình ảnh: kẻ thì thuổng.... lướt thướt như chuột lột.
- Âm thanh: trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau,...
? Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc sắc ?
? Một cảnh tượng như thế nào được gợi lên từ cách miêu tả này?
- Hối hả, chen chúc, nhếch nhác, thảm hại của người dân.
? Cảnh tượng ấy muốn nói lên điều gì ?
GV: Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân.
đ Nhiều từ láy tượng hình (bì bõm, lướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn)
đ Kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than ôi, lo thay, nguy thay)
ị Cảnh tượng hộ đê nhốn nháo, căng thẳng.
ị Sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước.
? Đặt trong nội dung truyện sống chết mặc bay, đoạn tả cảnh trên đê trước khi đê vỡ có ý nghĩa gì?
- Dựng cảnh dân đang lo chống chọi với nước đê cứu đê.
- Chuẩn bị cho sự xuất hiện cảnh tượng trái ngược sẽ diễn ra ở trong đình.
b. Cảnh trong đình trước khi đê vỡ.
? Theo dõi đoạn văn kể chuyện trong đình hãy cho biết những chuyện gì đang xảy ra ở đây?.
Chuyện quan phủ được hầu hạ
 Quan phủ chơi tổ tôm
 Quan phủ nghe tin đê vỡ
? Trong đoạn văn kể chuyện quan phủ được hầu hạ. Tác giả đã dùng những chi tiết nào về chân dung đồ vật để dựng hình ảnh quan phủ ? 
- Quan phủ uy nghi, chễm chện ngồi, tay trái tựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà ở dưới đất mà gãi.
- Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi trong ngăn bạc đầy những trầu vàng... hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng.
? Các chi tiết đó tạo hình ảnh một viên quan phụ mẫu như thế nào?
đ Béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng lạc, hách dịch.
đ Tương phản: quan phụ mẫu nhàn nhã hưởng lạc trong đình ủỏ Mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít... trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê.
? Theo em phép tương phản ấy có tác dụng gì ?
GV: Yêu cầu HS theo dõi tiếp đoạn văn kể chuyện quan phủ đánh tổ tôm và cho biết:
? Hình ảnh quan phủ hiện lên qua những chi tiết điển hình nào về cử chỉ và lời nói ?
? Trong khi miêu tả và kể chuyện này, tác giả đã có những lời bình luận và biểu cảm nào?
- Này này đê vỡ mặc ai...nhiều đường thú vị
- Than ôi! Cứ như..... đồng bào huyết mạch
? Kết hợp miêu tả, kể chuyện bằng tương phản với những lời bình luận biểu cảm đã mang lại hiệu quả gì cho đoạn truyện này.
GV: Theo dõi đoạn văn kể chuyện quan phủ khi nghe tin đe vỡ và cho biết:
? Hình thức ngôn ngữ nổi bật ở đây là gì?
- Ngôn ngữ đối thoại.
- Những câu đối thoại nào đắt nhất, qua đó tính cách quan phụ mẫu được bộc lộ.
- Khi có tin báo đê vỡ: đê vỡ rồi!...đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày thời ông bỏ tù chúng mày! có biết không.
- Khi chơi bài: ù thông tôm, chi chi nảy!.... Điếu này!
? Tương phản nổi bật trong đoạn truyện này là chi tiết nào?
- 
ị Làm rõ tính cách hưởng lạc của quan phủ và thảm cảnh của người dân.
ị Góp phần tăng ý nghĩa phê phán của truyện Sống chết mặc bay.
- Cử chỉ: Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung dài, mắt đang mải trông đĩa mọc...
- Lời nói: tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc” tiếng quan lớn truyền “ừ”.
- Có người khẽ nói: Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
- Ngài cau mặt, gắt rằng: Mặc kệ!
 đ Làm nổi rõ tính cách bất nhân của quan phủ
đ Gián tiếp phản ánh tình cảnh thê thảm của dân.
đ Bộc lộ thái độ mỉa mai phê phán của tác giả.
đ Tương phản: Hình ảnh người nhà quê, mình mẩy lấm láp áo quần ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời “Bẩm... ủỏ Quan lớn đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng: “Đê vỡ rồi... thời ông cách cổ chúng mày”.
? Cách dùng ngôn ngữ đối thoại và tương phản ở đây có tác dụng gì?
 ị Khắc hoạ thêm tính cách tàn nhẫn vô lương tâm của quan phụ mẫu.
ị Tố cáo bọn quan lại có quyền lực thờ ơ vô trách nhiệm với tính mạng con người.
Học sinh theo dõi đoạn cuối văn bản
3. Cảnh vỡ đê
? Tác giả đã kết hợp ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ biểu cảm như thế nào?
- Ngôn ngữ miêu tả: khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết.
- Ngôn ngữ biểu cảm: kẻ sống không chỗ ở... kể sao cho xiết!
? Tác dụng của cách dùng ngôn ngữ này?
đ Vừa gợi tả cảnh tượng lụt do đê vỡ vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
? Đặc sắc nghệ thuật?
? Cảm nhận của em về giá trị của truyện Sống chết mặc bay trên các phương diện:
? Nội dung phản ánh hiện thực?
? Nội dung nhân đạo?
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật bằng nhiều hình thức ngôn ngữ nhất là đối thoại.
- Vận dụng kết hợp thành công 2 phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
- Câu văn sáng gọn, sinh động.
 2. Nội dung:
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của người dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú”.
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
4- Củng cố:	
	? Tác giả Phạm Duy Tốn (là t/g) sống cách chúng ta hơn nửa thế kỷ. Từ truyện “sống chết mặc bay”, em hiểu gì về nhà văn?
- Là người am hiểu đời sống hiện thực nước ta trước cách mạng tháng 8.
- Là người có tình cảm yêu ghét phân minh (thông cảm với người nghèo căm ghét kẻ có quyền lực).
- Là người dùng văn để bênh vực người nghèo, lột mặt bọn quan lại vô lương tâm.
5- Hướng dẫn về nhà: 	
- Học thuộc Ghi nhớ SGK.
	- Làm bài tập 1 - SGK 
	- ÔN tập để chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
D. rút kinh nghiệm.
	Ngày soạn: 15/03/2007
Tiết 107: Tập làm văn.
 Cách làm bài văn lập luận giải thích.
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	- Giúp học sinh: nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích. Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
	2. Tích hợp với phần Văn ở văn bản Sống chết mặc bay; với phần Tiếng Việt ở bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
	3. Kĩ năng:
	- Tiếp tục rèn một số kĩ năng: tìm hiểu đầu bài, tìm ý, lập dàn ý, phát triển dàn ý thành đoạn và bài văn.
B- Chuẩn bị:
	1- Giáo viên: Giáo án + tài liệu.
	2- Học sinh: Soạn theo SGK.
C- tiến trình lên lớp:
	1- ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7A	7D
	2- Kiểm tra bài cũ:
	? Thế nào là phép lập luận giải thích ? Người ta thường giải thích bằng những cách gì ?
	ã Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ, cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
ã Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,  của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
3- Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận giải thích. 
Giáo viên chép bài lên bảng:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
I- Các bước làm bài văn lập luận giải thích
? Đề yêu cầu gì?
- Giải thích một câu tục ngữ
? Đối với câu tục ngữ cần làm rõ nghĩa như thế nào?
? Để hiểu nghĩa của câu tục ngữ ta phải làm gì?
- Tra từ điển để hiểu nghĩa sự khôn ngoan là do từng trải.
? Cần giải thích câu tục ngữ sâu hơn ntn?
? Tìm những thành ngữ, những câu tục ngữ tương tự ý nghĩa.
- Đi cho biết đó biết đây.
- ếch ngồi đáy giếng.
? Mở bài?
? Thân bài?
? Kết bài?
GV: Hướng dẫn HS hoạt động.
Giáo viên: cho học sinh đọc kỹ phần ghi nhớ SGK
1. Tìm hiểu đề.
- Nghĩa đen: đi một ngày sẽ mở mang kiến thức và sự hiểu biết.
- Nghĩa bóng: Đúc kết một kinh nghiệm: Sự khôn ngoan là do từng trải.
+ quan hệ giữa nghĩa đen đến nghĩa bóng
+ nội dung lời khuyên hướng tới khát vọng của người nông dân.
2. Lập dàn ý.
a) Mở bài:
Đề cao sự cần thiết và vai trò to lớn của việc đi vài cuộc sống để mở mang hiểu biết đối với con người.
b) Thân bài:
- Đi một ngày đàng là đi đâu ?
- Một sàng khôn là gì ?
- Đi như thế nào ?
- Học như thế nào ?
c) Kết bài:
Khẳng định ý nghía của câu tục ngữ.
3. Viết bài.
a. Tập viết mở bài theo 3 cách:
- Trực tiếp
- Đối lập hoàn cảnh hạn hẹp của người nông dân xưa với khát vọng mở rộng tri thức.
- Từ chung tới riêng
+ Có nhiều câu tục ngữ, ca dao cùng đề tài.
+ Đây là câu thấm thía nhất
b. Thân bài:
Nên có 3 đoạn bởi có 3 nghĩa
1. nghĩa đen
Là một kinh nghiệm
Đi ngày đàng thời xưa, chỉ có thể chừng 40, 50km, có nghĩa là đến một địa phương làng, xác khác.
- Đi xa như vậy mới học được những điều mới mẻ.
2. nghĩa bóng
- Là quy luật: đi xa nếu chịu học thì trí được khôn ra.
- Những cuộc tham quan du lịch giúp chúng ta “khôn” ra rất nhiều
3. nghĩa sâu.
- Thể hiện khát vọng của người nông dân xưa
- Là lời khích lệ, ước vọng thầm kín
4. Đọc lại và sửa chữa.
- Sửa phần bố cục
- Sửa ý nghĩa ba phần đã phù hợp với đề bài chưa
- Sửa từ, câu, đoạn văn
* Ghi nhớ:
ã Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
ã Dàn bài:
- Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích,
- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
ã Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
? Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài trên ?
II. Luyện tập.
Nhân dân ta ngày xưa đã đúc kết kinh nghiệm về việc “học khôn” cho chúng ta. Nếu đi nhiều, học hỏi nhiều thì túi khôn cũng sẽ nhiều. Đó là khát vọng được mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết nhưng cũng là một con đường học khôn thật hấp dẫn, thật tự nhiên. Hãy tiếp xúc nhiều và sàng lọc những điều khôn, kiến văn của chúng ta dồi dào hơn, sâu sắc hơn.
4. Củng cố:
	- GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ (SGK).
	- GV: Chốt lại những ý chính.
	5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Xem trước các bài tập chuẩn bị cho tiết sau.
d. rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 26/1/2007
Tiết 84:Tập làm văn.
Luyện tập lập luận giải thích - viết bài tập làm văn số 6 ở nhà.
A- Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	- Qua luyện tập giúp cho HS hiểu sâu thêm về khái niệm lập luận giải thích.
	2. Tích hợp với phần Văn ở văn bản Sống chết mặc bay; với phần Tiếng Việt ở bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
	3. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng lập luận điểm, luận cứ và lập luận.
B- Chuẩn bị:
	1- Giáo viên: Giáo án + tài liệu.
	2- Học sinh: Soạn theo SGK.
C- tiến trình lên lớp:
	1- ổn định tổ chức:
	Kiểm diện: 7A	7D
	2- Kiểm tra bài cũ:
? Bố cục bài văn lập luận giải thích gồm mấy phần ? Những yêu cầu đối với bài văn giải thích là gì ?
- Bố cục bài văn lập luận giải thích có 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích,
- Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
ã Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.
	3- Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
I- Chuẩn bị ở nhà
Giáo viên cho học sinh ghi và đọc lại đề bài SGK
Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
hãy tìm các từ then chốt trong đề và chỉ ra các ý quan trọng cần được giải thích?
+ Sách là gì?
Em hãy suy nghĩ về hình ảnh “ngọn đèn sáng bất diệt” tìm ra nghĩa bóng của nó và cho biết vì sao sách là ngọn đèn bất diệt?
Trí tuệ là gì?
Lập dàn bài
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Sách mãi mãi là nơi lưu giữ trí tuệ con người
Hình thức của nó
Nội dung của nó
 Soi sáng mãi mãi cho trí tuệ con người
A- Mở bài
- Loài người phát triển gắn với những thành tựu trí tuệ.
- Sách là nơi lưu giữ những thành tựu đó
- Vì thế có nhà văn nói (câu nói)
B- Thân bài
(1) Hình ảnh ngọn đèn sáng bất diệt là ánh sáng soi rọi mãi mãi. Vì thế sách mãi mãi làm cho trí tuệ con người được soi rọi sáng sủa.
(2) Nói tới sách là nói tới trí tuệ con người
- Đây là hình thức lưu giữ trí thức từ xưa đến nay.
- Nội dung của nó là tri thức phong phú và sâu sắc của con người.
Dẫn chứng?
(3) Những dẫn chứng cho thấy sách là trí tuệ bất diệt:
- Những tác phẩm ghi lại truyện ở dân gian, ca dao, dân ca của nhân dân ta.
- Những tác phẩm khoa học vô giá của các nhà khoa học, những tác phẩm văn chương của các nhà văn.
- Sách giáo khoa là sự kết tinh những cuốn sách mang trí tuệ con người.
(4) Hiểu thêm câu nói thông qua những câu nói khác về sách chẳng hạn: “Sách mở ra những chân trời mới cho mọi người”.
Kết bài:
Tình cảm thái độ của em với sách, với lời câu nói trên.
II- Thực hành trên lớp.
	Nếu có thời gian viết ngay đoạn văn trên lớp. Rồi gọi một số em đọc đoạn văn đã viết cho các em đánh giá, góp ý, sau đó giáo viên nhận xét góp ý tổng kết đúc rút kinh nghiệm (nếu không có thời gian cho các em viết ở nhà).
4. Củng cố:
GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về văn lập luận giải thích.
5. Hướng dẫn về nhà:
Viết bài tập làm văn số 6
Văn lập luận giải thích (ở nhà)
Đề bài: Em hiểu như thế nào về lời khuyên của nhân dân thể hiện trong câu ca dao.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
GV: Nêu yêu cầu:
1. “Em hiểu như thế nào” là kiểu bài yêu cầu học sinh trình bày cách hiểu của mình về một vấn đề nào đó.
2. Đối với câu ca dao này cần giải thích hình ảnh ẩn dụ nhân hoá bầu và bí trong mối liên quan khác nhau và chung nhau. Bầu và bí là hai loại cây trái khác vê giống nhưng lại cùng loài. Ngoài sự chung giàn, bầu và bí còn chung loài, chung điều kiện sống.
- Tại sao bầu phải thương bí? Vì bầu và bí cùng loài, cùng điều kiện sống, cùng nương tựa vào nhau, cùng gần gũi.
- Như vậy câu ca dao muốn khuyên người ta đoàn kết, thương yêu đùm bọc dù khác nhau về tính cách, hoàn cảnh, điều kiện riêng. Bài ca dao nhấn mạnh đến cái chung, đến sự thương yêu đoàn kết. Tuy chỉ kêu gọi bầu bí, nhưng mở rộng ra là người này thương yêu người kia và ngược lại.
- Lời khuyên trên là một lời khuyên sáng suốt, xuất phát từ truyền thống đoàn kết, tinh thần nhân ái của dân tộc ta. Nó được thực tế lịch sử khẳng định.
Học sinh tự lập dàn bài và viết bài ở nhà.
d. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_27_nguyen_hong_nhung_truong_thcs_kim.doc